Bệnh huyết trắng là căn bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ. Nếu không được điều trị tích cực, bệnh có thể làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng như đời sống tình dục ở phụ nữ. Vậy bệnh huyết trắng làm sao hết và cần kiêng ăn gì?
Nội dung trong bài viết
Bệnh huyết trắng là gì?
Huyết trắng là dịch tiết âm đạo bình thường giữ cho các mô âm đạo khỏe mạnh, tạo ra chất bôi trơn, có khả năng bảo vệ, chống lại sự nhiễm trùng và kích ứng. Huyết trắng giúp độ ẩm trong âm đạo được cân bằng, bảo vệ đường sinh dục của nữ, tạo môi trường cho tinh trùng di chuyển và đào thải chất lỏng hoặc các tế bào ra ngoài.
Việc sản xuất dịch tiết âm đạo có thể khác nhau ở mỗi phụ nữ, độ đặc và hình dạng của chúng có thể thay đổi khác nhau dựa vào nhiều yếu tố như chu kỳ kinh nguyệt, kích thích tố, thai kỳ hoặc các vấn đề về nhiễm trùng,…
Bệnh huyết trắng là những thay đổi bất thường của dịch tiết âm đạo như:
- Thay đổi màu sắc: màu vàng, xanh lá cây hoặc là xám.
- Huyết trắng có màu sắc và độ đặc giống như pho mát.
- Huyết trắng có bọt hoặc sủi bọt.
- Huyết trắng có mùi tanh như mùi cá, mùi men hoặc mùi khác.
- Có màu nâu hoặc nhuốm máu.
- Người bệnh khi bị bệnh huyết trắng có thể cảm thấy ngứa, sưng, rát hoặc đau âm đạo.
Nguyên nhân gây bệnh huyết trắng
Theo các bác sĩ, bệnh huyết trắng gây ra bởi sự cân bằng của các vi khuẩn trong âm đạo bị xáo trộn bởi các nguyên nhân như thụt rửa quá sâu, sử dụng xà phòng hoặc nước xịt thơm cho vùng kín, thường xuyên quên không thay băng vệ sinh.
Ngoài ra, nguyên nhân của bệnh làm thay đổi các vi sinh vật trong âm đạo cũng như độ pH âm đạo thay đổi có thể do một số bệnh lý khác gây nên như sau:
- Bệnh nhiễm khuẩn âm đạo (khí hư ra nhiều, có màu xám/vàng, mùi khó chịu hoặc tanh/hôi và ngứa): độ pH âm đạo mất cân bằng khiến vi khuẩn phát triển mạnh và gây ra tình trạng viêm nhiễm và hình thành nên bệnh huyết trắng. Có nhiều trường hợp bệnh phát triển do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào thông qua việc vệ sinh không đúng cách, thụt rửa âm đạo hoặc quan hệ tình dục không an toàn,…
- Nhiễm nấm Candida Albicans (khí hư có màu trắng đục, vón cục như bã đậu/phô mai và gây ngứa rát,…): đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh phụ khoa ở phụ nữ, trong đó có bệnh huyết trắng. Bệnh này xảy ra do độ pH thay đổi, dùng kháng sinh trong thời gian dài, bà bầu, người bị bệnh về tủy xương,…
- Bệnh trùng roi Trichomonas: đây là nguyên nhân gây bệnh huyết trắng thường gặp nhất. Phụ nữ có thể nhiễm trùng roi do nguồn nước sử dụng vệ sinh vùng kín không đảm bảo vệ sinh. Từ đó khiến huyết trắng ra nhiều hơn, có màu vàng/xanh, loãng, có bọt, gây ngứa và có thể có mùi khó chịu,…
- Bệnh lậu và chlamydia: là những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể tiết dịch bất thường màu vàng, hơi xanh hoặc có màu đục.
- Bệnh viêm vùng chậu (PID) (bệnh nhiễm trùng lây lan qua đường quan hệ tình dục): xảy ra khi vi khuẩn lây lan từ âm đạo đến các cơ quan sinh sản khác và tiết dịch lỏng hoặc có mùi hôi.
Bên cạnh đó, bệnh huyết trắng có thể bị gây ra bởi các bệnh về đường sinh dục hoặc bệnh lý về tử cung như viêm lộ tuyến tử cung (khí hư nhiều, màu sữa đục, dính, có mùi hôi), u xơ tử cung (khí hư nhiều, thường có lẫn máu hoặc mủ, chảy máu âm đạo, kinh nguyệt không đều), ung thư cổ tử cung, teo âm đạo,…
Bệnh huyết trắng kiêng ăn gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng có tác động đến sự phát triển của bệnh huyết trắng. Để làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và mùi hôi, phụ nữ nên kiêng một số loại thực phẩm sau:
- Đồ ngọt, bánh kẹo hoặc đồ tráng miệng nhiều đường: khiến nhiệt độ tại âm đạo tăng lên, tạo môi trường, tạo điều kiện cho huyết trắng ra nhiều hơn và khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng.
- Không nên ăn các loại nấm khi bị huyết trắng do nấm gây ra.
- Thực phẩm cay, nóng và các loại gia vị gây mùi như tiêu, tỏi, ớt, hành, sả gây mất cân bằng trong môi trường âm đạo và khiến phụ nữ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, khí hư ra nhiều hơn.
- Thực phẩm chiên, rán chứa nhiều dầu mỡ có thể làm độ pH âm đạo biến đổi và tăng nhiệt độ.
- Tuyệt đối không tiêu thụ rượu bia, đồ uống có cồn, cafein, trà, thuốc lá, các chất kích thích khác làm tăng lượng huyết trắng và cản trở quá trình điều trị bệnh.
- Hạn chế một số loại hải sản như cua, tôm, mực làm biến đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Không ăn các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu phộng, đậu đen, đậu đỏ,…).
- Hạn chế các loại nước cam, chanh hoặc nước ép bưởi bởi các loại nước ép này chứa hàm lượng đường cao.
- Không nên ăn các loại thực phẩm khô, bánh mì và thịt.
Bên cạnh vấn đề bệnh huyết trắng kiêng ăn gì thì việc những nhóm thực phẩm mà chị em nên ăn khi mắc bệnh cũng rất được quan tâm. Chọn đúng thực phẩm sẽ hỗ trợ quá trình chữa trị diễn ra nhanh, đạt kết quả cao hơn. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm bệnh huyết trắng nên ăn:
- Bổ sung các loại rau xanh và trái cây tươi giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: quả cam, chuối, ổi, quýt, rau củ nhiều màu sắc,…
- Sữa chua cung cấp dinh dưỡng tốt cho tiêu hóa, miễn dịch và lợi khuẩn giúp cân bằng lại môi trường trong âm đạo và chống lại các vi khuẩn có hại.
- Nước cơm có tác dụng làm giảm lượng huyết trắng tiết ra.
- Uống nhiều nước giúp đào thải độc tố và hạn chế được mùi của khí hư.
Bị huyết trắng làm sao hết?
Nhiều chị em khi mắc bệnh thường thắc mắc bị huyết trắng làm sao hết? Việc điều trị bệnh huyết trắng như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Chẳng hạn như:
- Bệnh huyết trắng do nhiễm trùng nấm men sẽ được điều trị bằng thuốc kháng nấm được đưa vào âm đạo ở dạng gel hoặc kem.
- Bệnh nhân huyết trắng do viêm âm đạo vi khuẩn gây ra sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc kem kháng sinh.
- Điều trị bệnh huyết trắng do nhiễm trùng Trichomonas gây ra bằng thuốc metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax).
Bên cạnh đó, để huyết trắng nhanh khỏi, chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thay đổi một số thói quen sinh hoạt như sau:
- Giữ cho âm đạo sạch sẽ bằng cách rửa bằng xà phòng nhẹ dịu và nước ấm bên ngoài.
- Không nên sử dụng xà phòng thơm, các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc thụt rửa sâu trong âm đạo.
- Tránh dùng các loại nước xịt dành cho nữ và bồn tắm dạng bọt.
- Sau khi đi vệ sinh, nên dùng giấy vệ sinh kháng khuẩn lau từ trước ra sau để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào âm đạo và gây ra tình trạng nhiễm trùng.
- Nên vệ sinh âm đạo bằng nước ấm và sử dụng dung dịch vệ sinh nhẹ nhàng.
- Mặc quần lót 100% cotton và tránh quần áo quá chật.
- Có thể làm giảm cảm giác khó chịu hoặc sưng ở âm đạo bằng cách sử dụng miếng gạc lạnh.
- Trong quá trình điều trị nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về căn bệnh huyết trắng. Bệnh để lâu không được điều trị có thể gây ra các vấn đề về sinh sản như vô sinh, tắc ống dẫn trứng, sảy thai hoặc sinh non. Do đó, nếu phụ nữ gặp phải hiện tượng lượng huyết trắng ra nhiều một cách bất thường thì nên đến bệnh viện khám phụ khoa để được chẩn đoán bệnh và có phương hướng chữa trị kịp thời.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư