Các giai đoạn của ung thư đại tràng sẽ có những biểu hiện nhận biết khác nhau đồng thời cũng sẽ có phác đồ điều trị, chăm sóc khác nhau. Do đó, muốn điều trị hiệu quả bạn cần phải hiểu rõ những biểu hiện của bệnh ở từng giai đoạn.
Ung thư đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp nhất. Bệnh phát triển chậm, kéo dài nhiều năm cho đến khi có những biểu hiện rõ rệt. Theo GS.TS.TTND Nguyễn Bá Đức – Nguyên GĐ Bệnh viện K, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam thì “Ung thư đại tràng có thể sống đúng tuổi thọ. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì chỉ cần cắt đi là xong….”.
Do đó, việc phát hiện bệnh càng sớm càng giúp loại bỏ triệt để ung thư và sống đúng theo tuổi thọ như những người bình thường khác.
Nội dung trong bài viết
Các giai đoạn của ung thư đại tràng biểu hiện thế nào?
Các giai đoạn của ung thư đại tràng đều có biểu hiện khác nhau, cụ thể như:
Ung thư đại tràng giai đoạn 1
Đây là giai đoạn bệnh có tiên lượng tốt nhất, điều trị vô cùng đơn giản. Người ta gọi ung thư đại tràng giai đoạn 1 là ung thư biểu mô đại tràng tại chỗ. Lúc này các tế bào ung thư mới được hình thành và phát triển tại các lớp niêm mạc của đại tràng. Thường thì người bệnh ở giai đoạn này chỉ mới cảm nhận được sự rối loạn về tiêu hóa (táo, lỏng thất thường) và tình trạng đau khi tác động vào đại tràng.
Ung thư đại tràng giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu “ăn sâu” vào đại tràng và có dấu hiệu lan sang các khu vực rộng hơn của đại tràng cũng như vượt ra ngoài đại tràng. Tùy vào mức độ lan của tế bào ung thư mà được phân thành 3 giai đoạn là: 2A, 2B và 2C.
– Giai đoạn 2A: Ung thư vượt qua niêm mạc đại tràng nhưng chưa ảnh hưởng đến mô lân cận cũng như hạch bạch huyết.
– Giai đoạn 2B: Ung thư đã vượt qua niêm mạc đại tràng và đi tới niêm mạc quanh ổ bụng nhưng chưa lan tới các hạch bạch huyết lân cận.
– Giai đoạn 2C: Ung thư đã xuyên qua đại tràng và các mô lân cận nhưng chưa lan tới các hạch bạch huyết.
Ung thư đại tràng giai đoạn 3
Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Dựa trên số lượng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư người ta chia giai đoạn này thành 3 giai đoạn là: 3A, 3B và 3C.
– Giai đoạn 3A: Tế bào ung thư vượt qua thành ruột và tiến đến 1-2 hạch bạch huyết lân cận hoặc tế bào cận hạch bạch huyết.
– Giai đoạn 3B: Tế bào ung thư vượt qua thành ruột và tiến đến 2-3 hạch bạch huyết lân cận.
– Giai đoạn 3C: Tế bào ung thư vượt qua thành ruột và tiến đến trên 4 hạch bạch huyết lân cận.
Ung thư đại tràng giai đoạn 4
Giai đoạn di căn xa đến các cơ quan khác trong cơ thể. Giai đoạn cuối này người bệnh gặp rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng:
– Giai đoạn 4A: Các lớp của thành ruột và hạch bạch huyết vùng đều đã có tế bào ung thư; Có thể đã di căn đến gan hoặc phổi.
– Giai đoạn 4B: Ung thư đã di căn ra các bộ phận khác của cơ thể.
Các giai đoạn của ung thư đại tràng và phương pháp điều trị
Việc điều trị sẽ được quyết định dựa trên các giai đoạn của ung thư đại tràng phát triển đến đâu.
Các giai đoạn của ung thư đại tràng cần phẫu thuật
Phẫu thuật dự phòng bệnh: Cắt bỏ những phần đại tràng bị tổn thương và có nguy cơ tiến triển thành ung thư đại tràng là cách mà người ta có thể áp dụng đề phòng bệnh.
Phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng: Được thực hiện ở giai đoạn từ 1-3 của bệnh ung thư đại tràng. Tùy vào mức độ bệnh lý mà bác sĩ chỉ định phẫu thuật triệt căn hoặc tạm thời. Những người bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn hiệu quả bị hạn chế và cần được thực hiện kết hợp những phương pháp điều trị khác để duy trì sự sống cho người bệnh.
Các giai đoạn của ung thư đại tràng cần xạ trị
Xạ trị có thể giúp chữa khỏi bệnh, kéo dài thời gian sống, điều trị triệu chứng của ung thư đại tràng. Tùy vào từng giai đoạn và đối tượng bệnh xạ trị có thể được chỉ định kết hợp với các phương pháp phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật ở giai đoạn sớm hay thu nhỏ khối u cho những giai đoạn muộn, giảm sự khó chịu mà bệnh gây ra.
Các giai đoạn của ung thư đại tràng cần hóa trị
Thường được áp dụng cho ung thư đại tràng giai đoạn 4. Khi tế bào ung thư di căn xa đến các bộ phận khác của cơ thể và len lỏi vào mạch máu việc áp dụng các phương pháp xạ trị không còn hữu dụng thì hóa trị là phương pháp được áp dụng cho trường hợp này.
Thuốc sẽ được tiêm vào tĩnh mạch để theo mạch máu đi tìm và tiêu diệt tế bào ung thư giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, giảm được các triệu chứng mà bệnh gây ra.
Tầm soát và sàng lọc ung thư đại tràng bằng cách nào?
Để phát hiện sớm các giai đoạn của ung thư đại tràng thì thăm khám sức khỏe định kỳ đại tràng 5 năm/ lần hoặc khám ngay khi có vấn đề về tiêu hóa cùng những biểu hiện bất thường khác là cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư đại tràng. Trong đó các xét nghiệm chẩn đoán bệnh thường làm là:
– Xét nghiệm FOBT: Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân. Khi phân đi qua các khối u hoặc polyp trong đại tràng thường làm chúng chảy máu và dính vào phân. Do đó, có thể làm xét nghiệm để tìm máu trong phân của người bệnh. Đây là một xét nghiệm tìm ra nguyên nhân của bệnh. Khi có máu xuất hiện trong phân bác sĩ sẽ chỉ định nội soi đại tràng kế tiếp để chẩn đoán bệnh.
– Nội soi đại tràng: Thông qua hậu môn bác sĩ sử dụng ống mềm chuyên dụng có gắn camera để tìm tổn thương, khối u hay polyp trong đại tràng,. Nếu phát hiện có polyp cần được cắt bỏ ngay trong quá trình nội soi và tiến hành sinh thiết tế bào ngay sau đó. Với các tổn thương vùng cũng được đánh giá về kích thước, khối lượng và lấy mẫu tế bào làm xét nghiệm chẩn đoán.
Những ai cần tầm soát ung thư đại tràng?
Ung thư đại tràng là bệnh ung thư tiêu hóa dễ gặp và ngày càng trẻ hóa, tuy nhiên sẽ có những đối tượng dễ mắc hơn cả và cần tầm soát sớm:
– Người ở độ tuổi trên 50.
– Người có tiền sử bị ung thư đại tràng hoặc đa polyp trước đó.
– Người có tiền sử viêm ruột: Người mắc viêm loét đại tràng, nhiễm Crohn.
– Người có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng.
Như GS.TS.TTND Nguyễn Bá Đức đã nói “ung thư đại tràng có thể chữa khỏi 100%. Nếu phát hiện sớm chỉ cần cắt đi đoạn đại tràng có tế bào ung thư là xong”. Do đó, việc phát hiện bệnh các giai đoạn của ung thư đại tràng sớm đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quả điều trị và khả năng sống của người bệnh.
TS, Đại Tá, TTƯT Vũ Thị Khánh Vân – Nguyên Trưởng Khoa A9 – Viện Y Học cổ truyền Quân Đội
Tiến sỹ Vũ Thị Khánh Vân là một chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực y tế, sức khỏe, tâm lý. Bà đã có nhiều công trình nghiên cứu và được đảng, nhà nước tặng nhiều huân huy chương cao quý.
Giới thiệu
Học vị: Tiến sĩ Nội khoa tiêu hóa Chức vụ: Nguyên Trưởng khoa A9 – Viện Y học cổ truyền quân đội
Hoạt động y khoa: Ủy viên ban chấp hành hội gan mật Việt Nam
Nơi công tác: Khoa châm cứu dưỡng sinh – Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội
Công trình nghiên cứu khoa học
– Đề tài nghiên cứu thuốc y học cổ truyền, tham gia hỗ trợ điều trị bệnh gan, mật, gút, đề tài cấp bộ quốc phòng.
– Nhiều đề tài điều trị bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, Xương khớp
Giải thưởng và ghi nhận
– Huy chương vì sự nghiệp khoa học công nghệ
– Huy chương vì sự nghiệp giáo dục
– Kỉ niệm chương về sự nghiệp Y học cổ truyền
– Thầy thuốc ưu tú
– Huân chương chiến công hạng nhất