Nội soi đại tràng có đau không? Ai là người cần thực hiện thủ thuật này? Quy trình diễn ra như thế nào? Làm thế nào để giảm đau? Là hàng loạt những câu hỏi được quan tâm về vấn đề nội soi đại tràng.
Vậy thực hư thế nào?
Nội soi đại tràng là gì? Ai cần thực hiện thủ thuật này?
1. Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tổn thương của đại tràng thông qua một camera được gắn ở đâu ống dạng mềm dễ dàng được luồn vào đại tràng thông qua hậu môn.
Qua hình ảnh từ camera bác sĩ sẽ phát hiện được các khối u, vết loét, polyp và những vùng bị viêm hoặc xung huyết, bị chảy máu,…
2. Ai cần thực hiện nội soi đại tràng?
Nội soi đại tràng có thể được thực hiện theo gói chăm sóc sức khỏe định kỳ theo phương thức tự nguyện cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, nó sẽ được chỉ định cho các trường hợp dưới đây:
-Đau bụng không rõ nguyên nhân và không phát hiện được bất thường qua siêu âm ổ bụng.
– Phân có máu, phân màu đen, phân biến dạng, phân nát, kích thước phân nhỏ bất thường,…
– Người có sự thay đổi thói quen đại tiện hàng ngày (táo bón, đại tiện nhiều lần, đại tiện mót rặn,…)
– Người thiếu máu, nhược sắc
– Những người có tiền sử polyp, viêm nhiễm hoặc ung thư đại tràng trước đó
– Người có bệnh viêm đường ruột, viêm loét đại trực tràng,..
Nội soi đại tràng có đau không? Quá trình thực hiện nội soi đại tràng như thế nào?
Thông thường, toàn bộ quá trình thực hiện nội soi đại tràng sẽ mất khoảng 3-4h phút (bao gồm cả quá trình uống thuốc xổ, thải hết hoàn toàn phân ra ngoài để thực hiện nội soi).
Quá trình thực hiện sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn thay trang phục, nằm nghiêng đúng tư thế để kỹ thuật viên tiến hành nội soi đại tràng. Có thể thực hiện nội soi sống (không gây mê) hoặc gây mê để tiến hành nội soi đại tràng thuận lợi hơn với những trường hợp người bệnh có triệu chứng đau nặng.
Trong quá trình nội soi bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ tổn thương của toàn bộ đại trực tràng thông qua hình ảnh trên vi tính. Các polyp có thể được loại bỏ (nếu có) ngay trong quá trình thực hiện nội soi và có thể được lấy mẫu để sinh thiết khi phát hiện có sự tăng sinh bất thường của tế bào trong đại tràng.
Nội soi đại tràng có đau không? Có những cách thực hiện nào?
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp nào có thể vượt qua nội soi đại tràng trong phát hiện và chẩn đoán những bất thường tại ruột già. Do đó, khi gặp các vấn đề về đại trực tràng và tiêu hóa việc đầu tiên là cần phải nội soi đại tràng.
Vì là thủ thuật bắt buộc trong chẩn đoán bệnh lý đại trực tràng và được thực hiện phổ biến nên rất nhiều quan tâm đến việc nội soi đại tràng có đau không?
Đại tràng hay còn được gọi với cái tên dân dã là ruột già. Đại tràng dài khoảng 1,5-2m, có nhiều nếp gấp. Nó là cơ quan chịu trách nhiệm chứa chất thải và đào thải chất thải ra khỏi cơ thể sau quá trình phân hủy và lọc chất dinh dưỡng từ thức ăn được đưa vào đường ruột.
Do có nhiều nếp gấp nên khi tiến hành nội soi đại tràng người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu đến đau, tùy thuộc vào sức chịu đựng của mỗi người hoặc tình trạng bệnh lý, mức độ tổn thương mà bạn đang gặp phải.
Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người hoặc mong muốn của người bệnh bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hoặc chỉ định cho việc thực hiện nội soi sống (không gây mê) và nội soi gây mê để hạn chế tình trạng đau cho người bệnh.
Nội soi đại tràng có đau không? Cách để giảm đau khi làm thủ thuật
Nội soi đại tràng có đau không trên thực tế sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Hình thức thực hiện nội soi có gây mê hay là không (khi được gây mê người bệnh sẽ không cảm nhận được sự đau đớn trong quá trình thực hiện nhưng cũng không tránh khỏi cảm giác khó chịu sau thủ thuật); tình trạng bệnh lý cũng như sức khỏe và sức chịu đựng của chính bạn.
Tuy nhiên, những ai đang có ý định nội soi đại tràng có thể thực hiện theo những cách giảm đau khi nội soi đại tràng như:
1. Hãy thả lỏng tinh thần
Căng thẳng chính là việc khiến cho bạn sẽ cảm thấy đau đớn hơn, khả năng chịu đựng, sức bền cũng kém đi. Vì vậy, hãy nghĩ đây chỉ là một thủ thuật nhỏ và tiến hành nhanh chóng giúp bạn phát hiện những bất thường ở đường ruột để có một tâm lý thoải mái nhất.
2. Báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn
Dứa trên tình trạng sức khỏe bạn đang gặp phải hoặc có tiền sử bệnh lý, dị ứng thuốc,… bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định về cách thực hiện thủ thuật nội soi phù hợp và có biện pháp dùng thuốc giảm đau cho bạn (nếu có).
Nếu bạn đang sử dụng thuốc, hoặc đã từng gặp bệnh lý tại đại tràng cần thông báo cho bác sĩ.
3. Làm sạch đại tràng
Quá trình nội soi đại tràng sẽ diễn ra thuận lợi nếu đại tràng của bạn sạch sẽ nhất có thể. Do đó, nếu có ý định nội soi đại tràng thì sau 20h tối hôm trước không được ăn thêm bất kỳ thứ gì cũng như chọn chế độ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa. Tiếp đến là thực hiện uống thuốc xổ và đại tiện đúng theo quy định của bác sĩ.
4. Thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ
Thực hiện đúng mọi chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình nội soi đại tràng không chỉ giúp làm giảm đau mà còn giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn.
5. Lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín
Về cơ bản quy trình thực hiện thủ thuật là như nhau nhưng với những cơ sở y tế uy tín sẽ có đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, bác sĩ tay nghề tốt đồng thời thực hiện đúng và đủ nguyên tắc của quy trình sẽ giúp bạn có kết quả nội soi tốt hơn.
Tóm lại, nội soi đại tràng có đau không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, sức khỏe, cách thực hiện,… mọi cách làm giảm đau chỉ có tính nhất thời và hạn chế việc khó chịu và đau đớn sau khi thực hiện là không thể tránh khỏi. Tùy vào sức chịu đựng của mỗi người mà cảm giác đau khác nhau.
Mặc dù là một thủ thuật khá nhạy cảm nhưng sẽ cần thiết phải thực hiện với những trường hợp cần chẩn đoán bệnh lý về đường ruột, không vì sợ đau mà lảng tránh khiến bệnh trầm trọng hơn.
TS, Đại Tá, TTƯT Vũ Thị Khánh Vân – Nguyên Trưởng Khoa A9 – Viện Y Học cổ truyền Quân Đội
Tiến sỹ Vũ Thị Khánh Vân là một chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực y tế, sức khỏe, tâm lý. Bà đã có nhiều công trình nghiên cứu và được đảng, nhà nước tặng nhiều huân huy chương cao quý.
Giới thiệu
Học vị: Tiến sĩ Nội khoa tiêu hóa Chức vụ: Nguyên Trưởng khoa A9 – Viện Y học cổ truyền quân đội
Hoạt động y khoa: Ủy viên ban chấp hành hội gan mật Việt Nam
Nơi công tác: Khoa châm cứu dưỡng sinh – Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội
Công trình nghiên cứu khoa học
– Đề tài nghiên cứu thuốc y học cổ truyền, tham gia hỗ trợ điều trị bệnh gan, mật, gút, đề tài cấp bộ quốc phòng.
– Nhiều đề tài điều trị bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, Xương khớp
Giải thưởng và ghi nhận
– Huy chương vì sự nghiệp khoa học công nghệ
– Huy chương vì sự nghiệp giáo dục
– Kỉ niệm chương về sự nghiệp Y học cổ truyền
– Thầy thuốc ưu tú
– Huân chương chiến công hạng nhất