Ung thư tuyến giáp di căn là tiên lượng rất xấu cho bệnh nhân bởi ở thời kỳ này rất khó để chữa trị bệnh triệt để. Vậy ung thư tuyến giáp trong giai đoạn này là gì? Có nguy hiểm không?
Nội dung trong bài viết
Tổng quan về ung thư tuyến giáp di căn
Ung thư tuyến giáp xuất hiện khi các tế bào trong tuyến giáp hoạt động bất thường, không chịu sự kiểm soát của cơ thể và hình thành nên khối u. Nếu các tế bào này không được loại bỏ hoàn toàn sẽ phát triển lớn dần, lan tới các mô, hạch bạch huyết xung quanh và các bộ phận khác trên cơ thể. Hiện tượng này được gọi là ung thư tuyến giáp di căn (giai đoạn cuối/IV).
Dấu hiệu ung thư tuyến giáp trong giai đoạn này:
- Sờ và nhìn thấy được khối u ở cổ.
- Khối u phát triển, chèn ép gây mệt mỏi, chảy máu, nhiễm bội, chán ăn.
- Cân nặng sụt giảm nghiêm trọng.
- Khàn tiếng kéo dài, khó thở, khó nuốt.
- Luôn có cảm giác bị nghẹn ở cổ họng.
- Nổi hạch, cổ sưng to, đau rát.
- Ho và đau họng kéo dài.
Ung thư tuyến giáp xâm lấn khu vực: có nghĩa là các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan, các mô ở gần hoặc xung quanh tuyến giáp như sau:
- Các cơ, mạch máu hoặc dây thần kinh ở cổ.
- Dây thanh quản, khí quản.
- Phần thực quản.
- Hầu họng (phần dưới cùng của cổ họng).
- Nổi hạch ở cổ hoặc hạch ở giữa phổi (hạch trung thất).
Ung thư tuyến giáp xâm lấn xa: các tế bào ung thư tuyến giáp đã lan sang các vị trí, cơ quan xa tuyến giáp, gồm:
- Phổi.
- Xương.
- Gan.
- Não.
Ung thư tuyến giáp di căn có nguy hiểm không?
Ung thư tuyến giáp xâm lấn chỉ chiếm 30% trong số các bệnh nhân ung thư tuyến giáp xâm lấn. Trong đó, phần lớn bệnh nhân bị di căn tới các hạch lympho cổ, rất ít bệnh nhân ung thư tuyến giáp khi đã di căn tới các cơ qua xa như gan, xương, phổi. Những bệnh nhân trên 44 tuổi, nồng độ thyroglobulin trong máu cao (hơn 30 ng/ml) có nguy cơ di căn cơ quan xa tuyến giáp cao hơn.
Tiên lượng sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư tuyến giáp thời kỳ này là khoảng 70%, nguy cơ tử vong ở bệnh nhân di căn cơ quan cao hơn gấp 3 lần so với bệnh nhân bị di căn khu vực.
Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với mỗi loại ung thư tuyến giáp trong giai đoạn này như sau:
- Ung thư tuyến giáp thể nhú: di căn khu vực: 99%; di căn xa: 78%.
- Ung thư tuyến giáp thể nang: khu vực: 96%; xa: 63%.
- Ung thư tuyến giáp thể tủy: di căn khu vực là 90% và 39% đối với di căn xa.
- Ung thư tuyến giáp không tăng sinh: khu vực: 12%; di căn xa khoảng 4%.
Điều trị ung thư tuyến giáp di căn
Hiện nay, các phương pháp chính thường được bác sĩ sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp xâm lấn là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị iốt (phóng xạ I-131),… Tùy vào tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân, mức độ di căn của khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp chính được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, phương pháp này mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn đối với các khối u nhỏ, còn ở giai đoạn sớm. Khi tế bào ung thư phát triển quá nhiều, lây lan tới các bộ phận khác thì việc phẫu thuật nạo vét hạch rất khó khăn, không thể loại bỏ hoàn toàn.
Trong giai đoạn di căn của ung thư tuyến giáp, phẫu thuật được coi là phương pháp hỗ trợ cho liệu pháp khác để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn không cho chúng phát triển thêm. Tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà các bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp.
Xạ trị iốt (I-131)
Xạ trị iốt 131 có tác dụng tiêu diệt khối u ung thư tuyến giáp vô cùng hiệu quả, hạn chế để lại tác dụng phụ và được các bác sĩ sử dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp xâm lấn. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng iốt ở dạng lỏng, không gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác trên cơ thể do các tế bào tuyến giáp sẽ hấp thụ chúng.
Iốt 131 có khả năng tiêu diệt các tế bào bất thường gây ra ung thư tuyến giáp. Đặc biệt trong trường hợp bệnh di căn đến các cơ quan khác, iốt 131 cũng có thể tìm tới và tiêu diệt các tế bào đó. Chính vì vậy mà đây là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất trong điều trị ung thư tuyến giáp nói chung và khi bệnh đã di căn.
Tuy nhiên, sau khi hấp thu iốt phóng xạ 131, cơ thể của bệnh nhân sẽ bắt đầu thải ra các chất bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Do đó, trong vài ngày đầu sau khi điều trị phóng xạ iốt, người bệnh không nên tiếp xúc gần với ai, sử dụng nhà vệ sinh riêng, ăn uống bằng bát đũa riêng,…
Phương pháp điều trị đích (nhắm mục tiêu)
Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp nhắm mục tiêu cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn để làm giảm các triệu chứng bệnh, giúp duy trì và kéo dài thời gian sống. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa trực tiếp thuốc có nồng độ cao vào tuyến giáp, tác động tới các tế bào ung thư, ức chế sự hoạt hóa của các tế bào này. Từ đó làm thu nhỏ kích thước khối u, ngăn không cho chúng phát triển lớn hơn và di căn.
Điều trị ung thư tuyến giáp xâm lấn đến các cơ quan
Ung thư tuyến giáp thường lây lan đến các bộ phận như gan, phổi, xương, não, hạch. Tùy từng vị trí các tế bào ung thư lây lan tới mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.
Ung thư tuyến giáp xâm lấn xương điều trị như thế nào?
Khi di căn tới xương, các tế bào ung thư tuyến giáp khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như: vận động kém, đau nhức xương, lao động hạn chế,… Để nhận biết tế bào ung thư tuyến giáp có lây lan đến xương không, người bệnh cần chú ý theo dõi xem bản thân có xuất hiện các triệu chứng: sút cân, các khớp xương sưng to, xương giòn và dễ gãy, sốt cao hay không.
Để điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp xâm lấn xương, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giảm đau kết hợp với phóng xạ iốt-131 để ngăn chặn sự di căn rộng hơn của các tế bào ung thư, giảm đau đớn cho bệnh nhân và kéo dài thời gian sống.
Điều trị ung thư tuyến giáp xâm lấn phổi
Ung thư tuyến giáp xâm lấn phổi sẽ có các biểu hiện: khó thở, ho, ho ra máu, căng thẳng, mệt mỏi, chán ăn, xuất hiện các cơn đau thắt ngực,…
Trong trường hợp này, phương pháp phẫu thuật không thể thực hiện được. Bác sĩ sẽ sử dụng xạ trị iốt 131 khiến các tế bào ung thư phát triển chậm lại. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ giúp bệnh nhân có thể sống thêm 1 đến 2 năm chứ không thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Ung thư tuyến giáp di căn tới gan
Gan là bộ phận thực hiện nhiều chức năng và là trung tâm chuyển hóa của cơ thể. Khi các tế bào ung thư tuyến giáp thâm nhập và chèn ép lên gan sẽ khiến sức khỏe người bệnh suy yếu nhanh chóng. Bệnh nhân sẽ thấy các biểu hiện như: suy giảm chức năng gan, gan yếu, chán ăn, đau bụng vùng thượng vị, nổi mụn, vàng da,…
Để điều trị ung thư tuyến giáp xâm lấn gan, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các khối u và xạ trị iốt 131 bổ sung để loại bỏ các khối u sót lại giúp giảm đau, tăng tiên lượng sống cho bệnh nhân.
Ung thư tuyến giáp xâm lấn não chữa thế nào?
Não là cơ quan điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể, có cấu tạo rất phức tạp. Khi các tế bào ung thư tuyến giáp di chuyển lên não, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn, trí nhớ suy giảm, khó kiểm soát được hành động của bản thân,…
Hiện nay không có phương pháp nào có thể chữa khỏi ung thư tuyến giáp di căn sang não. Lúc này bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân và kiểm soát được các triệu chứng bệnh.
Ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ
Di căn hạch thường xuất hiện ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang (ung thư tuyến giáp biệt hóa). Các triệu chứng bệnh: nổi hạch hai bên cổ, sưng to gây khó nuốt, ho dai dẳng, đau vùng cổ, khàn giọng hoặc mất tiếng, sưng hạch bạch huyết,…
Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp trong thời kỳ lây lan sang hạch cổ là phẫu thuật cắt bỏ khối u ở hai bên hạch. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành xạ trị iốt 131 để loại bỏ các tế bào ung thư mà phẫu thuật không thực hiện được. Từ đó ức chế sự quay trở lại của ung thư, hạn chế sự lây lan của chúng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về ung thư tuyến giáp di căn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện điều độ và luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh stress để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư