2197 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Cách điều trị ung thư hạch giai đoạn cuối

Ung thư hạch hay còn gọi là ung thư hạch bạch huyết, đây là một bệnh lý không quá phổ biến nhưng có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy có nên điều trị ung thư hạch giai đoạn cuối hay không? đang trở thành những thắc mắc của nhiều người có nhu cầu điều trị căn bệnh này khi ở giai đoạn cuối.

Ung thư hạch là gì, có nên điều trị ung thư hạch giai đoạn cuối không?

U lympho là cụm từ viết tắt của bệnh ung thư hạch hay còn có tên gọi khác là bệnh ung thư hạch bạch huyết. Bệnh ung thư này được sinh ra do có sự tăng sinh bất thường và mất kiểm soát của các tế bào lympho bạch cầu. 

chua ung thu hach

Theo thống kê của Globocan 2018 – Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu cho biết: trên thế giới có khoảng 510.000 người mắc bệnh ung thư hạch (chiếm gần 6% các ca mắc mới) và có gần 2,6% người tử vong chiếm khoảng 250.000 người. Tại nước ta số người mắc ung thư hạch rơi vào khoảng hơn 3.500 trường hợp mắc mới và có hơn 2.100 trường hợp đã tử vong, là loại bệnh đứng thứ 14 trong xếp hạng các loại bệnh ung thư phổ biến hiện nay.

Người mắc ung thư hạch chủ yếu ở nam giới nhiều hơn nữ giới với tỷ lệ bệnh mắc ở các nhóm tuổi trên 35 tuổi rất cao. Đặc biệt, con số này ngày càng gia tăng hơn ở những người lớn tuổi. 

Cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư hạch giai đoạn cuối rất khó để điều trị và tỷ lệ người bệnh tử vong rất cao trong giai đoạn này. 

Điều trị ung thư hạch giai đoạn cuối còn tùy thuộc vào từng loại ung thư hạch cũng như các phương pháp điều trị khác nhau. Mục tiêu của các ca điều trị bệnh này là giúp tiêu diệt càng nhiều tế bào ung thư hạch bạch huyết càng tốt và giúp bệnh được đẩy lùi, giúp kéo dài thêm sự sống cho bệnh nhân ung thư hạch giai đoạn cuối.

Bệnh ung thư hạch giai đoạn cuối được chia thành 2 loại: u lympho không Hodgkin và u lympho Hodgkin. Đối với bệnh ung thư hạch u lympho không Hodgkin thì các phương pháp điều trị có thể được áp dụng như sau:

  • Phương pháp hóa trị: sử dụng thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư hạch.
  • Xạ trị liệu: sử dụng các tia phóng xạ với năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư hạch.
  • Sử dụng liệu pháp miễn dịch: áp dụng các hệ thống miễn dịch của cơ thể để tấn công các tế bào ung thư hạch bạch huyết.
  • Liệu pháp nhắm trúng đích cũng được áp dụng để nhắm vào bản chất của các tế bào ung thư hạch bao gồm protein chuyên biệt, gen,… nhằm hạn chế sự phân chia, phát triển và lan rộng của tế bào ung thư.

Cùng giống như bệnh u lympho không Hodgkin, bệnh nhân u lympho Hodgkin cũng có thể áp dụng các phương pháp điều trị như xạ trị, hóa trị và liệu pháp miễn dịch. Tuy nhiên nếu những phương pháp này không mang lại hiệu quả tối ưu thì người bệnh ung thư hạch Hodgkin cần phải ghép tế bào gốc.

bai thuoc chua ung thu hach

Bệnh ung thư hạch giai đoạn cuối có các triệu chứng gì?

So với các bệnh ung thư khác, người mắc ung thư hạch bạch huyết thường xuất hiện nhiều triệu chứng lầm lâm sàng khá giống với nhiều loại bệnh lý thông thường khác và có thể kể đến như:

  • Cơ thể thường xuyên đổ mồ hôi đêm kèm theo mất cảm giác ngon miệng.
  • Bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, khó chịu, bụng phình ra và đau vùng bụng.
  • Cơ thể bắt đầu mệt mỏi và suy kiệt kéo dài.
  • Đau tức lồng ngực, thậm chí ho và khó thở.
  • Các cơn sốt thường xuyên và kéo dài hơn.
  • Cân nặng suy giảm đột ngột và không rõ nguyên nhân.
  • Hạch nổi xung quanh: một hoặc nhiều hạch tại các vùng nách, bẹn, cổ, hạch nổi phình to nhưng không đau vì vậy cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp.

Tiên lượng sống của bệnh ung thư hạch giai đoạn cuối như thế nào

Trước khi tiến hành điều trị ung thư hạch giai đoạn cuối, bạn cũng nên tìm hiểu xem bệnh này có khó chữa không cũng như tiên lượng sống của bệnh nhân như thế nào để quyết định có nên điều trị hay không.

Khác với đa số bệnh ung thư khác, ung thư hạch là một trong số ít các bệnh ung thư có thể chữa khỏi được nhờ phương pháp điều trị bệnh như: hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, phẫu thuật hay nhắm trúng đích,… Tuy nhiên, tiên lượng sống của bệnh nhân còn phụ thuộc vào cấp độ của bệnh. Bệnh nhân ung thư hạch được chia thành 2 cấp độ: cấp độ A và cấp độ B.

  • Bệnh nhân cấp độ A: người bệnh không xuất hiện các triệu chứng của bệnh ung thư hạch.
  • Bệnh nhân cấp độ B: Người bệnh xuất hiện một trong những triệu chứng điển hình của bệnh ung thư hạch như: sốt, đổ mồ hôi ban đêm hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân,…

Để đánh giá tiên lượng sống của một bệnh nhân ung thư hạch còn căn cứ vào giai đoạn bệnh cũng như các cấp độ của bệnh ung thư. Không những thế, tiên lượng của người bệnh ung thư còn phụ thuộc vào loại bệnh và giai đoạn bệnh kèm thêm vấn đề tuổi tác và sức khỏe của các thời điểm chẩn đoán. Vì vậy, tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư hạch ở người trẻ tuổi thường cao hơn so với những bệnh nhân lớn tuổi.

Có thể bạn chưa biết: bệnh ung thư hạch có thể xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể, các loại hạch này có thể nổi ở bẹn, cổ hay nách, ổ bụng,… Đối với những khối u hạch bạch huyết ở các vùng nông như bẹn, cổ, nách thì các triệu chứng thường phát hiện rõ ràng hơn còn với các loại hạch ở chỗ sâu như trung thất, xương chậu hay ổ bụng thì rất khó phát hiện. Chỉ đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối thì các bệnh nhân mới xuất hiện các biểu hiện cũng như triệu chứng rõ ràng và rõ rệt hơn. Chính vì vậy, việc sớm phát hiện bệnh ung thư hạch sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân trong quá trình điều trị và phục hồi. Từ đó giúp bệnh nhân kéo dài sự sống hơn. Tuy nhiên, khi bệnh nhân ung thư hạch đến giai đoạn cuối của bệnh thì việc áp dụng các phương pháp điều trị thường mang lại hiệu quả không cao và sự sống của bệnh nhân sẽ rút ngắn hơn rất nhiều.

Đó là lý do vì sao khi bước sang giai đoạn cuối của bệnh, bên cạnh với việc điều trị, người bệnh cũng nên tạo cho mình một không gian sống thoải mái, hít thở không khí trong lành, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao cũng như có một chế độ ăn uống lành mạnh để có thể vui khỏe sống tiếp quãng đời còn lại và kéo dài hơn sự sống cho bản thân trong những giai đoạn cuối của bệnh.

 

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

− 2 = 7