Ung thư da là bệnh phát triển tại các vùng da bị tổn thương do bức xạ mặt trời. Bệnh thường không gây ra triệu chứng cụ thể nào, tuy nhiên bạn có thể nhận biết được thông qua những thay đổi hoặc sự xuất hiện của vùng da bất thường. Nhiều người lại không biết nên đi khám ung thư da ở đâu để có kết quả chính xác? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này!
Nội dung trong bài viết
Ai nên đi khám ung thư da?
Hầu hết các trường hợp bệnh nhân ung thư da đều do tiếp xúc với bức xạ tia cực tím từ mặt trời quá nhiều hoặc trong thời gian lâu. Bên cạnh đó, bạn sẽ có nguy cơ mắc ung thư da nếu:
- Trong gia đình có người thân mắc ung thư da.
- Có tiền sử bị cháy nắng nặng trước đây hoặc từ khi còn nhỏ.
- Là người có làn da trắng, sáng màu.
- Trên da xuất hiện nhiều nốt ruồi.
- Phải làm việc ngoài trời thường xuyên mà không có biện pháp chống nắng.
- Sử dụng đèn tắm nắng hoặc giường tắm nắng trong thời gian dài.
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Đây đều là các yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc ung thư da ở một người. Nếu bạn thuộc một trong những nhóm trên, hãy thường xuyên đi kiểm tra, tầm soát ung thư da để có thể phát hiện bệnh sớm. Từ đó có phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn. Vậy bạn nên khám ung thư da ở đâu?
Khám ung thư da ở đâu?
Khi nhận thấy có một vài dấu hiệu bất thường trên da hoặc các nốt ruồi thay đổi về hình dáng hoặc kích thước. Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo K da. Nhưng khám ung thư da ở đâu và bạn nên gặp ai để được kiểm tra và điều trị bệnh?
Để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh chính xác, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa về da liễu, bệnh viện lớn có khoa dã liễu, viện chuyên điều trị các bệnh ung thư hoặc các viện lớn có dịch vụ xét nghiệm, tầm soát ung thư.
Khám ung thư da ở đâu tại Việt Nam? Ở nước ta hiện nay có nhiều bệnh viện lớn giúp khám và điều trị ung thư da như: Bệnh viện Da liễu Trung Ương Hà Nội, Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch mai, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
Các bệnh viện khám ung thư da được có công nghệ máy móc hiện đại giúp kiểm tra da và thực hiện các thủ tục khác như sinh thiết và loại bỏ ung thư da nếu cần thiết. Tại các bệnh viện này thường có đầy đủ trang thiết bị giúp lưu trữ hình ảnh về các tổn thương da của bạn. Bao gồm cả hình ảnh chụp bề mặt cũng như sử dụng kính soi da giúp hiển thị các đặc điểm, vấn đề của da mà mắt thường không thể nhìn thấy. Điều này giúp bạn có thể so sánh hình ảnh trong tương lai nếu có thay đổi hoặc sau điều trị bệnh.
Bạn nên gặp ai để được khám ung thư da?
Sau khi biết được nên khám ung thư da ở đâu, bạn nên biết được mình cần gặp ai để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Thông thường, khi đến khám chuyên khoa ở các bệnh viện tại Việt Nam, bạn sẽ được gặp các bác sĩ như:
- Bác sĩ đa khoa: là người điều trị phần lớn cho bệnh nhân ung thư da, họ sẽ tiến hành một số phẫu thuật và kê đơn các loại kem hoặc gel (phương pháp điều trị tại chỗ) cho bệnh nhân. Họ có thể giới thiệu người bệnh đến bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật nếu cần thiết.
- Bác sĩ da liễu: là bác sĩ chuyên khoa được đào tạo để ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh về da, bao gồm cả ung thư da. Họ có thể phẫu thuật tổng quát, phẫu thuật thẩm mỹ và kê đơn các phương pháp điều trị tại chỗ cho bệnh nhân ung thư.
- Bác sĩ phẫu thuật: một số bệnh ung thư da sẽ được điều trị bởi các bác sĩ phẫu thuật chuyên biệt như bác sĩ phẫu thuật ung thư (quản lý các bệnh ung thư da phức tạp, ung thư di căn đến các hạch bạch huyết) hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ (giúp tái tạo vùng da phức tạp cho bệnh nhân có khối u ung thư tại vùng khó điều trị như mũi, môi, mí mắt và tai).
Khám ung thư da là làm những gì?
Thông thường, quá trình khám ung thư da ở đâu cũng sẽ chỉ diễn ra trong vòng 10 phút. Thời gian này có thể kéo dài lâu hơn nếu bác sĩ nhận thấy trên người bạn có nốt ruồi hoặc vùng da nào bất thường. Bạn có thể nói với họ về những nốt ruồi hoặc vết thương trên da khiến bạn lo lắng. Bác sĩ sẽ kiểm tra và xem xét các vùng da trên cơ thể như mặt, ngực, cánh tay, chân, lưng, da đầu, lòng bàn tay/bàn chân,… Trong quá trình tầm soát ung thư da, bác sĩ sẽ kiểm tra “Quy tắc ABCDE” đối với mỗi một nốt ruồi bởi chúng có thể là dấu hiệu của ung thư da:
- A (Asymmetry) – Không đối xứng: không có hình dạng giống nhau ở cả hai bên.
- B (Border) – Đường viền không đều: các cạnh có răng cưa hoặc mờ.
- C (Color) – Màu sắc : Các sắc thái khác nhau của rám nắng, nâu hoặc đen.
- D (Diameter) – Đường kính: nốt ruồi có kích thước lớn hơn 1/4 inch hay không?
- E (Elevation) – Phát triển: nốt ruồi thay đổi theo thời gian.
Nếu chỉ kiểm tra bằng mắt, sẽ chỉ phát hiện ra được những nốt ruồi có thể chuyển thành ung thư mà không thể khẳng định được bạn có tế bào ung thư hay không. Vì vậy, khi bạn đi khám ung thư da ở đâu, nếu bác sĩ nghi ngờ nốt ruồi có vấn đề, họ sẽ tiêm thuốc tê cho bạn và lấy các nốt ruồi đó và tiến hành xét nghiệm. Các xét nghiệm này giúp tìm ra các tế bào ung thư có trong nốt ruồi đó hay không. Phương pháp xét nghiệm này gọi là sinh thiết da. Nếu sinh thiết cho thấy bạn mắc ung thư da, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm khác để xác định loại, giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra xem bạn có mắc chứng dày sừng quang hóa hay không. Bởi đây là những thay đổi trên bề mặt da do tác nhân từ ánh nắng mặt trời. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ phát triển thành ung thư da.
Lưu ý khi đi khám ung thư da
Trước khi tìm hiểu khám ung thư da ở đâu, bạn có thể chuẩn bị sẵn những câu hỏi cho bác sĩ nếu có bất kỳ nghi ngờ nào để họ có thể đưa ra chẩn đoán bệnh chuẩn xác hơn. Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc nào khác, bao gồm cả thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm và ảnh hưởng, tác dụng của chúng lên da để bác sĩ được biết.
Các câu hỏi bạn nên chuẩn bị sẵn để hỏi bác sĩ như sau:
- Điều trị và khám ung thư da ở đâu, bằng phương pháp nào mang lại kết quả chính xác và tốt nhất?
- Các triệu chứng bệnh bạn gặp phải có là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư da không?
- Mỹ phẩm bạn dùng, môi trường bên ngoài, thực phẩm bạn dùng hàng ngày có gia tăng nguy cơ mắc bệnh không?
- Giai đoạn bệnh và loại ung thư da bạn mắc phải là gì?
- Ung thư da có chữa được không?
- Ung thư da sống được bao lâu?
- Bạn có nguy cơ để lại sẹo sau điều trị không?
- Chi phí điều trị là bao nhiêu? Có danh mục chi phí nào được Bảo hiểm Y tế hỗ trợ chi trả không?
- Khả năng tái phát của bệnh là bao nhiêu?
Khám ung thư da ở đâu, bệnh viện công lập hay các phòng khám chuyên khoa phụ thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như sở thích của bạn. Bên cạnh đó, trước khi đến khám bạn nên liên hệ trước với cơ sở bạn quyết định tới để đặt lịch trước với bác sĩ nếu cần thiết, các giấy tờ cần chuẩn bị hoặc bạn có cần nhịn ăn sáng trước khi đến hay không?
Tự kiểm tra ung thư da tại nhà?
Bện cạnh việc khám ung thư da ở đâu, bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra da tại nhà. Việc tự kiểm tra da thường xuyên tại nhà đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt với người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư da như người bị suy giảm khả năng miễn dịch, từng bị ung thư da hoặc có gia đình có người thân mắc K da.
- Bạn nên tự kiểm tra da trong phòng đủ ánh sáng, đứng trước gương để soi toàn thân hoặc dùng gương cầm tay để soi những vùng khó nhìn, chẳng hạn như mặt sau của đùi, lưng.
- Với lần đầu tiên kiểm tra, hãy dành thời gian cẩn thận xem xét toàn bộ bề mặt da, quan sát kỹ các nốt ruồi, vết thâm, tàn nhang và các vết khác trên da của bạn. Từ đó có thể nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trên da ở những lần kiểm tra sau.
- Đối mặt với gương: kiểm tra mặt, tai, cổ, ngực, bụng, vùng da dưới cánh tay, cả hai bên cánh tay, lòng bàn tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay.
- Kiểm tra mặt trước của đùi, ống chân, mặt bên bàn chân, lòng bàn chân, ngón chân và dưới móng chân. Có thể sử dụng gương cầm tay để quan sát bắp chân và mặt sau của đùi.
- Dùng gương cầm tay để kiểm tra vùng sinh dục, mông, lưng trên/dưới, gáy và vai.
- Có thể lấy lược hoặc máy sấy vén phần tóc lên để quan sát da đầu.
Hy vọng bài viết trên đã trả lời giúp bạn câu hỏi về việc khám ung thư da ở đâu để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Bạn nên thường xuyên tầm soát ung thư và có biện pháp chống nắng để bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư