2755 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Hỏi đáp: Ung thư da có chữa được không?

Ung thư da là bệnh xảy ra chủ yếu do tiếp xúc với tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời quá lâu. Khi được chẩn đoán bệnh, nhiều người thường đặt câu hỏi liệu ung thư da có chữa được không? Hãy để chúng tôi giải đáp thắc mắc cho bạn trong bài biết dưới đây!

Ung thư da là gì?

Ung thư da là sự phát triển bất thường, phân chia không kiểm soát của các tế bào trên da. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhiều nhất ở các vùng da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tia UV (tia cực tím) từ ánh nắng mặt trời.

Các loại ung thư da phổ biến:

  • U ác tính hay còn gọi là ung thư tế bào hắc tố, là loại ung thư hiếm gặp nhưng nguy hiểm nhất.
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy là loại ung thư phổ biến, chiếm hơn 80% trường hợp K da.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: phát triển chậm và có tỷ lệ tử vong thấp.
  • Ung thư biểu mô tế bào Merkel: bắt đầu trong các tế bào Merkel nằm dưới lớp da trên cùng gần đầu dây thần kinh. Đây là bệnh rất khó điều trị và cực kỳ hiếm gặp.

Ung thư da có nguy hiểm không?

Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc ung thư da có chữa được không và có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ, ung thư da là bệnh được xếp vào loại ít nguy hiểm nhất trong các dạng bệnh ung thư khác nhau. Bởi K da có diễn tiến phát triển chậm, dễ dàng điều trị hơn và tỷ lệ bệnh nhân tử vong do ung thư da gây ra cũng thấp hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị bệnh sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Ung thư biểu mô tế bào đáy hiếm khi lây lan sang các khu vực khác của cơ thể, nhưng nó có thể tiếp tục lây lan dọc theo da để liên quan đến các khu vực lớn hơn. Nếu không được điều trị, ung thư tế bào vảy có khả năng lây lan sang các vùng khác của cơ thể (lây lan cục bộ đến các vùng lớn). Ung thư hắc tố là loại ung thư nguy hiểm nhất trong số các loại ung thư da, vì loại ung thư này có thể di căn đến các hạch bạch huyết và các cơ quan nội tạng.

ung-thu-da-co-nguy-hiem-khong

Các biến chứng của ung thư da có thể liên quan đến các phương pháp điều trị bệnh. Cụ thể như sau:

  • Sẹo (sẹo phì đại, sẹo lồi) hoặc nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật.
  • Tăng hoặc giảm sắc tố trên da.
  • Thay đổi cấu trúc hoặc tụ máu trên da.
  • Phù bạch huyết do các bạch huyết tổn thương bởi tế bào ung thư bị loại bỏ.
  • Sự lây lan tại chỗ hoặc xa (di căn) của bệnh.
  • Ung thư thứ phát (ung thư di căn), chẳng hạn như ung thư não hoặc phổi.
  • Lo lắng và trầm cảm: ngoại hình có thể đóng một vai trò quan trọng trong hình ảnh bản thân và ung thư nằm ở những vùng mà người khác có thể nhìn thấy có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm ở một số người. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường lo lắng về việc mình sẽ sống thêm được bao lâu hay ung thư da có chữa được không?

Ung thư da có chữa được không?

Theo các bác sĩ, ung thư da là bệnh có tiên lượng sống khá tốt. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì bệnh nhân có khả năng khỏi bệnh rất cao. Nhìn chung, ung thư da ở giai đoạn đầu có thể chữa trị được và tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh nhân thời kỳ này rất tốt.

Nếu ung thư da đã sang giai đoạn di căn (giai đoạn cuối), tiên lượng sống của người bệnh rất thấp. Lúc này các phương pháp điều trị trong phác đồ của bác sĩ chỉ có thể giúp cải thiện các triệu chứng giúp người bệnh được cải thiện chất lượng sống và kéo dài thêm tuổi thọ cho họ. Vì vậy, ung thư da có chữa được không phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn. Từ đó ảnh hưởng đến tiên lượng sống của họ. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư da phụ thuộc vào loại và giai đoạn bệnh khi được chẩn đoán lần đầu tiên. Cụ thể như sau:

  • Ung thư hắc tố: nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể sống trên 5 năm là 98%, giai đoạn tiến triển là 63,6% và giảm còn 22,5% khi bệnh ở giai đoạn cuối.
  • Tỷ lệ sống sót của tế bào Merkel: theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với các giai đoạn 0, 1 và 2 của Merkel là 78%; 51% cho giai đoạn 3 và 17% khi ở giai đoạn 4.
  • Tỷ lệ sống sót của tế bào cơ bản và tế bào vảy rất cao, khoảng 98%.

Điều trị ung thư da như thế nào?

dieu-tri-ung-thu-da

Tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, sức khỏe tổng quát, khả năng tiếp nhận điều trị của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp chữa trị cho bệnh nhân. Các phương pháp điều trị ung thư da gồm:

  • Ung thư da có chữa được không nếu dùng phương pháp áp lạnh? Bác sĩ loại bỏ các khối u ung thư có kích thước nhỏ bằng cách làm đông lạnh chúng bằng nitơ lỏng (phẫu thuật lạnh). Sau khi rã đông, các tế bào ung thư sẽ được loại bỏ triệt để.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: bác sĩ của sẽ loại các mô ung thư và vùng da lành xung quanh hoặc loại bỏ phần da thừa bình thường xung quanh khối u.
  • Phẫu thuật Mohs: quy trình này loại bỏ từng lớp da cho đến khi không phát hiện thấy tế bào ung thư; thường áp dụng cho khối u ung thư da lớn, bị tái phát hoặc khó điều trị. Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị ở vị trí cần bảo tồn da như mũi.
  • Nạo và đốt điện: sau khi loại bỏ phần lớn khối u ung thư, bác sĩ sẽ loại bỏ ung thư bằng thiết bị nạo có lưỡi tròn và dùng kim điện để tiêu diệt các tế bào ung thư sót lại.
  • Xạ trị: sử dụng chùm năng lượng công suất cao, chẳng hạn như tia X, proton để tiêu diệt tế bào ung thư. Ung thư da có chữa được không nếu phương pháp phẫu thuật không thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư? Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ lựa chọn xạ trị là phương pháp điều trị thay thế.
  • Hóa trị liệu: sử dụng thuốc để loại bỏ các tế bào ung thư. Đối với các bệnh ung thư chỉ giới hạn ở lớp trên cùng của da, có thể bôi trực tiếp các loại kem hoặc thuốc nước có chứa chất chống ung thư lên da. Bệnh nhân có thể được điều trị hóa trị toàn thân nếu ung thư da đã lan đến các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Liệu pháp quang động: phương pháp này giúp tiêu diệt các tế bào ung thư da bằng sự kết hợp của ánh sáng laser và các loại thuốc, từ đó khiến các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Liệu pháp sinh học: sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Ung thư da có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bệnh ở giai đoạn đầu có khả năng điều trị thành công cao hơn so với việc phát hiện bệnh ở các giai đoạn sau. Bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, quan sát những thay đổi bất thường trên da. Nếu nhận thấy những dấu hiệu lạ nào, cần đến bệnh viện kiểm tra ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

6 + 4 =