Ung thư đại tràng di căn hạch xảy ra khi các tế bào ung thư đại tràng xâm lấn, khu trú và phát triển trong hạch bạch huyết. Ung thư đại tràng di căn tới hạch có nguy hiểm không?
Nội dung trong bài viết
Các bộ phận ung thư đại tràng có thể di căn đến
Hiện tượng ung thư đại tràng di căn xảy ra khi các tế bào ung thư tách ra từ khối u ban đầu và lây lan sang các cơ quan khác trên cơ thể bệnh nhân. Các tế bào này thường đi qua đường máu, hệ thống bạch huyết, tai biến trong khi phẫu thuật hoặc qua dịch màng bụng. Khi tới được bộ phận khác, các tế bào ung thư đại tràng tiếp tục phát triển và tạo thành các khối u mới.
Các vị trí phổ biến nhất mà ung thư đại tràng có thể di căn tới bao gồm:
- Gan: cơ quan có nhiều mạch máu với tốc độ chảy chậm làm tế bào ung thư bám dính dễ dàng.
- Phổi: tế bào ung thư di căn theo hệ thống tuần hoàn do phổi có hệ thống mạch máu rất dày.
- Xương: tế bào ung thư đại tràng xâm lấn vào xương thông qua hệ bạch huyết, mạch máu.
- Não: đây là bộ phận có ít khả năng ung thư di căn đến nhất. Thời gian để các tế bào ung thư đi tới đây rất lâu (gần 3 năm) nhưng khi di căn tới đây sẽ gây nguy cơ tử vong cao nhất.
- Hạch: do đây là một trong những con đường xâm lấn của tế bào ung thư.
Theo thống kê, di căn hạch chiếm 59,2% trong tổng số trường hợp bệnh nhân ung thư đại tràng di căn (giai đoạn cuối). Các tế bào ung thư thường lan rộng theo chiều dọc của các hạch bạch huyết xung quanh đại tràng. Tuy nhiên, ung thư cũng có thể khu trú và phát triển ở các hạch bạch huyết trong ổ bụng, hạch bạch huyết ở xa và mất nhiều thời gian hơn để phát triển thành các khối u (khoảng 20,5 tháng).
Biểu hiện của ung thư đại tràng xâm lấn hạch
Hệ thống hạch bạch huyết là con đường đi của các tế bào ung thư nên có khả năng cao các tế bào này sẽ bám lại hạch và phát triển thành các khối u. Các triệu chứng mà bệnh nhân thường gặp khi ung thư đại tràng bị di căn hạch:
- Khó thở, thở khò khè, đau tức ngực, ho khan.
- Bệnh nhân cảm thấy đau nhức vùng xương sườn, lưng.
- Nước tiểu có màu sậm hơn và thường nổi bọt, có bong bóng.
- Trí nhớ giảm sút, mắt mờ, đau đầu.
- Chán ăn, ăn không ngon, cân nặng giảm sút bất thường.
- Bụng chướng, đau bụng.
- Thường xuyên sốt cao kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
- Tuyến bạch huyết bị sưng to.
Ung thư đại tràng di căn hạch sống được bao lâu?
Ung thư trực tràng di căn và di căn hạch là giai đoạn cuối của bệnh khi khối u có kích thước lớn, lan tới các hạch của cơ thể. Lúc này, các phương pháp điều trị chỉ có thể làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống là tăng thời gian sống cho bệnh nhân. Theo các nghiên cứu, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư đại tràng di căn sau 5 năm rất thấp, chỉ khoảng 15 – 17%.
Tuy nhiên, thời gian sống của bệnh nhân ung thư đại tràng bị di căn hạch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: sức khỏe tổng quát, mức độ di căn, tổn thương của hạch bạch huyết, khả năng tiếp nhận điều trị của người bệnh,…
Mức độ di căn ở hạch
- Các tế bào ung thư xâm lấn tới 6 hạch bạch huyết ở vị trí xung quanh khối u ung thư. Khả năng điều trị thành công khoảng 20 – 30%.
- Giai đoạn tế bào ung thư di căn tới các hạch bạch huyết ở cơ quan lân cận nên tỷ lệ điều trị khoảng 15 – 17%.
- Khi các tế bào ung thư đã lan rộng tới các hạch bạch huyết ở xa, tỷ lệ sống sau 5 năm còn khoảng 10%.
Mức độ tổn thương của các cơ quan
Nếu bệnh nhân phát hiện ung thư di căn hạch khi các cơ quan bị tổn thương nặng nề, suy giảm chức năng của các cơ quan có hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư, ảnh hưởng xấu đến thời gian sống của bệnh nhân.
Sức khỏe tổng quát của người bệnh
Sức khỏe tổng quát của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị và thời gian sống của họ. Nếu người bệnh có thể trạng yếu, sức khỏe kém, tâm lý không ổn định, suy nghĩ tiêu cực sẽ không đáp ứng được các phương pháp điều trị sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Chính vì vậy mà bệnh nhân ung thư đại tràng di căn hạch cần được chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng, hỗ trợ tâm lý và có chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ làm tăng kết quả điều trị và thời gian sống.
Khả năng đáp ứng các phương pháp điều trị của bệnh nhân
Khi ung thư đại tràng di căn, liệu pháp hóa trị là phương pháp chữa trị chính. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thêm các phương thức điều trị hỗ trợ khác như: xạ trị, cắt đốt, điều trị tại chỗ, phẫu thuật,… Nếu người bệnh có thể đáp ứng tốt điều trị, thời gian và chất lượng sống sẽ được cải thiện đáng kể.
Điều trị ung thư đại tràng di căn hạch như thế nào?
Phẫu thuật
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong điều trị ung thư đại tràng. Mục đích của biện pháp này là loại bỏ hoàn toàn các khối u. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư và mô lành xung quanh. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ toàn bộ trung trực tràng.
Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp bổ trợ để làm giảm kích thước khối u trong các hạch bạch huyết như xạ trị hoặc hóa trị.
Hóa trị
Trong trường hợp các tế bào ung thư đã lan ra toàn bộ hạch bạch huyết và không thể phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được tiến hành hóa trị. Liệu pháp này giúp thu nhỏ các khối u, thu hẹp phần hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư giúp hạn chế tối đa việc phải cắt bỏ toàn bộ hạch bạch huyết tại các cơ quan.
Mục đích của liệu pháp này giúp bệnh nhân có thêm thời gian sống, chất lượng sống được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, hóa trị có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau: rụng tóc, chóng mặt, buồn nôn, kích ứng da, lở miệng,…
Xạ trị
Phương pháp này ít khi được dùng trước phẫu thuật ung thư đại tràng di căn hạch. Xạ trị sử dụng bức xạ năng lượng cao hoặc chất phóng xạ tác động lên khối u. Phương pháp này có thể được sử dụng 1 lần duy nhất trong quá trình phẫu thuật với lượng bức xạ cao để hỗ trợ quá trình diễn ra thuận lợi.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được xạ trị để loại đi các tế bào ung thư còn sót lại và ngăn ngừa không cho chúng có khả năng tái phát. Các tác hại của phương pháp này có thể xảy ra: bệnh nhân có cảm giác tắc nghẽn ruột, phát ban trên da, chóng mặt, mệt mỏi, bị tiêu chảy hoặc phân dính máu,…
Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng di căn hạch khác
- Liệu pháp điều trị đích (nhắm mục tiêu).
- Điều trị ung thư đại tràng di căn hạch bằng liệu pháp miễn dịch.
- Sử dụng thuốc kháng thể đơn dòng nếu bệnh nhân không có đột biến gen BRAF, RAS (cetuximab, bevacizumab).
- Điều trị bằng Regorafenib (thuốc phân tử nhỏ).
Nhìn chung, nếu ung thư đại tràng di căn hạch chỉ lan đến hạch bạch huyết của 1 cơ quan riêng lẻ thì việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan, thoải mái; tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc. Đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và mang lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư