Ung thư đại tràng là bệnh ác tính về đường tiêu hóa thường gặp ở độ tuổi trên 50 và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân chính gây bệnh hiện vẫn chưa xác định được. Dưới đây là những thông tin tổng quát bạn cần biết về căn bệnh nguy hiểm này!
Nội dung trong bài viết
Ung thư đại tràng là gì?
Ung thư đại tràng hay còn gọi là ung thư ruột kết, kết tràng, ruột già là bệnh bắt đầu khi quá trình thay thế bình thường của các tế bào niêm mạc ruột già có vấn đề. Các tế bào khỏe mạnh trong đại tràng thay đổi (đột biến) trong DNA khiến chúng hư hỏng và trở thành ung thư. Các tế bào bất thường này tiếp tục phân chia mà không cần các tế bào mới và tích tụ lại tạo thành khối u ung thư.
Theo thời gian, các tế bào ung thư này có thể phát triển và phá hủy các mô bình thường gần đó hoặc các hạch bạch huyết lân cận. Chúng có thể di chuyển theo hệ thống hạch bạch huyết để di chuyển đến các bộ phận khác trên cơ thể và hình thành nên khối u mới tại đó. Quá trình này gọi là ung thư đại tràng di căn.
Dấu hiệu ung thư đại tràng
Cũng như các bệnh ung thư khác, ung thư đại tràng thường không gây ra triệu chứng cụ thể nào trong giai đoạn sớm và thường được phát hiện khi người bệnh đi kiểm tra tầm soát định kỳ. Dấu hiệu ung thư đại tràng phổ biến nhất là thay đổi thói quen đi đại tiện. Tuy nhiên, các vấn đề về sức khỏe đường tiêu hóa hoặc bệnh lý khác cũng có thể gây ra biểu hiện tương tự.
Nếu bạn nhận thấy mình có các triệu chứng dưới đây kéo dài hơn 2 tuần không khỏi, hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt:
- Thói quen đại tiện thay đổi liên tục, tiêu chảy hoặc táo bón thất thường.
- Luôn cảm thấy ruột không rỗng hoàn toàn ngay cả khi vừa đi vệ sinh.
- Có lẫn máu trong phân (màu đỏ tươi hoặc rất sẫm) hoặc thay đổi độ đặc của phân.
- Phân hẹp, nhỏ và dài hơn bình thường.
- Xuất hiện các cơn đau bụng của bị chuột rút khác thường hoặc gặp tình trạng chướng bụng.
- Cơ thể bị suy nhược hoặc trở nên mệt mỏi hơn.
- Buồn nôn, nôn hoặc nôn mửa.
- Cân nặng sụt giảm nhanh chóng mà không xác định được lý do.
- Chảy máu trực tràng.
Có nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại tràng mà không xuất hiện các dấu hiệu của bệnh. Bởi các triệu chứng ung thư đại tràng có thể khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào kích thước hoặc vị trí của khối u trong ruột kết.
Biểu hiện, triệu chứng ung thư đại tràng
Các biểu hiện của ung thư đại tràng giai đoạn cuối là gì? Vào giai đoạn này, các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra khỏi khu vực đại tràng và lan đến các khu vực xung quanh cùng hệ thống bạch huyết lân cận. Các biểu hiện ung thư đại tràng giai đoạn này bao gồm cả các dấu hiệu của các giai đoạn trước và vị trí của tế bào ung thư di căn đến. Ung thư đại tràng thường lây lan đến các vị trí sau: gan, phổi, hạch bạch huyết, xương,… và mỗi vị trí lại gây ra các biểu hiện bệnh khác nhau. Cụ thể như sau:
Các triệu chứng nếu ung thư đã di căn đến gan:
- Cảm thấy khó chịu hoặc vùng bên phải bụng bị đau.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon và giảm cân.
- Xuất hiện tình trạng cổ trướng (bụng sưng lên do tích tụ dịch).
- Người bệnh sẽ gặp hiện tượng vàng da/mắt và có thể cảm thấy ngứa da.
Các biểu hiện ung thư đại tràng di căn phổi:
- Ho dai dẳng, ho ra máu và tình trạng này diễn ra nặng hơn vào ban đêm.
- Khó thở, nhiễm trùng ngực.
- Tràn dịch màng phổi – là sự tích tụ của chất lỏng nằm ở giữa thành ngực và phổi.
Các dấu hiệu ung thư đại tràng xâm lấn hạch bạch huyết:
Các hạch bạch huyết là một phần của hệ thống ống và tuyến trong cơ thể, đảm nhận chức năng lọc chất lỏng trong cơ thể và có khả năng chống lại nhiễm trùng. Các tế bào ung thư thường đi theo hệ thống hạch bạch huyết để đến các cơ quan khác nên chúng có thể hình thành khối u mới tại đây. Khi ung thư di căn hạch sẽ gây ra các biểu hiện sau:
- Các hạch bạch huyết sưng hoặc cứng lên.
- Tế bào ung thư ngăn chất lỏng bạch huyết chảy ra ngoài dẫn đến sưng tấy ở cổ hoặc mặt do chất lỏng tích tụ ở khu vực đó (phù bạch huyết).
Ung thư đại tràng di căn xương gây ra các dấu hiệu sau:
- Đau nhức các khớp xương bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư.
- Xương yếu và giòn, có thể dễ bị gãy hơn trước.
- Ung thư xâm lấn xương làm giải phóng canxi vào máu (tăng canxi huyết) khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khát nước hoặc cáu gắt,…
Nguyên nhân ung thư đại tràng
Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa xác định được rõ đâu là nguyên nhân ung thư đại tràng chính xác. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết ở một người. Cụ thể như sau:
- Tuổi tác: ung thư đại tràng là bệnh thường được chẩn đoán ở độ tuổi trên 50. Do đó, những người trong độ tuổi >50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Chủng tộc người Mỹ gốc Phi: theo các nghiên cứu, người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc ung thư cao hơn.
- Từng mắc các bệnh về ung thư đại trực tràng polyp đại tràng sẽ có nguy cơ mắc bệnh K đại tràng cao.
- Các bệnh viêm mãn tính của đại đại tràng như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Mắc các hội chứng di truyền như: đa u tuyến gia đình (FAP) và hội chứng Lynch là một trong những yếu tố nguy cơ mắc bệnh.
- Gia đình có người mắc ung thư đại tràng khiến một người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Chế độ ăn ít chất xơ, nhiều chất béo và calo, thịt đỏ, hải sản.
- Lối sống ít vận động, người thừa cân, béo phì.
- Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc kháng insulin có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia số lượng lớn.
- Từng thực hiện xạ trị vùng bụng để điều trị các bệnh ung thư khác.
- Polyp tiền ung thư có thể biến chứng thành ung thư đại tràng như u tuyến, polyp có răng cưa,…
Các giai đoạn ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng giai đoạn 1
Đây là giai đoạn rất sớm của ung thư đại tràng và thường được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Trong thời kỳ này, các tế bào bất thường được tìm thấy trong lớp niêm mạc thành đại tràng và có khả năng trở thành ung thư, lây lan sang các mô xung quanh rất cao.
Ung thư đại tràng giai đoạn 2
Giai đoạn 1 và 2 được gọi là ung thư đại tràng giai đoạn đầu. Ở giai đoạn 2, các tế bào ung thư đã bắt đầu hình thành ở lớp niêm mạc thành đại tràng và lan đến các mô bên cạnh niêm mạc hoặc lớp cơ của thành đại tràng. Các tế bào ung thư lúc này vẫn chưa có dấu hiệu di căn và nằm trong giới hạn khu vực đại tràng.
Ung thư đại tràng giai đoạn 3
Ung thư đại tràng giai đoạn 3 được chia làm các giai đoạn nhỏ hơn như sau:
- Giai đoạn 3A: ung thư đã lan qua lớp cơ của thành đại tràng đến lớp thanh mạc (lớp ngoài cùng) của thành đại tràng.
- Giai đoạn 3B: các tế bào ung thư đã lan rộng qua lớp thanh mạc thành đại tràng để đến mô lót các cơ quan trong ổ bụng (phúc mạc nội tạng).
- Giai đoạn 3C: tế bào ung thư lan rộng qua lớp thanh mạc thành ruột kết để đến các cơ quan lân cận.
Ung thư đại tràng giai đoạn 4
Vào giai đoạn 4 của bệnh, ung thư được chia làm các nhóm nhỏ hơn, gồm có:
- Giai đoạn 4A: khối u đã phát triển đến hoặc xuyên qua các lớp cơ của đại tràng và được tìm thấy trong các hạch bạch huyết gần đó. Nó không lây lan đến các mô hoặc cơ quan ở xa.
- Giai đoạn 4B:
- Khối u đã phát triển qua các lớp ngoài cùng của đại tràng và xuyên qua phúc mạc nội tạng hoặc xâm lấn các cơ quan hoặc cấu trúc khác. Các tế bào ung thư thường được tìm thấy trong từ 1 – 3 hạch bạch huyết.
- Hoặc khối u không xuyên qua các lớp bên ngoài của thành ruột kết mà được tìm thấy trong 4 hoặc nhiều hạch bạch huyết gần đó.
Giai đoạn 3C: ung thư đã phát triển vượt ra ngoài các lớp cơ, các tế bào ung thư cũng được tìm thấy từ 4 hoặc nhiều hạch bạch huyết xung quanh đó.
Ung thư đại tràng giai đoạn cuối
Thời kỳ này còn được gọi là ung thư đại tràng di căn hoặc giai đoạn 5.
- Ung thư giai đoạn 5A cho thấy ung thư đã lan đến một vị trí xa như gan hoặc phổi.
- Giai đoạn 5B: là giai đoạn phát triển nhanh nhất của ung thư đại tràng, các tế bào ung thư đã bắt đầu lan đến hai hoặc nhiều cơ quan xa đại tràng như não, xương,…
Phác đồ điều trị ung thư đại tràng
Một phác đồ điều trị ung thư đại tràng thường bao gồm một hoặc nhiều phương pháp chữa trị kết hợp với nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe chung của người bệnh, vị trí khối u, giai đoạn ung thư. Các phương pháp thường được lựa chọn để điều trị K đại tràng bao gồm:
Phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho tất cả các giai đoạn của ung thư đại tràng. Phẫu thuật giúp cắt bỏ khối u ung thư có trong ruột kết bằng một trong các loại phẫu thuật sau:
- Nội soi: thủ thuật này được dùng để loại bỏ một số khối u ung thư có kích thước nhỏ, khu trú bằng thủ thuật này. Bác sĩ sẽ chèn một ống mỏng, dẻo có gắn đèn và camera để việc loại bỏ mô ung thư dễ dàng hơn.
- Phẫu thuật nội soi: bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch vài đường nhỏ ở bụng và đưa các dụng cụ có camera vào để loại bỏ các khối u lớn hơn.
- Phẫu thuật giảm nhẹ để làm giảm các triệu chứng bệnh trong trường hợp các tế bào ung thư đã di căn hoặc không thể điều trị được. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gắng loại bỏ nhiều tế bào ung thư nhất có thể để làm giảm sự tắc nghẽn trong đại tràng và kiểm soát các cơn đau, chảy máu và một vài biểu hiện bệnh khác.
Hóa trị liệu
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng các loại thuốc giúp triệt tiêu các tế bào ung thư thông qua đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh.
- Hóa trị trước phẫu thuật: làm nhỏ lại kích thước của khối u lớn để loại bỏ dễ dàng hơn bằng phẫu thuật.
- Hóa trị sau phẫu thuật (hóa trị bổ trợ): khi khối u ung thư có kích thước lớn hoặc đã di căn đến các hạch bạch huyết. Giúp loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể và góp phần làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Bên cạnh đó, liệu pháp hóa trị còn được sử dụng kết hợp với xạ trị để làm giảm nhẹ các triệu chứng ung thư đại tràng vào giai đoạn cuối khi các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan khác của cơ thể. Đối với một số bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối, có thể sẽ có 1 đợt hóa trị ngắn sau phẫu thuật để làm giảm các tác dụng phụ của phương pháp hóa trị truyền thống mà vẫn mang lại hiệu quả tương đương.
Xạ trị ung thư đại tràng
Xạ trị liệu sử dụng các nguồn năng lượng cao, mạnh mẽ như proton hoặc tia X để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư. Phương pháp này có thể làm thu nhỏ kích thước khối u ung thư lớn trước khi phẫu thuật để cắt bỏ dễ dàng hơn. Khi bệnh nhân không thể đáp ứng điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị sẽ được sử dụng để điều trị thay thế giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Đôi khi, phương pháp này được kết hợp với hóa trị liệu.
Điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu
Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng bằng phương pháp nhắm mục tiêu tập trung vào những bất thường cụ thể trong các tế bào ung thư và ngăn chặn chúng, từ đó khiến các tế bào ung thư chết. Thuốc nhắm mục tiêu có thể được kết hợp với hóa trị và được chỉ định điều trị cho bệnh nhân K đại tràng giai đoạn cuối.
Liệu pháp miễn dịch
Đây là một loại điều trị mới thường được dành cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối. Mục tiêu của liệu pháp miễn dịch là làm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể người bệnh với các tế bào ung thư để giúp chúng chống lại bệnh tật hiệu quả hơn. Trước khi thực hiện, bác sĩ có thể làm xét nghiệm tế bào ung thư của bạn trước để xem chúng có khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị này này không.
Các bài thuốc chữa ung thư đại tràng
Ngày nay, bên cạnh các phương pháp điều trị ung thư đại tràng bằng Y học hiện đại, nhiều bệnh nhân đã tìm đến các bài thuốc Đông y giúp hỗ trợ quá trình chữa trị bệnh diễn ra nhanh chóng. Các bài thuốc chữa ung thư đại tràng có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên giúp làm giảm các tác dụng phụ của phẫu thuật, hóa – xạ trị, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, an toàn và hầu như không gây ra tác hại.
Bài thuốc chữa ung thư đại tràng giai đoạn đầu (giai đoạn 1 và 2):
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 20g ý dĩ; 16g bạch tương thảo; bạch truật, quy đầu, bạch linh, đẳng sâm, xích thược, hồng đằng (mỗi loại 12g); 8g cho mỗi vị thảo dược: hạnh nhân, bán hạ, xa phần, đậu trấu, mộc hương, nhục, hậu phát.
- Cách sử dụng: đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống ngày 2 lần.
Bài thuốc trị K đại tràng giai đoạn tiến triển (giai đoạn 3 và 4):
- Nguyên liệu: 20g ý dĩ, 20h hoạt thạch, 16g sinh địa, 16g hoa hòe, 12g bạch hoa xà, 12g bán chi liên, 12g tiên hạc thảo, 8g đào nhân, 8g hồng hoa, 8g chi sắc, 8g bạch hoa xà, 4g cam thảo.
- Cách thực hiện: sắc các nguyên liệu trên với 1,5 lít nước và chia làm 2 lần uống trong ngày.
Phương thuốc giúp chữa ung thư đại tràng giai đoạn cuối:
- Thành phần: 16g hà thủ ô, 12g hoài sơn, 12g sơn thù, 10g tri mẫu, 9g trạch tả, 9g bạch linh, 9g hoàng bá, 9g đan bì.
- Cách sử dụng: đem sắc các vị thuốc trên và uống thay nước hàng ngày.
Các bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, không có tác dụng chữa khỏi bệnh hoàn toàn mà chỉ hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt, nâng cao thể trạng của người bệnh. Bệnh nhân K đại tràng không nên tự ý sử dụng các bài thuốc trên khi chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ hoặc lương y.
Hỏi đáp về bệnh ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng sống được bao lâu?
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) thường tính toán khả năng sống sót của một bệnh nhân ung thư bằng cách sử dụng tỷ lệ sống sót sau 5 năm. Tiên lượng sống sau 5 năm này thường được phân theo giai đoạn và mức độ lây lan của tế bào ung thư khi được chẩn đoán lần đầu.
- Nếu ung thư chưa lan ra ngoài đại tràng, khả năng sống sót sau 5 năm của bệnh nhân là 90%.
- Khi các tế bào ung thư lan đến các mô và hạch bạch huyết lân cận, tỷ lệ sống sót sau 5 năm giảm xuống còn 71%.
- Ung thư đại tràng lan lan đến các vị trí xa trong cơ thể, tỷ lệ sống sau 5 năm còn 14%.
Theo các bác sĩ, phát hiện và điều trị sớm là cách hiệu quả nhất giúp cải thiện thời gian sống cho người bệnh. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc bệnh nhân ung thư đại tràng sống được bao lâu, cụ thể như sau:
- Giai đoạn bệnh và mức độ lây lan của tế bào ung thư: ung thư ở giai đoạn đầu có tiên lượng sống tốt hơn so với giai đoạn ung thư đã di căn.
- Cấp độ ung thư và sự tham gia của các hạch bạch huyết: cấp độ ung thư càng cao thì tỷ lệ sống sau 5 năm càng giảm, cơ thể người bệnh có nhiều hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư thì nguy cơ bệnh có thể quay trở lại là rất cao.
- Sức khỏe chung của người bệnh có ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng điều trị và có thể đóng một vai trò trong kết quả của bạn.
- Tắc ruột kết: ung thư đại tràng có thể gây tắc ruột kết hoặc phát triển xuyên qua thành ruột kết và gây ra một lỗ thủng trên ruột làm ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh.
- Tuổi tác: bệnh nhân càng lớn tuổi thì mức độ tiếp nhận điều trị càng giảm khiến tiên lượng sống của họ bị ảnh hưởng.
Ung thư đại tràng có chữa được không?
Theo các bác sĩ, ung thư đại tràng có khả năng điều trị thành công nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Khi bệnh vào giai đoạn muộn, các tế bào ung thư bắt đầu lan đến các bộ phận khác trên cơ thể thì việc chữa trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Lúc này, các phương pháp điều trị không giúp bệnh nhân được khỏi bệnh hoàn toàn mà chỉ có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, làm chậm lại sự phát triển của các tế bào ung thư và giúp bệnh nhân có thể sống lâu hơn.
Nếu không được điều trị, ung thư đại tràng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau:
- Gây tắc đại tràng hoặc thủng ruột.
- Các tế bào ung thư di căn đến các cơ quan hoặc mô khác ở xa vị trí ban đầu.
- Ung thư tái phát trong đại tràng.
Ung thư đại tràng kiêng ăn gì?
Bệnh nhân ung thư đại tràng nên hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày như thực phẩm ướp nhiều muối, thịt muối, cá muối, đồ ăn quá mặn làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, dễ gây viêm/teo niêm mạc của đại tràng, tạo điều kiện cho ung thư phát triển. Bệnh nhân k đại tràng nên kiêng:
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia, đồ uống có ga, cafein,… không tốt cho tiêu hóa, khiến bệnh diễn tiến xấu hơn và có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.
- Hạn chế tiêu thụ quá nhiều các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt bò, thịt cừu. Chỉ nên ăn từ 2 đến 3 lần 1 tuần để cung cấp đủ protein cần thiết và làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn có ít dinh dưỡng và chứa nhiều chất bảo quản thực phẩm không tốt cho sức khỏe cũng như bệnh nhân ung thư đại tràng.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ăn nhanh, các loại thức ăn được chế biến dưới nhiệt độ cao, thực phẩm chiên nướng nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa, khiến người bệnh bị tiêu chảy hoặc buồn nôn.
- Các loại thực phẩm muối chua và lên men như dưa muối, thịt muối, cà muối,… khiến niêm mạc đại tràng kích thích và bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Hạn chế đồ ăn có nhiều đường, đồ ngọt bởi các loại thực phẩm này có thể làm tăng số lượng cũng như kích thước của các tế bào ung thư trong cơ thể và làm bệnh nhanh chóng chuyển sang giai đoạn di căn.
Ung thư đại tràng nên ăn gì?
Thao các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng trước, trong và sau khi điều trị ung thư có thể giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn, có đủ sức lực để duy trì và phục hồi sức khỏe. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mà bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn trong thực đơn hằng ngày của mình:
- Thực phẩm giàu protein giúp sửa chữa các tế bào và mô bị tổn thương bởi ung thư. giúp hồi phục miễn dịch như: thịt nạc (thịt gà, cá, gà tây), trứng, sản phẩm từ sữa ít béo, sữa chua, pho mát, các loại hạt, bơ hạt, đậu, sản phẩm từ đậu nành,…
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: cháo bột yến mạch, bánh mì nguyên cám, gạo lứt, mì ống nguyên cám cung cấp Carbohydrate và chất xơ giúp duy trì mức năng lượng cho bệnh nhân.
- Ăn nhiều loại trái cây và rau quả mỗi ngày cung cấp chất chống oxy hóa giúp chống lại ung thư như.
- Chất béo lành mạnh có trong dầu ô liu, bơ, quả hạch, hạt giống.
- Ăn nhiều khoai lang giúp nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
- Tăng cường ăn các loại rau họ cải (bông cải xanh, rau bina, bắp cải,…) và gừng, tỏi, nghệ trong chế biến các món ăn hàng ngày.
Ung thư đại tràng có lây không?
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng ung thư đại tràng có thể lây nhiễm trực tiếp từ người sang người hay qua các con đường khác như ăn uống, tiếp xúc hay đường máu,… Bệnh khởi phát từ các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống (chế độ ăn uống thiếu khoa học, lười vận động), mắc các bệnh về đường ruột, tuổi tác,… Do đó, ung thư đại tràng là bệnh không lây nhiễm.
Ung thư đại tràng có di truyền không?
Khi một người thân trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh, nhiều người thường đặt câu hỏi ung thư đại tràng có lây không? Như chúng tôi đã đề cập ở trên, một trong những yếu tố nguy cơ mắc K đại tràng ở một người có liên quan đến di truyền. Sự phát triển không kiểm soát của tế bào ung thư có thể xảy ra sau khi tổn thương di truyền hoặc thay đổi DNA. Một người có thể thừa hưởng khuynh hướng di truyền ung thư đại tràng từ người thân ruột thịt, đặc biệt nếu trong gia đình có một thành viên được chẩn đoán bệnh trước 50 tuổi.
Một số tình trạng di truyền cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, bao gồm:
- Polyposis u tuyến gia đình giảm độc lực hoặc liên quan đến MYH.
- Bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP).
- Hội chứng Gardner, Turcot (một loại FAP khác).
- Hội chứng Lynch, K đại trực tràng không nhiễm trùng di truyền.
- Hội chứng Polyposis ở tuổi vị thành niên.
- Hội chứng Muir – Torre (biến thể của hội chứng Lynch) hoặc Peutz – Jeghers.
Ung thư đại tràng có khả năng gây tử vong cao nếu không được điều trị tích cực và phát hiện trong giai đoạn sớm. Vì vậy, bệnh nhân nên tuân thủ tuyệt đối kế hoạch điều trị của bác sĩ, không nên tự ý bỏ hoặc sử dụng thêm các loại thuốc/phương pháp chữa trị khác. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, vận động phù hợp để ngăn ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tối ưu.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư