Có rất nhiều dạng viêm gan như: viêm gan do virus, viêm gan tự miễn, do rượu, do độc tố hoặc gan nhiễm mỡ gây ra,… Tuy nhiên, chỉ có duy nhất viêm gan virus B, C là có thể lây truyền từ người sang người. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được viêm gan lây qua đường nào?
Nội dung trong bài viết
Viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B (HBV) là một trong năm loại viêm gan siêu vi chính khiến gan bị tổn thương và ảnh hưởng đến chức năng. Theo các thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng 257 triệu người đang phải sống chung với viêm gan B. Viêm gan lây qua đường nào? Viêm gan B có thể lây lan khi máu, tinh dịch hoặc mồ hôi của cơ thể từ người khác bị nhiễm virus HBV xâm nhập vào cơ thể người không bị nhiễm bệnh.
Một người có thể bị phơi nhiễm virus viêm gan B từ:
- Sinh nở (lây từ mẹ bị nhiễm bệnh sang con trong khi sinh con).
- Quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus viêm gan B mà không có phương pháp bảo vệ.
- Dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc dụng cụ pha chế ma túy.
- Sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt như bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc các thiết bị y tế khác (máy đo đường huyết) với người bệnh viêm gan B.
- Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc vết loét hở của người bị bệnh.
- Tiếp xúc với máu của người bệnh thông qua kim tiêm, dụng cụ sắc nhọn khác như xăm hoặc xỏ khuyên.
HBV virus viêm gan lây qua đường nào? Virus viêm gan B không lây qua thức ăn, nước uống, cho con bú, ôm hay nắm tay. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sinh hoạt chung với người thân mắc bệnh viêm gan do virus HBV gây ra.
Nếu bạn lo lắng rằng mình có thể đã tiếp xúc với virus viêm gan B, hãy đến bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng ngay. Bởi việc phơi nhiễm virus viêm gan B hoàn toàn có thể được ngăn ngừa nếu bạn được tiêm phòng càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc với virus, lý tưởng nhất là trong vòng 24 giờ.
Viêm gan C lây qua đường nào?
Viêm gan C (HCV) là một loại virus lây truyền qua đường máu, một người có thể bị phơi nhiễm virus nếu tiếp xúc với máu có chứa virus. Virus viêm gan C rất khó bị tiêu diệt, ngay cả những đốm máu nhỏ không nhìn thấy được bằng mắt thường cũng có thể chứa virus.
HCV virus viêm gan lây qua đường nào? Theo các bác sĩ, những cách để loại virus này lây lan có thể kể đến như:
- Sử dụng chung kim tiêm với người bị nhiễm virus viêm gan C.
- Truyền máu mà không thực hiện xét nghiệm (khả năng này hiện nay rất khó xảy ra bởi hiện nay, máu thường được tiến hành xét nghiệm trước khi truyền vào cơ thể người bệnh).
- Vô tình bị chọc bằng ống tiêm đã qua sử dụng của bệnh nhân viêm gan C (điều này có thể xảy ra tại các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe).
- Trẻ sơ sinh được sinh ra khi người mẹ bị viêm gan C.
Viêm gan lây qua đường nào? Các trường hợp lây lan ít gặp của virus viêm gan C bao gồm:
- Quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh mà không có phương pháp bảo vệ an toàn. Đặc biệt là tiếp xúc có dính máu hoặc quan hệ qua đường hậu môn.
- Sử dụng chung một số vật dụng cá nhân có thể dính máu của người bệnh như bàn chải đánh răng hoặc dao cạo râu.
- Lây nhiễm qua các dụng cụ xăm hình hoặc xoe khuyên nếu chúng không được vệ sinh trước khi thực hiện.
Bệnh viêm gan C thường không có các triệu chứng rõ ràng nên một người có thể bị mắc bệnh mà không biết, khiến họ vô tình lây truyền bệnh cho người khác. Từ đó làm gia tăng nguy cơ tiếp xúc với virus viêm gan C.
Xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C hết bao nhiêu tiền?
Bên cạnh các thắc mắc bệnh viêm gan lây qua đường nào, nhiều người quan tâm đến vấn đề chi phí xét nghiệm viêm gan B, C là bao nhiêu? Viêm gan B và viêm gan C là bệnh phổ biến, có khả năng lây truyền cao. Do đó, cách tốt nhất để biết mình có bị phơi nhiễm hai loại virus này hay không chính là làm xét nghiệm. Vậy chi phí thực hiện xét nghiệm viêm gan B và C như thế nào?
Các xét nghiệm viêm gan B và C hầu hết là hình thức xét nghiệm máu để kiểm tra các kháng thể viêm gan trong đó. Các bác sĩ có thể tiếp tục thực hiện thêm các xét nghiệm khác để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trong tương lai. Xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định thực hiện và dịch vụ của từng bệnh viện, cơ sở xét nghiệm.
Các loại xét nghiệm viêm gan B
Xét nghiệm HBsAg: đây là chỉ số xét nghiệm các kháng nguyên của bề mặt virus viêm gan B. Nếu kết quả là âm tính có nghĩa là bạn chưa bị lây nhiễm bệnh và ngược lại, kết quả dương tính cho thấy bạn đã bị phơi nhiễm virus viêm gan B.
- Xét nghiệm Anti HBs: loại kháng thể phòng hộ này được hình thành khi virus HBV xâm nhập vào cơ thể hoặc khi tiêm vaccine viêm gan B.
- Xét nghiệm HBeAg (kháng nguyên e): virus viêm gan B lây lan nhanh khiến chỉ số kháng nguyên e tăng cao.
- Xét nghiệm Anti HBe: nếu loại xét nghiệm này cho kết quả dương tính thì bạn đã bị nhiễm virus viêm gan B.
- Xét nghiệm Anti HBc: là loại kháng thể đầu tiên được hình thành khi cơ thể lây nhiễm virus viêm gan B.
Các loại xét nghiệm viêm gan C
Xét nghiệm tìm kháng thể Anti HCV (antibodies): đây là loại kháng thể đầu tiên được sinh ra khi cơ thể mắc virus viêm gan C. Bằng cách xét nghiệm máu, bác sĩ có thể biết được loại virus viêm gan này có tồn tại trong cơ thể hay không thông qua kết quả âm tính hoặc dương tính.
- Xét nghiệm HCV – ARN: đây là loại xét nghiệm chuyên sâu, được thực hiện sau 1 đến 2 tuần sau khi lây nhiễm virus HCV để đo số lượng virus ARN (sự di truyền của virus viêm gan).
- Xét nghiệm chức năng gan: được bác sĩ chỉ định thực hiện để đo mức enzyme và protein trong gan. Nồng độ này thường tăng cao khi gan bị tổn thương hoặc nhiễm virus viêm gan C.
- Xét nghiệm Genotype: đây là hình thức xét nghiệm kiểu gen giúp xác định xem loại virus viêm gan C đang mắc phải.
- Các xét nghiệm khác giúp xác định mức độ tổn thương của gan do virus viêm gan C gây ra: sinh thiết gan, xét nghiệm men gan, siêu âm mô gan, chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ,…
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc về vấn đề viêm gan lây qua đường nào. Loại viêm gan siêu vi này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là ung thư gan. Để bảo vệ bản thân, bạn nên thực hiện tiêm ngừa vaccine viêm gan B, C; đồng thời xây dựng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng giúp tăng cường chức năng và nâng cao khả năng chống độc cho gan.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư