• Trang chủ
  • Tin Tức
  • Xét nghiệm HP ở đâu? Phác đồ điều trị HP? Ăn gì để diệt vi khuẩn HP?
2713 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Xét nghiệm HP ở đâu? Phác đồ điều trị HP? Ăn gì để diệt vi khuẩn HP?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một dạng xoắn khuẩn phát triển trong dạ dày và gây ra các bệnh như viêm loét dạ dày (cấp tính/mãn tính), ung thư dạ dày,… Xét nghiệm HP như thế nào? Đâu là phác đồ điều trị HP chuẩn và nên ăn gì để diệt vi khuẩn HP?

HP là gì? Vi khuẩn HP là gì?

Hp là viết tắt của Helicobacter Pylori, đây là một loại vi khuẩn chỉ lây nhiễm vào các mô niêm mạc dạ dày. Trong đó, chữ “H” (Helicobacter) có nghĩa là hình xoắn ốc, chỉ ra rằng vi khuẩn HP có hình dạng xoắn ốc.

Vi khuẩn HP dạ dày thường vô hại khi bị nhiễm nhưng có thể gây ra các vết loét trong dạ dày và ruột non. Loại vi khuẩn này có thể thích nghi trong môi trường có tính axit cao trong dạ dày hoặc làm thay đổi môi trường xung quanh nó, giảm độ axit dạ dày để tồn tại.

vi-khuan-HP-la-gi

Hình dạng xoắn ốc của vi khuẩn HP cho phép chúng có thể xâm nhập vào niêm mạc dạ dày mà các tế bào miễn dịch của cơ thể không thể tiếp cận chúng. Loại vi khuẩn này cản trở phản ứng miễn dịch nên có khả năng dẫn đến các vấn đề về dạ dày.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP

Nhiều người thường không nhận ra mình bị nhiễm khuẩn cho đến khi thực hiện các xét nghiệm HP. Vi khuẩn HP có thể gây ra những tổn thương cho dạ dày và đường tiêu hoá như đau bụng, đặc biệt là khi dạ dày trống rỗng. Cơn đau này thường kéo dài từ vài phút cho đến vài tiếng và âm ỉ không dứt và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn sau khi ăn, uống sữa hoặc uống thuốc kháng axit.

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm vi khuẩn HP:

  • Ợ hơi, ợ chua và đầy hơi (bụng phình to).
  • Hôi miệng, cảm thấy buồn nôn, nôn hoặc nôn ra máu.
  • Cảm thấy khó chịu ở vùng bụng, đau bụng âm ỉ.
  • Tiêu chảy, đi ngoài ra phân có màu sẫm hoặc màu giống như hắc ín.
  • Số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu) khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Giảm cảm giác thèm ăn hoặc ăn uống thấy không ngon miệng.

Xét nghiệm HP

Trong trường hợp bạn không xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm HP. Để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát trước cho người bệnh để kiểm tra các dấu hiệu đau bụng hoặc đầy hơi. Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP bao gồm: xét nghiệm tìm kháng thể trong máu, xét nghiệm hơi thở urê, tìm kháng nguyên trong phân, sinh thiết nội soi,… Dưới đây là các xet nghiệm HP:

  • Xét nghiệm máu và phân giúp tìm ra nhiễm trùng.
  • Kiểm tra hơi thởnồng độ urê trong hơi thở: với phương pháp xét nghiệm HP này, bạn sẽ được cho uống chất lỏng đặc biệt (urê) và thở vào một chiếc túi để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Nếu bạn nhiễm HP, vi khuẩn sẽ biến đổi urê trong cơ thể thành carbon dioxide và hơi thở có nồng độ khí cao hơn bình thường.
  • Xét nghiệm HP qua nội soi tiêu hóa trên: bác sĩ sử dụng ống mỏng, nhỏ có gắn camera ở đầu đưa vào cơ thể từ cổ họng xuống dạ dày của bạn. Quy trình này có thể giúp bác sĩ thu thập mẫu mô trong đó để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn HP.
  • Các xét nghiệm GI trên: bạn sẽ được uống chất lỏng bari trước khi chụp X-quang. Bari sẽ bao phủ cổ họng và dạ dày của bạn để làm chúng nổi bật rõ ràng trên hình ảnh thu được.
  • Xét nghiệm HP hình ảnh – Chụp cắt lớp vi tính (CT): phương pháp này sử dụng tia X-quang cực mạnh tạo ra những bức ảnh chi tiết về bên trong cơ thể bạn.

Phác đồ điều trị HP Bộ Y Tế

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP bậc 1: sử dụng 3 thuốc chuẩn

Phác đồ điều trị này thường được sử dụng cho người bệnh điều trị vi khuẩn HP lần đầu hoặc mức độ nhiễm khuẩn ở dạng nhẹ. Thời gian dùng thuốc kéo dài liên tục trong khoảng 7 đến 14 ngày, bao gồm:

  • Thuốc Amoxicillin (2 lần/ngày).
  • PPI (2 lần/ngày).
  • Clarithromycin (2 viên/ngày) hoặc Metronidazole (2 viên/ngày).

phac-do-dieu-tri-Hp-bo-y-te

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP bậc 2: liệu pháp 4 thuốc

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP 4 thuốc thường được sử dụng khi liệu pháp 3 thuốc không mang lại hiệu quả hoặc người bệnh đã dùng kháng sinh Clarithromycin trước đó. Phác đồ này thường kéo dài trong khoảng 14 ngày và cho hiệu quả điều trị thành công lên tới 95%. Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị bao gồm:

  • Tetracyclin (4 lần/ngày).
  • PPI (2 lần/ngày).
  • Bismuth (4 lần/ngày).
  • Metronidazole (2 lần/ngày) hoặc Amoxicillin (2 lần/ngày).

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP nối tiếp Bộ Y Tế

Phác đồ này áp dụng ngay sau khi 2 liệu trình điều trị trên kết thúc và kéo dài liên tục trong vòng 10 ngày như sau:

  • 5 ngày đầu tiên của liệu trình: PPI (2 lần/ngày) và Amoxicillin (2g/ngày).
  • 5 ngày cuối của liệu trình: PPI (2 lần/ngày), Clarithromycin (500mg x 2 viên/ngày), Tinidazole 500mg x 2 viên/ngày).

Phác đồ điều trị HP Bộ Y Tế 3 thuốc có Levofloxacin

Levofloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolon giúp ngăn cản sự tăng trưởng của vi khuẩn HP, áp dụng khi các phác đồ điều trị trên không mang lại hiệu quả tốt. Thời gian điều trị là 10 ngày với các loại thuốc như: Amoxicillin (2g/ngày), Levofloxacin (500mg x 2 viên/ngày), PPI (2 lần/ngày).

Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính

Khi người bệnh có kết quả xét nghiệm HP dương tính, bác sĩ sẽ điều trị cho họ bằng cách sử dụng ít nhất là 2 loại kháng sinh khác nhau cùng lúc để ngăn vi khuẩn phát triển đề kháng với 1 loại kháng sinh cụ thể. Thường mất 1 đến 2 tuần điều trị để bệnh thuyên giảm và các loại thuốc có được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc chẹn Histamin (H-2): kích hoạt sản xuất axit như Cimetidine (Tagamet HB), Famotidine (Fluxid, Pepcid ), Nizatidine (Axid) hoặc Ranitidine (Zantac), Bismuth (Subsalicylat).
  • Thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày: Dexlansoprazole (Dexilant), Lansoprazole (Prevacid), Esomeprazole (Nexium), Omeprazole (Prilosec), Pantoprazole (Protonix) hoặc Rabeprazole (Aciphex).
  • Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP như Amoxicillin, Clarithromycin (Biaxin), Metronidazole (Flagyl), Tetracycline (Sumycin) hoặc Tinidazole (Tindamax).

Xét nghiệm HP – Vi khuẩn HP sống được bao lâu?

xet-nghiem-hp-vi-khuan-hp-song-duoc-bao-lau

Theo các nghiên cứu, vòng đời của vi khuẩn HP phụ thuộc vào môi trường sống của chúng như sau:

  • Khi vi khuẩn HP sống trong môi trường dạ dày, cơ thể con người chính là yếu tố quyết định thời gian tồn tại của chúng. Bởi môi trường niêm mạc dạ dày tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển. Nếu không có bất kỳ tác động nào, vi khuẩn HP sẽ không bị tiêu diệt, chúng tiếp tục sinh sản và sẽ không bao giờ biến mất. Nếu người bệnh kiên trì điều trị, vi khuẩn HP sẽ dần chết.
  • Xét nghiệm HP sống trong môi trường đất thường chỉ sống được khoảng vài giờ nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm cao nếu được tiếp xúc với cơ thể người.
  • Trong môi trường nước, vi khuẩn HP có thể sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiệt độ nước và có thể tồn tại khoảng 1 năm khi ở ao, hồ, kênh,…
  • Xét nghiệm HP trong không khí có thể tồn tại từ 1 đến 4 tiếng sau khi ra khỏi cơ thể người.

Điều trị vi khuẩn HP bao lâu?

Như đã nói ở trên, thời gian điều trị sau khi xét nghiệm HP bằng thuốc kháng sinh thường kéo dài trong khoảng 14 ngày hoặc 2 đến 4 tuần phụ thuộc vào liều lượng của thuốc. Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh sẽ phải tiếp tục sử dụng thêm thuốc để ngăn ngừa các biến chứng và sự quay trở lại của vi khuẩn HP. Quá trình này sẽ kéo dài trong khoảng 4 đến 8 tuần.

Ngoài ra, điều trị vi khuẩn HP mất bao lâu còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như tinh thần căng thẳng, áp lực, chế độ sinh hoạt có lành mạnh hay không, ăn đồ tươi sống và sử dụng các chất kích thích, rượu bia,…

Ăn gì để diệt vi khuẩn HP?

Theo các bác sĩ, vi khuẩn HP tự nhiên có thể được loại bỏ thông qua chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, một thực đơn phù hợp, cân bằng dinh dưỡng sẽ hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và làm giảm các tác dụng phụ của HP gây ra. Cụ thể như sau:

  • Ăn nhiều rau xanh giúp ức chế hoạt động của HP như: bông cải xanh, cải bó xôi, ớt chuông, bắp cải,…
  • Sản phẩm làm từ sữa lên men: sữa chua uống, sữa chua có men vi sinh và lợi khuẩn.
  • Trái cây tươi, quả mọng: việt quất, dâu tây, mâm xôi, táo, anh đào,…
  • Mật ong, tỏi, dầu oliu, trà xanh,…
  • Tinh bột nghệ, gừng giúp ngăn chặn sự phát triển và bảo vệ dạ dày trước sự tấn công của vi khuẩn HP.

an-gi-de-diet-vi-khuan-hp

Vi khuẩn HP có lây không?

Theo nghiên cứu, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm vào dạ dày của một người từ thời thơ ấu. Chúng có thể phát triển thành các bệnh như viêm dạ dày hoặc viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, tạo ra độc tố cytotoxin A không bào (Vac-A).

Vi khuẩn HP rất dễ lây lan nhưng chúng có thể không gây ra các triệu chứng bệnh nào mà chỉ vi khuẩn trong ruột. Có 3 đường chính làm lây lan vi khuẩn HP dạ dày như sau:

  • Đường miệng: đây là con đường lây lan chính của vi khuẩn HP. Một người có thẻ bị nhiễm khuẩn thông qua tiếp xúc qua đường nước bọt, hôn, quan hệ tình dục bằng miệng, thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm phân.
  • Đường phân – miệng: đây là con đường lây lan trong cộng đồng của vi khuẩn HP do nguồn nước không được xử lý, điều kiện sống đông đúc, vệ sinh kém, ăn uống đồ sống làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn HP.
  • Các con đường lây nhiễm khác như sử dụng chung các thiết bị y tế không được về sinh tiệt trùng như dụng cụ nha khoa, nội soi dạ dày, soi tai mũi họng,…

Các xét nghiệm HP giúp tìm ra và xác định xem chúng có gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và có nguy cơ biến chứng thành ung thư hay không. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị tích cực. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để đạt hiệu quả điều trị tối ưu và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5 + 3 =