2801 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Ung thư dạ dày: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng, các giai đoạn, cách điều trị

Ung thư dạ dày là bệnh ung thư phổ biến về đường tiêu hóa, thường gặp ở độ tuổi trên 55 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu được điều trị trong giai đoạn sớm, bệnh nhân có cơ hội điều trị thành công rất cao. Vậy ung thư dạ dày là gì? Đâu là nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng, các giai đoạn và cách điều trị bệnh?

Ung thư dạ dày là gì?

ung-thu-da-day-la-gi

Ung thư dạ dày là bệnh bắt đầu khi các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong lớp lót bên trong của dạ dày. Các tế bào này có thể phát triển thành khối u ung thư và có xu hướng phát triển chậm trong nhiều năm.

Các loại ung thư dạ dày phổ biến hiện nay:

  • Ung thư biểu mô tuyến: là dạng bệnh mà các tế bào ung thư phát triển trong mô tuyến ở lớp trong cùng của dạ dày (niêm mạc) – tạo ra chất nhầy và dịch dạ dày. Có khoảng 90% trường hợp bệnh nhân mắc phải dạng ung thư này.
  • Linitis plastica là một loại ung thư biểu mô tuyến hiếm gặp, nó lan đến các cơ thành và làm dày thành dạ dày, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
  • Ung thư tế bào vảy: là một dạng ung thư dạ dày hiếm gặp, tế bào ung thư phát triển trong các tế bào vảy (tế bào phẳng, bao phủ bề mặt niêm mạc của dạ dày.
  • Khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST) là một loại sacôm hiếm gặp trong hệ tiêu hóa, thường xuất hiện ở thành dạ dày.
  • Các khối u carcinoid – phát triển trong các tế bào tạo hormone của dạ dày và thường không lây lan.
  • Khối u thần kinh nội tiết dạ dày (NET) hình thành trong một tế bào đặc biệt trong lớp niêm mạc của dạ dày là Cajal (tế bào nội tiết thần kinh của dạ dày). dạng bệnh này cực kỳ hiếm gặp nhưng có thể phát triển khắp đường tiêu hóa.
  • Lymphoma: là một dạng bệnh ung thư mô của hệ miễn dịch và có thể bắt đầu ở bất cứ nơi nào tìm thấy mô bạch huyết, bao gồm cả dạ dày. Các u lympho trong dạ dày khá hiếm và chỉ chiếm khoảng 4% tổng số các bệnh ung thư dạ dày.

Nguyên nhân ung thư dạ dày

Theo các bác sĩ, hiện nay chưa xác định được rõ đâu là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư trong dạ dày. Các yếu tố nguy cơ này bao gồm một số bệnh và tình trạng sức khỏe nhất định, chẳng hạn như:

  • Ung thư hạch (một nhóm ung thư máu) gây ra.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) – bệnh nhiễm trùng dạ dày phổ biến, có thể dẫn đến loét dạ dày, tạo điều kiện cho ung thư phát triển.
  • Khối u ung thư ở các bộ phận khác của hệ tiêu hóa di căn đến.
  • Bệnh polyp dạ dày: sự phát triển bất thường của mô hình thành trên niêm mạc dạ dày làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở một người.
  • Tuổi tác: ung thư dạ dày thường gặp ở những người trên 55 tuổi. Do đó, những người >55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc K dạ dày cao hơn so với phụ nữ.
  • Di truyền: nếu trong gia đình có người thân bị bệnh, nguy cơ mắc ung thư dạ dày của bạn sẽ cao hơn người bình thường.
  • Chế độ ăn nhiều muối, thực phẩm chứa chất bảo quản, đồ muối chua,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Tiền sử bệnh tật: những người từng phẫu thuật ung thư dạ dày có nguy cơ tái phát bệnh cao, người bị thiếu máu ác tính, nhiễm Achlorhydria (không có axit clohydric trong dịch vị để tiêu hóa thức ăn) có nguy cơ rủi ro cao phát triển thành ung thư.
  • Thừa cân, béo phì, lạm dụng thuốc lá, rượu bia là những nguyên nhân ung thư dạ dày hoặc các bệnh ung thư nguy hiểm khác.

Dấu hiệu ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh phổ biến nhưng rất khó chẩn đoán bởi bệnh thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào trong giai đoạn sớm. Chỉ đến khi bệnh di căn tới các bộ phận khác trên cơ thể thì các dấu hiệu ung thư dạ dày mới xuất hiện rõ ràng và người bệnh mới phát hiện và được chẩn đoán bệnh. Điều này khiến việc điều trị ung gặp nhiều khó khăn hơn.

dau-hieu-ung-thu-da-day

Các triệu chứng thường gặp của ung thư dạ dày có thể kể đến như sau:

  • Khó nuốt hoặc cảm thấy đau, nóng rát khi nuốt. Thức ăn có thể bị mắc lại hoặc dính trong cổ họng, ngực.
  • Giảm cân quá mức mà không tìm được nguyên nhân.
  • Đau vùng thượng vị bụng hoặc sau xương ức (ống xương dẹt, dài và nằm giữa ngực).
  • Khó tiêu và ợ hơi/ợ chua kéo dài không khỏi do axit từ dạ dày bị trào ngược lên ống dẫn thức ăn (thực quản).
  • Cảm thấy no rất nhanh sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn.
  • Buồn nôn do tắc nghẽn dạ dày, cản trở đường đi của thức ăn.
  • Xuất huyết (chảy máu) dạ dày: thường diễn ra ở giai đoạn cuối của bệnh và gây thiếu máu khiến người cảm thấy mệt mỏi và khó thở.
  • Phân sẫm màu hoặc có máu trong phân nếu dạ dày bị khối u chèn ép và chảy máu.

Biểu hiện, triệu chứng ung thư dạ dày

Như đã nói ở trên, giai đoạn đầu ung thư dạ dày thường không có triệu chứng cụ thể nào. Tuy nhiên, khi ung thư dạ dày di căn (giai đoạn cuối) có thể xuất hiện các triệu chứng K dạ dày liên quan đến khu vực mà nó lan đến. Cụ thể như sau:

Các triệu chứng của ung thư di căn đến gan

  • Khi ung thư dạ dày lây lan đến gan, bạn có thể sẽ gặp phải các triệu chứng sau:
  • Khó chịu hoặc cảm thấy đau vùng bụng bên phải.
  • Cảm thấy mệt mỏi, kén ăn và giảm cân nhanh.
  • Bụng sưng lên hoặc tích tụ chất lỏng vùng bụng (cổ trướng).
  • Phần lòng trắng mắt hoặc làn da đổi màu vàng.
  • Ngứa da hoặc da xuất hiện các vết mẩn đỏ.

Các biểu hiện ung thư dạ dày di căn phổi

  • Ho dai dẳng kéo dài không dứt.
  • Khó thở hoặc đau tức ngực.
  • Bạn có thể sẽ bị nhiễm trùng ngực.
  • Tràn dịch màng phổi (chất lỏng tích tụ lại ở phổi và thành ngực).

Các triệu chứng khi ung thư di căn từ dạ dày đến các hạch bạch huyết

  • Hạch bạch huyết ở ngực cứng hoặc sưng lên khiến bạn gặp khó khăn khi nuốt.
  • Đau bụng trên dữ dội và di chuyển ra sau lưng nếu bạn bị ung thư ở các hạch bạch huyết ở phía sau bụng.
  • Sưng bụng, đầy hơi, khó khăn khi ngồi hoặc di chuyển nếu ung thư di căn đến mô lót bụng (phúc mạc).
  • Ăn không ngon, táo bón hoặc cảm thấy hụt hơi.

Các giai đoạn ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày giai đoạn 0

Đây là giai đoạn sớm nhất của ung thư dạ dày, thường được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Bởi lúc này, các tế bào ung thư được tìm thấy ở thấy trong niêm mạc (lớp trong cùng) của thành dạ dày. Các tế bào bất thường này có thể phát triển thành ung thư và xâm lấn sang các mô bình thường lân cận.

Ung thư dạ dày giai đoạn 1

Giai đoạn I của ung thư dạ dày được chia thành các giai đoạn nhỏ hơn là IA và IB:

  • Giai đoạn IA: các tế bào ung thư hình thành ở niêm mạc dạ dày và có thể di căn đến lớp mô nằm cạnh niêm mạc bụng.
  • Giai đoạn IB: các tế bào ung thư hình thành ở lớp dưới niêm mạc hoặc 1 đến 2 hạch bạch huyết gần đó hoặc lan đến lớp cơ.

Ung thư dạ dày giai đoạn 2

Ung thư dạ dày giai đoạn II được chia thành các giai đoạn IIA và IIB:

  • Giai đoạn IIA: các tế bào ung thư có thể lan đến 3 hoặc 6 hạch bạch huyết gần đó hoặc đã lan rộng đến subserosa (lớp mô liên kết bên cạnh các lớp cơ) của thành dạ dày.
  • Giai đoạn IIB: ung thư đã lan đến 7 đến 15 hạch bạch huyết lân cận hoặc đã lan đến lớp thanh mạc (lớp ngoài cùng) của thành dạ dày.

giai-doan-ung-thu-da-day

Ung thư dạ dày giai đoạn 3

  • Giai đoạn IIIA: các tế bào ung thư đã lan rộng đến lớp cơ của thành dạ dày hoặc 7 đến 15 hạch bạch huyết lân cận.
  • Giai đoạn IIIB: ung thư đã lan đến 16 hoặc nhiều hơn các hạch bạch huyết lân cận và bắt đầu di căn đến các cơ quan xung quanh như gan, cơ hoành, tuyến tụy, ruột non hoặc phía sau bụng.
  • Giai đoạn IIIC: ung thư đã lan rộng đến 16 hoặc nhiều hơn các hạch bạch huyết lân cận và các cơ quan xung quanh khác.

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Đây còn được gọi là giai đoạn 4 hoặc giai đoạn di căn của bệnh. Khi đó các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn từ dạ dày đến các cơ quan xa như phổi, lá lách, xương, gan, não, các hạch bạch huyết ở xa hoặc các mô lối bụng trường.

Phác đồ điều trị ung thư dạ dày

Một phác đồ điều trị ung thư dạ dày mà bác sĩ lựa chọn điều trị cho người bệnh thường phụ thuộc và giai đoạn, loại bệnh ung thư, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của họ. Kế hoạch điều trị bệnh thường gồm các phương pháp sau:

Phẫu thuật ung thư dạ dày

Đây là phương pháp thường được sử dụng trong hầu hết các giai đoạn của bệnh. Các loại phẫu thuật có thể được sử dụng như sau:

  • Loại bỏ một phần dạ dày: bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ một phần có chứa ung thư, các hạch bạch huyết lân cận, mô hoặc các bộ phận gần khối u hoặc lá lách nằm ở bên trái bụng.
  • Cắt toàn bộ dạ dày và một số hạch bạch huyết quanh khối u, một phần của thực quản, ruột non và các mô khác gần khối u.

Nếu khối u ung thư chặn lại dạ dày mà không thể thực hiện loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật tiêu chuẩn. Bác sĩ có thể áp dụng các thủ thuật sau:

  • Đặt stent nội soi: là thủ thuật đưa stent (ống mỏng, có thể mở rộng) từ thực quản để đi xuống dạ dày hoặc từ dạ dày xuống dưới ruột non để giúp cho bệnh nhân có thể ăn uống bình thường.
  • Endoluminal điều trị bằng laser: là quy trình nội soi bằng tia laser (chùm ánh sáng cường độ cao có thể được sử dụng như một con dao) được đưa vào cơ thể để loại bỏ ung thư.
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần của dạ dày bị ung thư để ngăn chặn việc mở vào ruột non. Dạ dày được kết nối với hỗng tràng (một phần của ruột non) để cho thức ăn và thuốc đi từ dạ dày vào ruột non.

mo-ung-thu-da-day

Nội soi cắt bỏ niêm mạc

Là thủ thuật sử dụng ống nội soi để loại bỏ ung thư giai đoạn đầu và các khối tiền ung thư từ niêm mạc của đường tiêu hóa mà không cần phẫu thuật. Thủ thuật này dùng dụng cụ mỏng giống như ống, có đèn chiếu và thấu kính để quan sát. Nó cũng có thể bao gồm các công cụ để loại bỏ sự phát triển khỏi niêm mạc của đường tiêu hóa.

Hóa trị liệu

Đây là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng các loại thuốc bằng cách tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phân chia của các tế bào ung thư. Các phương thức hóa trị được thực hiện sẽ phụ thuộc vào loại và giai đoạn bệnh.

  • Hóa trị toàn thân: được thực hiện bằng đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch/cơ, thuốc hóa trị đi vào máu và tiếp cận với các tế bào ung thư trên khắp cơ thể.
  • Hóa trị khu vực (vùng): thuốc hóa trị được đặt trực tiếp vào dịch não tủy, cơ quan hoặc khoang bụng và tác động đến các tế bào ung thư ở những khu vực đó.

Xạ trị

Xạ trị là một liệu pháp điều trị ung thư dạ dày bằng cách sử dụng các tia năng lượng cao hoặc các loại bức xạ khác để loại bỏ các tế bào ung thư và ngăn cản không cho chúng phát triển. Xạ trị bên ngoài: sử dụng máy bên ngoài cơ thể để chiếu bức xạ đến vùng cơ thể bị ung thư qua da.

Xạ trị bên trong: các tia bức xạ được chiếu trực tiếp vào vị trí chứa tế bào ung thư cần loại bỏ và tiêu diệt chúng.

Liệu pháp nhắm mục tiêu

Đây là loại điều trị sử dụng thuốc hoặc các chất khác để xác định và tấn công vào các tế bào ung thư cụ thể. Liệu pháp nhắm mục tiêu thường ít gây ra tác hại cho tế bào bình thường hơn so với hóa – xạ trị.

  • Liệu pháp kháng thể đơn dòng: sử dụng các kháng thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm được lấy ra từ hệ thống miễn dịch của người bệnh. Các kháng thể gắn vào các chất này và tiêm truyền lại vào cơ thể người bệnh để tiêu diệt và ngăn không cho ung thư lây lan.
  • Thuốc ức chế Multikinase: là những loại thuốc phân tử nhỏ đi qua màng tế bào và hoạt động bên trong tế bào ung thư để ngăn chặn nhiều tín hiệu protein mà tế bào ung thư cần để phát triển và phân chia.

Liệu pháp miễn dịch

Là phương pháp điều trị ung thư dạ dày bằng cách sử dụng hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để chống lại ung thư. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một số chất trong hệ thống miễn dịch tự nhiên của con người để nghiên cứu thay thế và tạo ra chất mới trong phòng thí nghiệm. Chất này có khả năng khôi phục lại khả năng phòng thủ của cơ thể trước sự tấn công của các tế bào ung thư.

Hỏi đáp về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

ung-thu-da-day-song-duoc-bao-lau

Khi được phát hiện ở giai đoạn sớm và được điều trị tích cực, bệnh nhân có cơ hội điều trị thành công cao. Khi bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn cuối, có nghĩa là ung thư đã di căn thì cơ hội sống của họ không cao. Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân K dạ dày là khoảng 31,9%. Dưới đây là tiên lượng sống của họ sau 5 năm theo từng giai đoạn:

  • Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với ung thư dạ dày giai đoạn IA là 71%.
  • Giai đoạn 1B có tiên lượng sống sau 5 năm là 57%.
  • Ung thư dạ dày giai đoạn 2A: 46%.
  • Giai đoạn 2B: 33%.
  • Tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư giai đoạn 3A là 20%.
  • Ung thư dạ dày giai đoạn 3B là khoảng 14%.
  • Tiên lượng sống sau 5 năm của K dạ dày giai đoạn 3C: 9%.
  • Vào giai đoạn cuối của bệnh, bệnh nhân có thể sống sau 5 năm chỉ còn 4%.

Ung thư dạ dày có chữa được không?

Ung thư dạ dày có diễn tiến phức tạp, có nguy cơ tái phát và di căn cao. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khả năng bệnh được chữa trị thành công rất cao. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn di căn, tiên lượng sống không cao và không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Mục đích của các phương pháp điều trị lúc này nhằm giảm nhẹ triệu chứng, làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư để người bệnh có thể sống được lâu hơn.

Ung thư dạ dày kiêng ăn gì?

  • Thận trọng với các sản phẩm từ sữa sau khi phẫu thuật cắt dạ dày bởi bệnh nhân có thể gặp chứng không dung nạp lactose sau điều trị. Tránh các sản phẩm: sữa, súp kem, kem, sữa chua và pho mát.
  • Hạn chế đồ ngọt và đường bổ sung ít dinh dưỡng và làm gia tăng mắc tiểu đường.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia hoặc uống ở mức độ vừa phải nếu không tránh được.
  • Không ăn đồ cay nóng, chứa chất kích thích, cafein làm cản trở quá trình điều trị bệnh.
  • Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn.
  • Cắt giảm các loại thịt như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội, đồ ăn nhanh.
  • Các loại thực phẩm lên men như: thịt muối, dưa cà muối, thịt ngâm,…
  • Kiêng nhóm thực phẩm có hàm lượng chất xơ khó hòa tan như lúa mạch nguyên hạt, đậu nành, kiều mạch, bắp rang, hạt kê, vừng đen, hạt quinoa, hạt có vỏ,…
  • Hạn chế thực phẩm nhiều muối, chứa nhiều chất phụ gia.

Ung thư dạ dày nên ăn gì?

  • Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư dạ dày. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm làm giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn:
  • Thực phẩm giàu Quercetin có trong hành tây, táo, trái cây họ cam quýt, anh đào, bông cải xanh,…
  • Sử dụng nghệ: bởi nghệ chứa tinh chất curcumin có khả năng chống viêm, đặc tính chống ung thư mạnh và có thể kích hoạt cơ chế tự hủy của tế bào ung thư.
  • Tỏi, hành tây giàu Allicin giúp chống lại ung thư dạ dày hiệu quả.
  • Thực phẩm giàu vitamin A, C và E: trái cây họ cam quýt, cà chua, cà rốt, khoai lang, rau bina, hạnh nhân,…
  • Chọn thực phẩm giàu protein nạc giúp cơ thể sửa chữa các tế bào và hệ thống miễn dịch phục hồi điều trị như: thịt gà, cá, gà tây, trứng, bơ hạt,…
  • Chọn nguồn chất béo lành mạnh: dầu ô liu, bơ, quả hạch, hạt giống,…

ung-thu-da-day-nen-an-gi

Ung thư dạ dày có lây không?

Theo các chuyên gia, ung thư dạ dày là bệnh không lây lan trực tiếp từ người sang người, ngay cả khi bệnh đang ở giai đoạn di căn. Ung thư dạ dày là bệnh bắt nguồn từ các gen đột biến làm các tế bào hoạt động quá mức và tạo thành khối u ung thư. Do đó mà ung thư dạ dày không phải là bệnh có thể lây truyền được.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc K dạ dày do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) thì những người xung quanh có khả năng bị lây nhiễm cao nếu ăn uống chung bát đũa và thìa.

Ung thư dạ dày có di truyền không?

Như đã nói ở trên, ung thư dạ dày xảy ra khi các gen bị biến đổi và hình thành nên tế bào ung thư. Do đó, K dạ dày có khả năng di truyền. Theo các bác sĩ, có khoảng 10% trường hợp bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có liên quan đến vấn đề di truyền. Một số người thừa hưởng các đột biến gen (thay đổi) từ cha mẹ của họ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.

Tình trạng này gây ra khuynh hướng di truyền phát triển thành K dạ dày như sau:

  • Hội chứng ung thư dạ dày lan tỏa di truyền.
  • Hội chứng Lynch: ung thư đại trực tràng không đa polyp di truyền.
  • Hội chứng Li – Fraumeni.
  • Hội chứng PJS: Peutz – Jeghers.

Mổ ung thư dạ dày hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, chi phí mổ ung thư dạ dày thường dao động từ 6 đến 40 triệu mà chưa bao gồm các chi phí khác. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ước tính bởi mổ ung thư dạ dày hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:

  • Đơn vị thực hiện phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư dạ dày.
  • Tình trạng bệnh của mỗi người: kích thước khối u, giai đoạn bệnh,…
  • Thời gian người bệnh nằm viện để hồi phục và chăm sóc sức khỏe sau mổ.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin cần biết về ung thư dạ dày. Để có thể bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này, hãy chăm sóc sức khỏe khoa học qua chế độ ăn uống cũng như tập luyện. Đồng thời thường xuyên tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm và có phương hướng điều trị tốt nhất.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

67 + = 69