2641 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Điều bạn cần biết về ung thư gan giai đoạn cuối

Ung thư gan là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm có tỷ lệ gây tử vong cao. Đặc biệt khi bệnh ở giai đoạn cuối có những diễn tiến xấu và di căn xa làm giảm cơ hội sống của bệnh nhân. Dưới đây là những điều bạn cần biết về ung thư gan giai đoạn cuối.

Ung thư gan ở giai đoạn cuối hình thành khi các cơ quan xung quanh gan xuất hiện các khối u ác tính, một vài khối u có kích thước lớn hơn 5cm. Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư đã xâm nhập vào các hạch bạch huyết lân cận, đi theo mạch máu di căn sang các cơ quan gần gan và nội tạng.

Những biểu hiện của ung thư gan giai đoạn cuối

Ung thư gan ở giai đoạn cuối được biểu hiện cực kỳ rõ ràng và nghiệm trọng hơn các giai đoạn trước. Các triệu chứng ung thư gan được biểu hiện như sau:

Mệt mỏi, sút giảm cân nặng nhanh chóng

Ung thư gan thời kỳ cuối khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi về tinh thần lẫn thể xác. Bệnh nhân ung thư gan luôn trong trạng thái mệt mỏi cho dù nghỉ ngơi đầy đủ và có thể mất đi khả năng lao động. Chính vì vậy, bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối nên đi bộ, làm việc nhẹ nhàng, tránh hoạt động mạnh tác động xấu đến sức khỏe.

Mệt mỏi kéo dài khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng và có thể sút khoảng 5 – 6 kg trong 1 tháng, có trường hợp bệnh nhân còn sút cân nhanh hơn. Để giảm bớt triệu chứng mệt mỏi kéo dài, bạn cần kiểm soát các triệu chứng khác của bệnh như táo bón, đau bụng, rối loạn tiêu hóa,…

Rối loạn tiêu hóa

Biểu hiện này xảy ra khi chức năng gan và hệ tiêu hóa bị suy giảm do tác động của khối u ung thư. Bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp các triệu chứng như đau bụng dữ dội, táo bón hoặc tiêu chảy,… đi kèm với đó là tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

Bên cạnh đó, ở thời kỳ này, tần suất đi đại tiện trong ngày của bệnh nhân ung thư gan thời kỳ cuối tăng lên bất thường. Khi quan sát sẽ thấy phân nát và chứa chất nhầy đi kèm.

Đau tức liên tục

Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối sẽ liên tục gặp các cơn đau bụng dữ dội, kéo dài. Hiện tượng đau quặn thắt này là do khối u ung thư phát triển, chèn ép lên các mô gan lành xung quanh và ảnh hưởng tới dạ dày.

Để chấm dứt các cơn đau khó chịu này, bệnh nhân phải nhờ sự trợ giúp của thuốc giảm đau. Tuy nhiên, các loại thuốc giảm đau này khi được sử dụng liên tục và nhiều lần sẽ làm suy giảm chức năng gan.

Gan to

Ở thời kỳ này, người bệnh có thể sờ thấy được các khối u trên cơ thể do gan bị to lên và rất trầm trọng. Các khối u này có dạng cục và đủ kích thước to, nhỏ khác nhau khiến sức khỏe bệnh nhân suy kiệt nghiêm trọng.

Xuất huyết tiêu hóa

Biểu hiện nghiêm trọng nhất của ung thư gan giai đoạn cuối là bệnh nhân xuất hiện tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Nguyên nhân của hiện tượng này là do gan và dạ dày gần nhau và có mối liên quan mật thiết, gan bị hỏng dẫn đến dạ dày có những biểu hiện xấu. Ngoài ra, ung thư gan giai đoạn cuối cũng làm cho lá lách của bệnh nhân phát triển to hơn.

Vàng da và xanh xao

Tình trạng da có màu vàng (vàng rơm) và xanh xao thường có ở khoảng 85% bệnh nhân ung thư gan. Đây là những biểu hiện rõ rệt nhất khi bệnh chuyển sang thời kỳ cuối. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do khối u gan lớn hơn, chèn ép lên gan gây tắc nghẽn ống mật, tăng nồng độ bilirubin và có thể gây ngứa da, nước tiểu sẫm màu hoặc vàng mắt.

trieu-chung-ung-thu-gan-giai-doan-cuoi

Cổ trướng

Ung thư gan ở giai đoạn cuối sản sinh ra chất dịch trong khoang bụng khiến bệnh nhân bị phù hai chi dưới, bụng trướng to có màu vàng như cỏ úa hoặc màu đỏ máu gây cảm giác khó chịu.

Sốt cao

Bệnh nhân ung thư gan ở thời kỳ cuối thường có biểu hiện sốt cao không ngừng, kéo dài khoảng vài ngày hoặc cả tháng và hiếm khi sốt nhẹ. Khi triệu chứng sốt cao xuất hiện, người nhà, bác sĩ cần có biện pháp hạ sốt ngay cho người bệnh và hạn chế tình trạng mất nước, điện giải.

Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không?

Hiện nay chưa có phác đồ điều trị hay phương pháp nào có thể điều trị ung thư gan thời kỳ cuối khỏi hoàn toàn. Phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra giúp cải thiện sức khỏe, kiểm soát các cơ đau và duy trì sự sống của người bệnh.
Trong giai đoạn này, các phương pháp điều trị chính là hóa trị, xạ trị hoặc hóa xạ trị kết hợp. Tuy nhiên, việc điều trị trong giai đoạn này lại khiến cho sức khỏe của bệnh nhân suy nhược và mệt mỏi.

Ung thư gan thời kỳ cuối không có khả năng được điều trị khỏi bởi lúc này gan đã bị tổn thương nặng nề, di căn sang các bộ phận khác như xương, phổi, tim,… Nhưng bệnh nhân vẫn cần phải tiếp tục điều trị để ngăn chặn ung thư tiến triển nặng hơn và giúp kéo dài sự sống.

Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), tiên lượng tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối rất thấp, chỉ khoảng 15%. Hầu hết các bệnh nhân có thể sống thêm 6 tháng đến 1 năm kể từ khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối, thậm chí có trường hợp tử vong sau khoảng 1 tháng.

Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể người, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng nên khi gan bị phá hủy sẽ kéo theo chức năng của các cơ quan khác bị ảnh hưởng. Đi cùng với đó là tâm lý lo lắng, suy sụp của bệnh nhân khiến sức khỏe bị tụt dốc khiến thời gian sống bị rút ngắn.

ung-thu-gan-giai-doan-cuoi

Ngoài ra, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào kích thước khối u, mức độ di căn của tế bào ung thư, số lượng tế bào bị thương tổn, sức khỏe của bệnh nhân,…

Trong trường hợp ung thư khu trú trong gan, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân là khoảng 28%. Khi các tế bào ung thư xâm lấn sang các cơ quan lân cận thì tỷ lệ này còn khoảng 7% và thời gian sống sẽ giảm xuống 2 năm nếu ung thư gan đã di căn sang các cơ quan, mô ở xa.

Ung thư gan ở giai đoạn cuối có lây không?

Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng ung thư gan thời kỳ cuối có khả năng lây nhiễm từ người sang người qua đường tiếp xúc gần, ăn uống chung bát đũa, sống chung, hôn hay quan hệ tình dục. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sống cùng và chăm sóc sức khỏe cho người thân mắc bệnh ung thư gan đã chuyển sang giai đoạn cuối.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc ung thư gan do virus viêm gan C, B gây ra thì khả năng lây nhiễm là rất cao, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để phòng ngừa và tránh lây nhiễm chéo trong gia đình.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối

Nhiều người cho rằng bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối nói chung không còn nhiều thời gian sống nên muốn ăn gì cũng được. Tuy nhiên, không phải thức ăn nào cũng tốt cho bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn cuối. Bởi chế độ ăn uống cũng góp phần giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh, giúp duy trì cân nặng, sức khỏe để chống lại bệnh.

ung-thu-gan-giai-doan-cuoi

Bệnh nhân ung thư gan thời kỳ cuối cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất bởi gan tổn thương khiến cơ thể bị thiếu chất, không đủ sức để tiếp nhận điều trị. Chính vì vậy, bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối cần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, đảm bảo an toàn và dễ tiêu hóa.

Thực phẩm bệnh nhân ung thư gan thời kỳ cuối nên ăn

  • Protein nạc có trong thịt trắng (thịt gà, cá, gà tây,…), trứng, đậu nành, các loại hạt, thực phẩm từ sữa ít béo,…
  • Bổ sung trái cây và rau quả, trái cây giàu chất chống oxy hóa như rau cải bó xôi, khoai lang, bông cải xanh, táo, cam, dâu tây, mâm xôi, cà rốt, bí, dưa đỏ,…
  • Uống trà gừng có thể làm giảm cảm giác buồn nôn cho bệnh nhân.
  • Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc như gạo lứt, bột yến mạch, mì ống, bánh mì nguyên cám,…
  • Chất béo lành mạnh có trong bơ thực vật, dầu cá, quả hạnh,…
  • Uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.

thuc-pham-benh-nhan-ung-thu-gan-giai-doan-cuoi-nen-an

 

Các thực phẩm bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối cần tránh

  • Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt trâu) chứa nhiều protein béo khiến gan bị suy giảm.
  • Thực phẩm chứa nhiều muối khiến các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
  • Uống rượu bia, đồ uống có ga, hút thuốc lá, chất kích thích làm tăng gánh nặng cho gan, cản trở quá trình điều trị bệnh.
  • Thực phẩm nhiều đường như kẹo, bánh ngọt,…

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những điều bạn cần biết về ung thư gan giai đoạn cuối. Mặc dù bệnh ở thời kỳ này không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn nhưng bạn vẫn có thể kéo dài thời gian sống cho mình bằng chế độ tập luyện, ăn uống khoa học, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 + 5 =