2804 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Nổi hạch sau tai là bệnh gì? Cách điều trị nổi hạch sau tai?

Nổi hạch sau tai là hiện tượng cơ thể phản ứng lại với nhiễm trùng hoặc virus xâm nhập. Một số hạch bạch huyết bị sưng sẽ trở lại bình thường khi tình trạng cơ thể trở nên tốt hơn. Vậy nổi hạch sau tai là bệnh gì và cách điều trị như thế nào?

Nổi hạch sau tai là gì?

Hạch có tên gọi đầy đủ là hạch bạch huyết, tuyến bạch huyết đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể chống lại khả năng nhiễm trùng. Các hạch này có chức năng lọc các chất đi qua dịch bạch huyết và chúng chứa các tế bào lympho (tế bào bạch cầu) giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Có hàng trăm hạch bạch huyết được tìm thấy trên khắp cơ thể. Chúng được kết nối với nhau bằng các mạch bạch huyết. Các cụm hạch bạch huyết được tìm thấy ở cổ, nách (dưới cánh tay), ngực, bụng, sau tai và bẹn.

noi-hach-sau-tai-la-gi

Sưng hạch sau tai có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang chống lại nhiễm trùng hoặc bệnh tật. Khi đối mặt với nhiễm trùng hoặc bệnh tật, các hạch bạch huyết sau tai sẽ tích tụ vi khuẩn và tế bào chết hoặc bệnh khiến chúng sưng và nổi lên bề mặt da. Điều này thường không gây nguy hiểm nhưng nếu nó phát triển to ra, gây đau mà không có nguyên nhân rõ ràng, bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.

Nổi hạch sau tai là bệnh gì?

Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng nổi hạch sau tai là do nhiễm trùng, nhiễm virus như cảm cúm thông thường. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác có thể gây sưng hạch bạch huyết sau tai gồm có:

Nhiễm trùng

Như đã nói ở trên, hạch sưng lên do cơ thể phản ứng lại với nhiễm trùng bằng cách đưa các tế bào bạch cầu đến vị trí bị ảnh hưởng để chống lại các tế bào lạ xâm nhập làm tích tụ chất lỏng và sưng tấy.

Viêm tai hoặc nhiễm trùng tai có thể gây ra hiện tượng nổi hạch sau tai này. Bên cạnh đó, vùng cổ sau tai có thể xuất hiện các nốt hạch do virus hoặc vi khuẩn cảnh báo các bệnh khác như bệnh sởi, thủy đậu, cảm cúm, bệnh liên quan đến răng miệng, viêm họng, HIV và AIDS.

Các triệu chứng khác có thể đi kèm với hiện tượng sưng hạch sau tai do nhiễm trùng có thể kể đến như:

  • Chảy mủ ở tai và tăng nhiệt độ tại nơi xuất hiện nốt sưng.
  • Bạn có thể bị mất thính giác (điếc hoặc nghe kém) tạm thời.
  • Đau đầu, luôn cảm thấy không được khỏe và cáu kỉnh.

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa xảy ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Khi tai bị nhiễm trùng, nó có thể gây tích tụ chất lỏng, gây đau đớn và sưng tấy hạch bạch huyết sau tai mà bạn hoàn toàn có thể sờ và nhìn thấy được.

Bệnh viêm xương chũm

Phần xương sọ nằm sau tai được gọi là xương chũm, khi nó bị vi khuẩn lây nhiễm vào sẽ gây ra tình trạng viêm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bệnh viêm tai giữa không được điều trị kịp thời sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập. Viêm xương chũm thường gặp nhiều ở trẻ em hơn và là một dạng bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng cần phải được điều trị ngay. Bởi hạch sau tai có thể sưng to, mềm và đỏ có thể khiến tai bị đẩy ra ngoài.

noi-hach-sau-tai-do-viem-xuong-chum

Áp xe

Khi mô hoặc tế bào trong cơ thể bị nhiễm bệnh sẽ gây ra tình trạng áp xe. Cơ thể của bạn phản ứng lại với các nhiễm trùng này bằng cách gửi các tế bào bạch cầu đến các khu vực bị nhiễm bệnh để tiêu diệt vi khuẩn hoặc virus xâm nhập khiến các hạch bạch huyết sau tai sưng lên.

Các tế bào bạch cầu này bắt đầu tích tụ ở vị trí tổn thương và hình thành nên mủ (đặc, giống như chất lỏng phát triển từ các tế bào bạch cầu chết, mô, vi khuẩn và các chất xâm nhập khác). Thông thường, nốt áp xe thường đau và cảm thấy ấm (do nhiệt độ tăng) khi chạm vào.

Lipoma (u mỡ)

U mỡ cũng là một trong những nguyên nhân khác có thể gây ra nổi hạch sau tai. Lipomas là khối u lành tính, không phải là ung thư, thường phát triển chậm và không lây lan. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể ở dưới da, kể cả sau tai. Khi chạm vào các khối u mỡ, bạn sẽ thấy mềm và có thể di chuyển, có kích thước rất nhỏ.

U nang bã nhờn

Tương tự như u mỡ (lipona), u nang bã nhờn là những khối u phát sinh bên dưới da và không phải ung thư. Chúng thường có ở trên da dầu, cổ, thân và sau tai. Loại u nang này phát triển xung quanh tuyến bã nhờn, có nhiệm vụ sản xuất dầu bôi trơn cho da và tóc. Chúng không phải ung thư da, không đau đớn mà có thể gây khó chịu tại nơi chúng phát triển trên cơ thể.

Nang da là túi chứa chất lỏng, tạo thành vùng hình vòm và nhô lên trên bề mặt da. Đôi khi, chúng có một đốm đen được gọi là dấu chấm ở trên cùng và có thể di chuyển tự do, không cố định tại chỗ.

Bệnh ung thư

Trong nhiều trường hợp, hiện tượng nổi hạch sau tai có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư da, ung thư tuyến giáp hoặc các bệnh ung thư vùng đầu, cổ khác. Với người bệnh ung thư, nốt hạch này ban đầu có kích thước nhỏ bằng hạt đậu, không gây đau và sẽ phát triển kích thước theo thời gian; từ đó chúng bám dính vào khu vực sau tai, cứng và gây đau đớn mỗi khi chạm vào.

Cách điều trị nổi hạch sau tai

Hiện nay, phương pháp điều trị nổi hạch sau tai được bác sĩ sử dụng nhiều nhất đó là sử dụng thuốc kháng sinh. Cách điều trị nổi hạch sau tai do các nguyên nhân khác phụ thuộc vào nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo bệnh của chúng:

  • Nhiễm trùng: phương pháp điều trị phổ biến nhất cho hạch sau tai bị sưng do nhiễm vi khuẩn là thuốc kháng sinh. Nếu các hạch bạch huyết sau tai sưng lên do bị nhiễm HIV, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị cụ thể cho tình trạng đó.
  • Ung thư: các hạch sưng do ung thư thì phương pháp điều trị sẽ phức tạp hơn gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị tùy thuộc vào loại ung thư bạn mắc phải.

dieu-tri-noi-hach-sau-tai

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để hỗ trợ điều trị hạch nổi sau tai như sau:

  • Bài thuốc từ phượng vĩ thảo: rửa sạch 90gr phượng vĩ thảo, đun sôi với nước trong khoảng 15-20 phút. Chắt lấy nước uống hết trong ngày và sử dụng liên tục khoảng 8 ngày.
  • Bài thuốc hỗ trợ điều trị nổi hạch sau tai từ cây xà môi tươi: sắc 100gr xà môi tươi lấy nước uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc từ cỏ táu đèn tươi (50gr) và vỏ bí đao (15gr): mỗi ngày sắc 2 nguyên liệu này với nước uống, dùng liên tục trong 10 ngày.

Các bài thuốc này có thể hỗ trợ giảm sưng và các nguyên nhân tiềm ẩn của nó nhưng chỉ mang tính tham khảo. Bạn không nên tự ý sắc thuốc khi chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ hoặc lương y.

Nổi hạch sau tai có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng nó cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm khác. Do đó, khi thấy các nốt sưng sau tai này xuất hiện lâu không khỏi mà có khuynh hướng phát triển to hơn, hãy đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

− 3 = 2