U tuyến giáp lành tính là bệnh thường gặp ở nữ giới với tỷ lệ cao gấp nhiều lần nam giới. Mặc dù tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn đạt 90-100% nhưng bệnh vẫn gây nhiều lo lắng cho người mắc. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này.
Nội dung trong bài viết
U tuyến giáp lành tính là gì?
U tuyến giáp lành tính là những khối u chứa đầy chất rắn hoặc chất lỏng, được hình thành trong tuyến giáp – một tuyến nhỏ nằm trước cổ, ngay bên trên xương ức.
Hầu hết u tuyến giáp là lành tính, nhưng có khoảng 5% là ác tính (hay còn gọi là ung thư tuyến giáp). Tỉ lệ mắc bệnh về tuyến giáp tăng lên theo độ tuổi và thường gặp nhiều ở nữ giới. Các bệnh về tuyến giáp thường bị bỏ sót do bệnh không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tốt nhất bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ.
Triệu chứng của u tuyến giáp lành tính là gì?
Triệu chứng của u tuyến giáp lành tính thường không rõ ràng nên rất khó phát hiện. Trường hợp một vài khối u phát triển quá sớm, có thể có những biểu hiện như:
- Phần cổ sưng, sờ thấy có u cục
- Bệnh nhân có cảm giác khó thở hoặc nuốt nghẹn do u đè vào thực quản hay khí quản.
- Ho khan kéo dài, kèm khàn giọng
- Đau trong họng hoặc cổ
Trong một số trường hợp, do các u sản sinh nhiều thyroxine -đây là một loại hormone của tuyến giáp sẽ có thể gây ra một số triệu chứng cường giáp như:
- Tăng tiết mồ hôi
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Hay có cảm giác buồn nôn
- Run tay
- Nhịp tim nhanh, loạn nhịp.
Những biểu hiện trên có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác. Chính vì thế, ngay khi cảm thấy có bất thường, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó có thể đưa ra cách điều trị kịp thời và hiệu quả.
Nguyên nhân gây u tuyến giáp
U tuyến giáp lành tính có thể gây ra do một số nguyên nhân sau:
-Thiếu hay thừa i-ốt
Việc thiếu hay thừa hàm lượng i-ốt trong cơ thể có liên quan trực tiếp đến các bệnh về tuyến giáp, trong đó có u tuyến giáp. Tiêu thụ quá nhiều i-ốt có thể gây hiện tượng cường giáp, ngược lại nếu tiêu thị quá ít i-ốt sẽ gây tình trạng suy giáp. Theo khuyến cáo, hàm lượng i-ốt nên tiêu thụ dành cho người trưởng thành là 150mg i-ốt mỗi ngày.
-Mô tuyến giáp tăng sinh quá mức
Sự tăng sinh quá mức mô tuyến giáp được xem là u dạng tuyến của tuyến giáp. Tuy nhiên, tình trạng này không quá nghiêm trọng bởi nó không gây ung thư. Một số u dạng tuyến của tuyến giáp có thể có khả năng sinh sản hormone giáp ngoại lai quá mức kiểm soát, gây hiện tượng cường giáp.
-Viêm tuyến giáp mạn tính
Viêm tuyến giáp mạn tính có thể gây bướu giáp nhân, khiến suy giảm hoạt động của tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp.
-Nang giáp
Nang là loại phổ biến trong các loại u dạng tuyến của tuyến giáp. U thường là lành tính.
-Bướu giáp đa nhân
Là thuật ngữ sử dụng để miêu tả sự tăng sinh của tuyến giáp do tình trạng thiếu i-ốt hoặc rối loạn tuyến giáp gây ra. Mỗi bướu đa nhân lại gồm nhiều bướu nhỏ khác nhau.
Đối tượng nào có nguy cơ cao bị u tuyến giáp?
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh u tuyến giáp, nhưng bệnh thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới và với những người lớn tuổi. Tuy nhiên, nguy cơ mắc u tuyến giáp lành tính sẽ cao hơn nếu bạn thuộc một trong các đối tượng sau:
-Hệ miễn dịch yếu: Đây là yếu tố sẽ khiến nội tiết tố của cơ thể thay đổi, làm tăng nguy cơ bị bệnh lý về tuyến giáp.
-Tiểu sử gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh về tuyến giáp thì nguy cơ bạn mắc bệnh này sẽ cao hơn những người khác.
-Tiền sử bản thân: Nếu bạn đã từng mắc bệnh về tuyến giáp hoặc từng làm phẫu thuật, xạ trị có gây ảnh hưởng đến tuyến giáp thì nguy cơ bạn bị u lành tuyến giáp cũng cao hơn.
-Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch hay thuốc kháng virus có thể có khả năng bị u tuyến giáp. Ngoài ra, người tiếp xúc với bức xạ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
U tuyến giáp lành tính có nguy cơ phát triển thành ung thư tuyến giáp không?
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, không phải ai mắc u tuyến giáp cũng tiến triển thành ung thư – tỷ lệ này rất thấp. Do vậy người bệnh không cần quá lo lắng, nhưng cũng không nên chủ quan mà hãy thăm khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hiệu quả. Theo thống kê, cứ 5 người mắc ung thư tuyến giáp thì có 1 người có tiền sử bệnh liên quan đến tuyến giáp.
Chẩn đoán u tuyến giáp lành tính như thế nào?
Việc chẩn đoán u tuyến giáp sẽ giúp loại trừ khả năng gây ung thư, đồng thời còn kiểm tra được một số chức năng bình thường của tuyến giáp.
Chẩn đoán lâm sàng
Là chẩn đoán thông qua các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân như cảm thấy đau và khó nuốt. Đặc biệt, khi nuốt các khối u có kích thước lớn sẽ dịch chuyển lên xuống và bác sĩ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác như run tay, nhịp tim nhanh…
Chẩn đoán cận lâm sàng
-Xét nghiệm: Xét nghiệm sẽ giúp định lượng nồng độ hormone TSH và hormone tuyến giáp trong máu. Từ đó đánh giá chức năng và các bệnh lý về tuyến giáp.
-Siêu âm: Là xét nghiệm hình ảnh, giúp bác sĩ quan sát hình dạng và cấu trúc tuyến giáp. Dựa vào hình ảnh thu được, bác sĩ có thể phân biệt được u nang với u rắn, hay xác định bướu đơn nhân hay đa nhân. Đôi khi kỹ thuật này còn được sử dụng để hỗ trợ quá trình sinh thiết chọc hút bằng kim.
-Sinh thiết: Phương pháp này giúp xác định chắc chắn khối u của bạn có phải ung thư hay không. Mẫu mô trong tuyến giáp được lấy ra nhờ vào một cây kim mảnh rồi được phân tích dưới kính hiển vi.
-Xạ hình tuyến giáp: Dùng để đánh giá mức độ hoạt động của khối u tuyến giáp.
U tuyến giáp lành tính có cần điều trị không?
U tuyến giáp tuy là loại u lành tính nhưng theo thời gian có thể tăng lên về kích thước, gây chèn ép các cơ quan xung quanh, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.
Đặc biệt, khi u chèn ép vào thực quản sẽ gây hiện tượng khó khăn trong quá trình ăn uống; chèn ép vào khí quản làm người bệnh khó thở, khàn giọng. Bên cạnh đó, khối u khi lồi ra sẽ gây mất thẩm mỹ, vướng víu khi vận động.
Theo thời gian, nếu u tuyến giáp lành tính không được điều trị dứt điểm có thể gây ra các biến chứng như viêm tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến giáp. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nhằm giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường và diện mạo trước khi mắc bệnh.
Phương pháp điều trị u tuyến giáp lành tính
Để đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh cần được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm về nồng độ hormone tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp hay chọc hút tế bào nhân tuyến giáp để giúp phân biệt u lành tính hay ác tính.
Các xét nghiệm trên cũng giúp xác định vị trí, số lượng, kích thước và tính chất các nhân. Từ đó đưa ra được cách điều trị hiệu quả nhất. Các phương pháp điều trị u tuyến giáp lành tính bao gồm:
Theo dõi và tái khám định kỳ
Nếu các phương pháp chẩn đoán cho kết quả là u lành tính và kích thước khối u nhỏ khoảng 1-2cm thì bác sĩ sẽ có thể chỉ định người bệnh theo dõi và tái khám định kỳ. Khi đó, người bệnh chỉ cần tái khám định kỳ để làm các xét nghiệm về chức năng tuyến giáp và siêu âm tuyến giáp để đánh giá sự tiến triển của khối u. Trong trường hợp khối u phát triển lớn hơn thì cần thay đổi phương pháp điều trị, còn nếu khối u không thay đổi kích thước thì chỉ cần theo dõi định kỳ mà không cần điều trị.
Thuốc nội khoa
Với nhân có kích thước từ 2-3cm có thể điều trị bằng hormone giáp L-T4 ít nhất 6 tháng rồi đánh giá lại kết quả. Loại thuốc được sử dụng là levothyroxine – một dạng tổng hợp thyroxine dạng viên. Việc cung cấp thêm hormone tuyến giáp sẽ phát tín hiệu đến tuyến yên, giúp sản sinh ít TSH hơn (TSH là hormone kích thích sự phát triển của mô tuyến giáp).
Liệu pháp này hiện vẫn còn rất nhiều tranh luận bởi chưa có bằng chứng kết quả thay đổi rõ ràng. Chính vì vậy, trong quá trình điều trị cần phải theo dõi nếu khối u có kích thước nhỏ đi thì sẽ tiếp tục điều trị. Ngược lại, việc dùng thuốc có thể dừng và chuyển sang các phương pháp điều trị khác.
Phẫu thuật
Với nhân có kích thước lớn hơn 4cm hoặc gây nhiều biến chứng như chèn ép làm khó thở hoặc nuốt nghẹn thì một khối u lành tính có thể được chỉ định phẫu thuật ngay. Phẫu thuật cũng có thể được chỉ định trên những bệnh nhân có bướu đa nhân lớn, đặc biệt khi bướu gây co thắt đường hô hấp, thực quản hoặc mạch máu. Với những khối u được chẩn đoán là không xác định hoặc nghi ngờ là ác tính cũng cần phải được phẫu thuật để dễ dàng kiểm tra các tín hiệu ung thư.
Chọc hút dịch
Trường hợp nhân tuyến giáp là nhân lỏng thì cần được chọc hút hết dịch. Sau đó bệnh nhân sẽ được chọc lại để xét nghiệm tế bào. Với phương pháp này, khoảng 50% trường hợp các nang nước tự biến mất sau khi chọc hút dịch một vài lần.
Một số ít trường hợp, nhân tuyến giáp lành tính có thể tự giảm kích thước. Còn ở các bệnh nhân, các nhân này tiến triển rất chậm thì chỉ cần theo dõi đều đặn.
Sử dụng sóng cao tần
Là phương pháp điều trị u tuyến giáp bằng phương pháp hủy khối u bằng nhiệt, gây ra sự ma sát của các ion trong mô, dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số cao. Với phương pháp này bác sĩ sẽ chỉ cần gây tê vùng điều trị, không cần rạch da. Thời gian đốt chỉ khoảng 10-30 phút, bệnh nhân gần như không có cảm giác đau. Với phương pháp này bệnh nhân không cần phẫu thuật, cảm giác đau ít hơn và có thể xuất viện ngay sau khi điều trị.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này chính là chi phí cao.
Hỗ trợ và điều trị u tuyến giáp lành tính từ thảo dược
Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm từ thảo dược, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp được các chuyên gia và người tiêu dùng dánh giá cao. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancan được đánh giá cao trong việc tăng cường chức năng tuyến giáp, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý tuyến giáp như suy giáp, cường giáp, ưng thư tuyến giáp…
Ancan là sự kết hợp hài hòa của các loại thảo dược quý như cao linh chi, cao thông đỏ, cao trà xanh, cao rau má, curcumin (tinh chất nghệ vàng), tinh chất hồ tiêu, selen và các vitamin…có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của khối u gây ra bởi tác nhân oxy hóa, hỗ trợ tiêu u, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ gan, hỗ trợ giảm tác hại do quá trình hóa trị, xạ trị.
Đặc biệt, Ancan hỗ trợ điều trị u bướu hiệu quả bởi sự kết hợp hài hòa của nhiều thảo dược quý, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại kết hợp với việc lấy nguyên lý đông y làm nền tảng, giúp Ancan hội tụ được sức mạnh tổng hợp gồm: Điều chỉnh nội tiết, thanh lọc độc tố, bổ sung chất dinh dưỡng, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh và hỗ trợ điều trị các bệnh lý u bướu hiệu quả.
Cụ thể, các thành phần có trong Ancan có tác dụng hữu hiệu trong việc hỗ trợ điều trị các khối u lành tính và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư.
Một số thắc mắc thường gặp về u tuyến giáp lành tính
Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không
Phẫu thuật tuyến giáp khá an toàn và hiếm xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho bạn biết những rủi ro có thể xảy ra liên quan đến các hoạt động của tuyến giáp. Nếu có bất cứ băn khoăn nào, người bệnh có thể hỏi bác sĩ để được giải đáp tường tận.
Các biến chứng có thể gặp phải sau khi mổ tuyến giáp
Phẫu thuật tuyến giáp cũng có những rủi ro và lợi ích riêng. Rủi ro của phẫu thuật này thường là chảy máu, nhiễm trùng hay các biến chứng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác của bệnh nhân như bệnh tim, máu khó đông, các vấn đề hô hấp…
Khi nào nên mổ u tuyến giáp
Trong các trường hợp sau đây, người bệnh có thể được chỉ định mổ u tuyến giáp
-Qua sinh thiết tế bào cho thấy khối u là ác tính (hay còn gọi là ung thư tuyến giáp): Nếu không cắt bỏ tuyến giáp sẽ khiến các tế bào ung thư nhân lên nhanh chóng, thậm chí còn di căn đến các cơ quan lân cận hoặc xa hơn trong cơ thể.
-Người bệnh bị u tuyến giáp độc, không đáp ứng hoặc bị chống chỉ định với các liệu pháp điều trị cường giáp khác như thuốc kháng giáp hay iod phóng xạ.
-U tuyến giáp lành tính lâu năm, trong đó khối bướu gây chèn ép khí quản, thực quản khiến người bệnh khó thở, khó nuốt. Hoặc khối u tuyến giáp lớn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, người bệnh có mong muốn phẫu thuật.
Lắng nghe các câu chuyện của người bệnh về U tuyến giáp & cách họ vượt qua căn bệnh này:
Câu chuyện của chị Gấm
Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân u tuyến giáp
U tuyến giáp nên ăn gì?
Người mắc bệnh u tuyến giáp nên ăn những thực phẩm sau để cơ thể phục hồi và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
-Rau xanh: Các loại rau có màu xanh đậm như rau cải xoăn, rau bina…là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho người bệnh u tuyến giáp. Đây là những loại rau cung cấp lượng lớn chất magie tốt cho hoạt động của tuyến giáp.
-Thịt hữu cơ: Các loại thịt hữu cơ được khuyến khích sử dụng với người bệnh u tuyến giáp. Bởi đây là loại thịt chăn nuôi không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh nên đảm bảo được độ an toàn và không gây hại cho tuyến giáp.
-Hải sản: Các loại hải sản như nghêu, sò, tôm biển, mực, ốc biển…có chứa đa dạng các loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, hải sản rất giàu selen, kẽm, omega-3 tốt cho tuyến giáp.
-Các loại hạt: Các loại hạt như bí ngô, hạnh nhân, hạt điều…rất tốt cho tuyến giáp. Bởi chúng chứa lượng lớn magie giúp hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp và cung cấp cho cơ thể nguồn protein từ thực vật.
-Thực phẩm giàu i-ốt: Cung cấp i-ốt cho cơ thể thông qua các thực phẩm như trứng gà, cá biến, tảo biển…có tác dụng hỗ trợ hoạt động của các hormone tuyến giáp.
-Quả mọng: Những loại quả mọng như dâu tây, cà chua, việt quất…rất giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp.
-Ca cao: Ca cao chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cải thiện chức năng tuyến giáp. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng tăng cường chức năng não bộ và chống trầm cảm, rất tốt cho bệnh nhân u tuyến giáp.
U tuyến giáp nên kiêng gì?
-Các loại rau như súp lơ xanh, cải bẹ trắng, bắp cải…đây là những loại rau chứa isothiocyanates hạn chế việc hấp thu i-ốt của cơ thể.
-Đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn: Các loại thức ăn chế biến sẵn hay đồ đóng hộp thường có lượng muối natri lớn và nhiều chất bảo quản, gây hại cho người bệnh u tuyến giáp.
-Thức ăn nhiều đường và chất xơ: Chất xơ ngăn cản hấp thu thuốc của cơ thể vì vậy người bệnh u tuyến giáp nên hạn chế các loại thực phẩm như khoai lang, bí đỏ, xoài…
-Sữa và chế phẩm từ sữa: Người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị tuyến giáp nên hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa, bởi chúng có nhiều canxi, giảm tác dụng của thuốc.
-Chất kích thích, caffeine, đồ uống có cồn: Các chất kể trên gây kích thích hệ tiêu hóa, làm giảm tác dụng của thuốc điều trị tuyến giáp.
-Nội tạng động vật: Nội tạng động vật chứa nhiều axit lipoic. Chất béo này khi được hấp thu quá nhiều có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp.
-Đậu nành: Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ, tào phớ…có thể gây cản trở hoạt động của hormone tuyến giáp và giảm khả năng hấp thu i-ốt.
-Thực phẩm giàu gluten: Thực phẩm giàu glutin như lúa mì, bánh mì, lúa mạch…gây ra phản ứng miễn dịch tự động và khiến tình trạng người bệnh u tuyến giáp thêm trầm trọng.
Bệnh u tuyến giáp tuy được đánh giá là “lành tính” so với các loại u ở các cơ quan khác, song người bệnh cũng không nên chủ quan. Người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.