Ung thư đại tràng là loại ung thư phổ biến có khả năng di căn cao, ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Bệnh nhân thường được chẩn đoán bệnh khi đã ở giai đoạn 3 bởi lúc này các triệu chứng mới xuất hiện rõ ràng. Vậy đâu là phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu & tư vấn cho bạn nhé!
Tổng quan về ung thư đại tràng giai đoạn 3
Ung thư đại tràng giai đoạn 3 là gì?
Ung thư đại tràng là loại ung thư ác tính, bắt nguồn từ những tế bào bất thường không chịu sự kiểm soát của cơ thể xuất hiện ở khu vực niêm mạc trực tràng, đại tràng. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 3, các tế bào này bắt đầu di căn ra ngoài niêm mạc đại tràng và lây lan sang các hạch bạch huyết xung quanh.
Ung thư đại tràng ở giai đoạn này được chia thành các giai đoạn nhỏ khác, cụ thể như sau:
- Ung thư đại tràng giai đoạn 3A: các tế bào ung thư vẫn còn nằm tại lớp bên trong hoặc ở giữa thành đại tràng. Các khối u này có thể xâm lấn đến lớp cơ, mô mỡ gần hạch bạch huyết và ảnh hưởng tới 3-6 hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 3B của ung thư đại tràng: ở giai đoạn này, các tế bào ung thư gây ảnh hưởng đến 7 hạch bạch huyết khi lây lan đến thành đại tràng.
- Giai đoạn 3C: khi các tế bào ung thư đã tiến vào các lớp cơ, thành của đại tràng khiến hơn 7 hạch bạch huyết bị ảnh hưởng. Ở giai đoạn này, tế bào ung thư chưa di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể người bệnh.
Ung thư đại tràng mức độ 3 khi được điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ giúp kéo dài thời gian sống trên 5 năm khoảng 35 – 60%. Tuy nhiên, ở giai đoạn này các tế bào ung thư đã xâm lấn ra bên ngoài đại tràng nên bệnh có khả năng rất cao sẽ tái phát sau 2 – 3 năm điều trị.
Ung thư đại tràng giai đoạn 3 có những biểu hiện gì?
Ung thư đại tràng ở giai đoạn 3 có các triệu chứng như các giai đoạn trước nhưng được biểu hiện rõ ràng và cụ thể hơn. Chính vì vậy nhiều người chủ quan, chỉ đi khám khi nhận thấy các dấu hiệu này. Các biểu hiện ung thư đại tràng giai đoạn 3 như sau:
- Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy, phân thay đổi hình dạng bất thường kéo dài trong nhiều ngày.
- Tần suất đi đại tiện trong ngày tăng lên đột ngột, rối loạn tiêu hóa.
- Phân dính máu hoặc có màu sẫm hơn kèm dịch nhầy.
- Xuất hiện các cơn đau co thắt vùng bụng, đau tức bụng, chướng bụng trước/sau khi ăn.
- Đột ngột sút cân mà không rõ nguyên nhân.
- Luôn trong tình trạng mệt mỏi, xanh xao, thiếu máu, sốt, chán ăn.
- Đau và không thể kiểm soát được sự có thắt của hậu môn.
Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3
Cơ hội điều trị thành công trong giai đoạn này có thể lên tới 60% nếu bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, duy trì lối sống lành mạnh, tránh suy nghĩ tiêu cực. Hiện nay, các bác sĩ thường áp dụng 3 phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư đại tràng ở giai đoạn 3 gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Thứ tự của các liệu pháp này có thể thay đổi tùy vào kích thước khối u, sức khỏe tổng quát và mức độ tiếp nhận điều trị của bệnh nhân.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính thường được bác sĩ chỉ định ở giai đoạn này. Khi được thực hiện cách chữa trị này, bệnh nhân sẽ phải cắt bỏ một phần của đại tràng, khoảng 12 hạch bạch huyết hoặc một số mô khỏe xung quanh để ngăn chặn nguy cơ ung thư tái phát.
Bên cạnh biện pháp mổ hở, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp mổ nội soi như sau:
- Phẫu thuật nội soi: phương pháp có hiệu quả tương đương với phẫu thuật mổ hở nhưng ít gây xâm lấn và rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân.
- Phẫu thuật Colostomy: bác sĩ tiến hành mở ổ bụng, tạo hậu môn giả vĩnh viễn cho bệnh nhân thông qua kết nối đại tràng với ống thông giúp đưa chất thải ra khỏi cơ thể thông qua túi đeo bên hông của bệnh nhân.
- Phẫu thuật bằng tần số vô tuyến (RFA) hoặc cắt lạnh khối u: phương pháp này sử dụng năng lượng dưới dạng tần số vô tuyến để làm nóng hoặc đóng băng các khối u và loại bỏ chúng. Tuy nhiên, biện pháp này có nhược điểm là các khối u hoặc một phần của khối u có thể bị sót lại trong đại tràng.
Tác dụng phụ của phẫu thuật:
- Gây đau đớn cho bệnh nhân tại vùng phẫu thuật.
- Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị kích thích khu vực xung quanh hậu môn.
- Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể gặp tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy trong một thời gian.
Phương pháp xạ trị
Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để triệt tiêu các tế bào ung thư. Ở giai đoạn 3, phương pháp này thường được dùng sau phẫu thuật để ngăn không cho các tế bào ung thư tái phát cục bộ (tái phát trong cùng một khu vực điều trị). Bên cạnh đó, liệu pháp xạ trị cũng được bác sĩ thực hiện trong trường hợp khối u phát triển thành mô hoặc gắn liền với các cơ quan xung quanh mà phương pháp phẫu thuật không thể loại bỏ hoàn toàn. Bác sĩ có thể tiến hành xạ trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước của khối u lớn hoặc ở vị trí khó tiếp cận.
Các loại xạ trị phổ biến hiện nay:
- Xạ trị tia chùm ngoài: được thực hiện trong 5 ngày/tuần và liên tục trong một vài tuần bằng cách sử dụng máy chuyên dụng đưa tia X tới vị trí xuất hiện tế bào ung thư.
- Liệu pháp xạ trị lập thể: sử dụng liều lượng bức xạ cao hơn chiếu chính xác vào khu vực nhất định. Phương pháp này được dùng khi các tế bào ung thư đã lây lan tới gan hoặc phổi.
Tác dụng phụ của phương pháp xạ trị:
- Bệnh nhân gặp tình trạng mệt mỏi, chóng mặt.
- Da phát ban hoặc kích ứng nhẹ.
- Đau dạ dày, bị tiêu chảy kèm với hiện tượng phân dính máu.
- Có cảm giác ruột tắc nghẽn.
Hóa trị
Hóa trị là liệu pháp sử dụng thuốc dưới dạng viên uống hoặc truyền vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Phương pháp này được thực hiện sau khi bệnh nhân được loại bỏ khối u trong đại tràng thông qua phẫu thuật. Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3 bằng phương pháp hóa trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn ngừa khả năng tái phát. Quá trình hóa trị sẽ kéo dài khoảng 4 đến 8 tuần, thậm chí là 6 tháng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân.
Các loại thuốc được sử dụng trong hóa trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn 3 được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn sử dụng bao gồm:
- Oxaliplatin (Eloxatin).
- Trifluridine/Tipiracil (Lonsurf).
- Capecitabine (Xeloda).
- Fluorouracil (5-FU).
- Irinotecan (Camptosar).
Các tác hại của liệu pháp hóa trị:
- Buồn nôn, nôn.
- Lở miệng.
- Lòng bàn tay hoặc bàn chân có hiện tượng ngứa.
- Rụng tóc, nổi mẩn khắp người.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về các phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3. Sau khi điều trị, bệnh nhân nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, giữ tinh thần lạc quan, thường xuyên đi kiểm tra lại sức khỏe để ngăn ngừa bệnh tái phát và tiến triển sang giai đoạn sau, có hướng điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư