Ung thư máu là một trong những loại ung thư nguy hiểm và có những diễn biến phức tạp. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể sẽ để lại các biến chứng nghiêm trọng. Vậy, đâu là phương pháp điều trị ung thư máu hiệu quả?
1.Những điều bạn cần biết về ung thư máu
1.1.Ung thư máu là gì?
Ung thư máu là bệnh lý ác tính xuất hiện khi lượng bạch cầu trong cơ thể tăng đột biến, ngoài tầm kiểm soát gây ra hiện tượng gián đoạn chức năng của tế bào máu bình thường. Hầu hết các bệnh ung thư máu đều xuất phát từ tủy xương- nơi sản xuất máu.
1.2.Các loại ung thư máu
-Bệnh bạch cầu: Là bệnh ung thư tế bào máu, được xuất phát từ trong tủy xương – nơi mà tế bào máu được tạo ra.
-Ung thư hạch bạch huyết (còn được gọi là u lympho): Là dạng ung thư máu nằm trong hạch bạch huyết. Có hai loại chính của u lympho là u lympho Hodgkin và I lympho không Hodgkin.
-Đa u tủy: Là lọai ung thư phát triển từ trong tế bào plasma tủy xương.
1.3.Dấu hiệu cảnh báo ung thư máu
Ung thư máu tuy khó phát hiện sớm nhưng cũng mang những biểu hiện cảnh báo mà người bệnh có thể nhận thấy, như:
-Xuất hiện những đốm đỏ trên da: Đây chính là hệ quả của việc sụt giảm nhanh tiểu cầu.
-Nhức đầu dữ dội: Nguyên nhân này bắt nguồn từ lượng hồng cầu giảm, điều đó khiến việc không cung cấp đủ oxy lên não. Cơn đau đầu có thể kèm theo da xanh xao, đổ nhiều mồ hôi.
-Đau xương: Là một trong những dấu hiệu chính của bệnh. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng tùy theo mức độ và giai đoạn phát triển của bệnh. Đặc biệt, cơn đau xuất hiện nhiều ở khu vực khớp đầu gối, lưng, cánh tay…
-Dưới da sưng nổi các hạch bạch huyết nhưng không gây đau đớn.
-Mệt mỏi và xanh xao: Việc thiếu hụt hồng cầu trong máu đột ngột sẽ khiến cho cơ thể người bệnh luôn mệt mỏi, xanh xao.
-Thường xuyên bị sốt cao: Bệnh ung thư máu làm cho hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm. Do đó dễ gây ra hiện tượng nhiễm trùng và hiện tượng sốt có thể xảy ra rất thường xuyên.
-Liên tục chảy máu cam: Khi bị ung thư máu, lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm nhanh từ đó làm giảm khả năng cầm máu. Bởi vậy, bệnh nhân dễ bị chảy máu cam.
-Đau bụng: Ở giai đoạn nghiêm trọng, gan, lá lách có thể sưng tấy lên, gây ra cảm giác đầy hơi, ăn không ngon, đau tức bụng, buồn nôn hoặc ói mửa.
2.Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư máu
Trên thực tế, mỗi loại ung thư máu sẽ có nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Tuy nhiên, tất cả các dạng này đều có chung một số yếu tố nguy cơ như sau:
-Di truyền: Một số hội chứng di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu như hội chứng Bloom, thiếu máu Fanconi, hội chứng Schwamman-Diamond…
-Tuổi tác: Một số bệnh bạch cầu nhất định được kể đến như bệnh bạch cầu dòng tủy cấp thường phổ biến của những người lớn tuổi. Trong khi đó, bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính lại thường xuyên xảy ra hơn ở trẻ em. Và người trưởng thành cũng dễ mắc bẹnh đa u tủy.
-Hút thuốc: Hút thuốc lá thường được biết đến là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi hay ung thư khoang miệng. Tuy nhiên, khói thuốc cũng có thể là yếu tố gây ra bệnh ung thư máu.
-Tiếp xúc với hóa chất: Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như benzene sẽ làm tăng nguy cơ ung thư máu. Benzen chính là chất được sử dụng trong ngành công nghiệp cao su, nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu, sản xuất giày. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với chất formaldehyde nặng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu.
-Phóng xạ: Phóng xạ trong quá trình xạ trị cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư máu, đặc biệt là bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính. Bạn càng tiếp xúc nhiều với phóng xạ thì nguy cơ mắc bệnh ung thư máu càng cao. Ngoài xạ trị, một số xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT cũng có chứa phóng xạ và cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư máu.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ như trường hợp các nạn nhân của vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản, hay vụ tai nạn nổ lò nguyên tử Chernobyl cũng là nguyên nhân gây bệnh ung thư máu.
-Một số rối loạn máu: Rối loạn về máu như myeloproliferative mãn tính, tăng tiểu cầu thiết yếu, myelofibrosis tự phát…cũng làm gia tăng nguy cơ ung thư máu.
3.Phương pháp điều trị ung thư máu
Hóa trị, liệu pháp sinh học, cấy ghép tế bào gốc… Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác bệnh nhân, loại ung thư máu, mức độ phát triển bệnh nhanh hay chậm, mức độ lan rộng của ung thư…
-Liệu pháp sinh học
Đây là phương pháp điều trị ung thư máu giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên, từ đó chống lại ung thư.
-Liệu pháp hóa trị
Liệu pháp hóa trị nhằm sử dụng các loại thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể sử dụng thuốc ở đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch hay dịch não tủy. Đặc biệt, phương pháp này cũng có thể tiêu diệt các tế bào bình thường và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như gây mệt mỏi do thiếu máu, rụng tóc, ốm yếu, buồn nôn, tiêu chảy, lở loét trong miệng…
-Trị liệu cảm ứng
Đây là phương pháp là sự kết hợp của hóa trị liệu, liệu pháp nhắm mục tiêu và steroid.
-Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia năng lượng cao nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể sử dụng toàn thân hoặc tại một khu vực cụ thể. Xạ trị cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nhưng hầu hết là tạm thời.
-Ghép tế bào gốc
Người bệnh sau khi sử dụng hóa trị liều cao để tiêu diệt tế bào ung thư, có thể cấy ghép tế bào gốc, cho phép cơ thể phát triển các tế bào mới khỏe mạnh. Phương pháp cấy ghép gồm 2 loại là cấy ghép tự thân và cấy ghép đồng loại.
-Liệu pháp nhắm mục tiêu
Các loại thuốc được sử dụng sẽ tập trung chính xác tới những phần chứa tế bào ung thư, nhằm tiêu diệt hay ngăn chặn tế bào ung thư phát triển và lây lan. Đồng thời, phương pháp điều trị này cũng giúp hạn chế một số tác dụng phụ, do nó chỉ tập trung để tiêu diệt tế bào ung thư và ít gây ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh.
Để lựa chọn phương pháp điều trị ung thư máu phù hợp nhất cho mỗi người bệnh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào loại ung thư mà người bệnh mắc phải, mức độ tiến triển bệnh, tuổi tác, mức độ lan trọng cũng như sức khỏe của người bệnh.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư