2872 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Ung thư phổi: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng, các giai đoạn và cách điều trị

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư trên toàn thế giới. Bệnh rất khó để phát hiện và thường có kết quả điều trị thấp. Vậy đâu là nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng, các giai đoạn và phương pháp điều trị bệnh?

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là bệnh bắt đầu khi các tế bào trong phổi tăng sinh bất thường. Chúng không chết đi theo chu trình tự nhiên mà tập hợp lại với nhau để tạo thành khối u ác tính và phá huỷ các mô phổi khỏe mạnh xung quanh chúng.

ung-thu-phoi-la-gi

Ung thư phổi được chia làm 2 loại chính như sau:

  • Ung thư phổi tế bào nhỏ: thường xảy ra ở những người thường xuyên hút thuốc lá, chiếm khoảng 15 – 20% trường hợp mắc bệnh.
  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ: chiếm khoảng 80 – 85% trường hợp K phổi. Thường bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn.

Nguyên nhân ung thư phổi

Theo các bác sĩ, không có nguyên nhân cụ thể gây ra ung thư phổi nhưng họ đã xác định được một vài yếu tố nguy cơ gây bệnh như sau:

  • Hút thuốc lá: đây là một trong những yếu tố nguyên nhân ung thư phổi phổ biến nhất, chiếm khoảng 70%. Khói thuốc khi đi vào cơ thể sẽ làm hỏng các tế bào lót phổi và gây ung thư.
  • Tiền sử từng xạ trị vùng ngực cho bệnh ung thư khác.
  • Tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư như crom, niken, silica, asen,… tại nơi làm việc.
  • Hít phải khí radon tạo ra do sự phân huỷ tự nhiên của uranium trong đất, nước và đá.
  • Di truyền: nguy cơ mắc bệnh của một người tăng cao nếu trong gia đình có người thân bị ung thư phổi.
  • Ô nhiễm không khí: sống hoặc làm việc tại các thành phố bị ô nhiễm không khí hoặc gần những con đường có nhiều xe cộ qua lại có thể làm tăng nguy cơ mắc K phổi.

Dấu hiệu ung thư phổi

Ung thư phổi thường không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn sớm nhất của nó. Các dấu hiệu ung thư phổi thường xảy ra khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Dưới đây là một vài dấu hiệu thường gặp của bệnh:

  • Ho khan, ho dữ dội, dai dẳng hoặc liên tục nặng hơn, thậm chí là ho ra máu/chất nhầy chứa máu và đờm.
  • Khó thở, căng tức lồng ngực do khối u ung thư làm tắc nghẽn đường hô hấp, gây tích tụ chất lỏng xung quanh phổi (tràn dịch màng phổi).
  • Thở khò khè là triệu chứng ung thư phổi thường gặp do các tế bào ung thư khiến đường khí bị thắt lại.
  • Khàn tiếng hoặc có sự thay đổi trong giọng nói.
  • Sốt hoặc mệt mỏi kéo dài.
  • Sưng (phù nề): ung thư phổi có thể chặn hoặc làm hỏng các hạch bạch huyết và gây ra tình trạng sưng cổ, mặt, cánh tay hoặc tích nước của cơ thể.
  • Ăn uống không ngon miệng và cân nặng giảm bất thường.
  • Nhiễm trùng phổi thường xuyên tái phát như viêm phế quản, viêm phổi.
  • Xuất hiện các cơn đau ở lưng hoặc vai.

dau-hieu-ung-thu-phoi

Triệu chứng ung thư phổi

Khi tế bào ung thư bắt đầu lan rộng, các triệu chứng ung thư phổi có thể khác nhau phụ thuộc vào vị trí mà nó di căn đến. Các dấu hiệu của K phổi giai đoạn di căn có thể kể đến như sau:

  • Ung thư phổi di căn não tạo áp lực nên hộp sọ dẫn đến đau đầu, mờ mắt, co giật và suy giảm trí nhớ.
  • Di căn gan: cản trở chức năng gan, sưng ở bụng, cảm giác sung mãn liên tục, vàng da hoặc mắt.
  • Di căn xương của các tế bào K phổi: đau mãn tính ở vùng xương bị ảnh hưởng, xương yếu và dễ bị gãy hơn.
  • Di căn hạch bạch huyết làm nổi hoặc xuất hiện các cục u, đặc biệt là khu vực xương đòn hoặc ở cổ.

Các giai đoạn ung thư phổi

Ung thư phổi giai đoạn đầu

Ung thư phổi giai đoạn đầu hay còn gọi là giai đoạn 0 hoặc ung thư tại chỗ. Đây là thời kỳ rất sớm khi các tế bào ung thư chỉ nằm ở lớp màng trên cùng của phổi và chưa có dấu hiệu lan ra ngoài phổi.

Ung thư phổi giai đoạn 1

Ở giai đoạn 1, ung thư phổi là các khối u nguyên phát nhỏ và chưa có dấu hiệu di căn. Giai đoạn này được chia làm 2 giai đoạn nhỏ hơn là 1A và 1B dựa trên kích thước của khối u như sau:

  • Giai đoạn 1A: khối u có kích thước nhỏ hơn 3cm.
  • Giai đoạn 1B: kích thước khối u lớn hơn 3cm nhưng không quá 4cm và có thể đã phát triển đến phế quản hoặc màng trong của phổi gây xẹp/sưng phổi.

Ung thư phổi giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2 của ung thư phổi, các tế bào ung thư bắt đầu di căn đến các hạch bạch huyết lân cận. Lúc này các dấu hiệu bệnh đã bắt đầu xuất hiện và được chia làm giai đoạn 2A và 2B.

cac-giai-doan-ung-thu-phoi

  • Giai đoạn 2A: các tế bào ung thư có kích thước từ 4 đến 5cm và chưa có dấu hiệu lây lan đến các hạch bạch huyết lân cận.
  • Ung thư phổi giai đoạn 2B: kích thước của khối u ung thư trong khoảng 5 đến 7cm. Chúng đã phát triển thành lớp niêm mạc bên ngoài phổi hoặc các vị trí khác như thành ngực, dây thần kinh phrenic, niêm mạc tim,…

Ung thư phổi giai đoạn 3

Ung thư phổi giai đoạn 3 đã bắt đầu lan rộng trong khoang ngực nhưng chưa di căn đến các bộ phận xa của cơ thể. Các giai đoạn nhỏ của ung thư phổi trong giai đoạn này gồm:

  • Giai đoạn 3A: khối u có kích thước lớn hơn cm. chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận hoặc vào cơ hoành, trung thất, tim hoặc các mạch máu chính của nó.
  • Giai đoạn 3B: khối u có kích thước lớn và đã bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết trung thất, bao gồm các hạch dưới thận, gần phổi có khối u nguyên phát.

Ung thư phổi giai đoạn cuối (di căn)

Giai đoạn di căn thường được gọi là ung thư phổi giai đoạn 4. Đây là giai đoạn tiến triển nhất của bệnh khi các tế bào ung thư bắt đầu di chuyển từ phổi để đến các cơ quan xa khác trên cơ thể.

  • Giai đoạn 4A: khối u có kích thước bất kỳ và có thể lan đến các hạch bạch huyết xa, lá phổi bên này sang bên kia, niêm mạc phổi, tim hoặc vị trí bên ngoài vùng ngực.
  • Giai đoạn 4B: khối u ung thư đã lan đến bất kỳ hạch bạch huyết nào và di căn đến các cơ quan xa bên ngoài vùng ngực.

Điều trị ung thư phổi

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị ung thư phổi chính được bác sĩ chỉ định khi các tế bào ung thư chỉ nằm trong giới hạn của phổi. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ khối u ung thư và một phần mô khoẻ mạnh xung quanh nó.

dieu-tri-ung-thu-phoi-bang-phau-thuat

Có 3 loại phẫu thuật ung thư phổi chính như sau:

  • Cắt bỏ thùy: người bệnh sẽ được thực hiện loại phẫu thuật này nếu các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy ở 1 phần của 1 lá phổi.
  • Cắt bỏ phổi: bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành loại bỏ hoàn toàn 1 lá phổi nếu các tế bào ung thư được tìm thấy ở giữa phổi hoặc lan khắp phổi.
  • Cắt bỏ sụn chêm hoặc cắt bỏ phân đoạn: thủ thuật này thường chỉ được áp dụng với khối u có kích thước nhỏ (giai đoạn đầu) và chỉ giới hạn tại 1 vùng của phổi.

Các biến chứng có thể xảy ra của phương pháp phẫu thuật gồm: viêm/nhiễm trùng phổi, chảy máu quá nhiều, xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân (cục máu đông), thuyên tắc phổi,…

Hoá trị ung thư phổi

Phương pháp này sử dụng các loại thuốc đặc trị để loại bỏ các khối u ung thư. Chúng được đưa vào cơ thể qua đường tiêm tĩnh mạch vào bắp tay hoặc uống dưới dạng thuốc viên. Sự kết hợp của các loại thuốc hóa trị này thường kéo dài trong khoảng vài tuần đến vài tháng và người bệnh có thời gian nghỉ ngơi để hồi phục giữa các đợt điều trị.

Hoá trị ung thư phổi thường được sử dụng sau khi phẫu thuật để loại bỏ những tế bào ung thư có khả năng còn sót lại và ngăn cản sự phát triển của chúng. Trước khi phẫu thuật, hoá trị có thể làm thu nhỏ lại kích thước của khối u lớn. Phương pháp này có thể được kết hợp với xạ trị để làm tăng hiệu quả điều trị.

Ở những người bị ung thư phổi giai đoạn cuối, hóa trị có thể được sử dụng để giảm đau và các triệu chứng khác.

Xạ trị liệu

Phương pháp chữa ung thư phổi này sử dụng chùm tia có công suất cao từ các nguồn tia X hoặc proton để loại trừ các tế bào ung thư. Liệp pháp này thường được áp dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật như hoá trị.

xa-tri-ung-thu-phoi

Xạ trị ung thư phổi có thể được kết hợp với hoá trị để điều trị cho người bệnh K phổi giai đoạn cuối giúp làm chậm lại sự di căn của tế bào ung thư, giảm đau và các triệu chứng bệnh thời kỳ này gây ra.

Liệu pháp nhắm mục tiêu

Bác sĩ có thể dùng các loại thuốc nhắm mục tiêu để điều trị cho người bệnh ung thư phổi trong giai đoạn di căn hoặc bệnh tái phát. Các loại thuốc này tấn công vào các bất thường cụ thể của tế bào ung thư và tiêu diệt chúng.

Liệu pháp miễn dịch

Phương pháp này sử dụng chính hệ thống miễn dịch của người bệnh để chống lại các tế bào ung thư. Liệp pháp này thường được chỉ định để điều trị ung thư phổi vào giai đoạn di căn xa, giúp hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể có thể nhận ra và tấn công lại các tế bào ung thư.

Bài thuốc nam chữa ung thư phổi

Bên cạnh các phương pháp điều trị Tây y hiện đại, nhiều người lựa chọn thuốc chữa ung thư phổi có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, đặc biệt là thuốc nam.

Thuốc nam thường được sử dụng khi khối u ung thư có kích thước quá lớn không thể phẫu thuật, người bệnh không đủ sức khỏe để tiếp nhận điều trị,… Các bài thuốc nam giúp tăng sức khỏe, an toàn, giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh K phổi.

Các bài thuốc nam trong dân gian thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị K phổi gồm:

  • Bài thuốc số 1: hạt đông quỳ (35g), thổ phục linh (25g), rau diếp cá (20G), nhọ nồi (20g), cam thảo bắc (7g) đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 3 lần sau ăn.
  • Bài thuốc số 2: rửa sạch một nắm bạch hoa xà thiệt thảo khô nấu với 1,5 lít nước. Lọc bỏ bã và uống thay nước hàng ngày.
  • Bài thuốc số 3: lấy bạch hoa xà thiệt thảo, bạch mao căn (mỗi loại 50g), cây xạ đen khô (25g) rửa sạch và sắc với nước. Chia phần nước thu được làm 3 phần uống sau bữa ăn 30 phút.

Hỏi đáp về ung thư phổi

Ung thư phổi lây qua đường nào?

Theo các bác sĩ, ung thư phổi không phải là bệnh lây nhiễm từ người sang người nhưng chúng có thể lây lan qua gen của con người. Đó chính là lý do vì sao di truyền là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở một người.

ung-thu-phoi-lay-qua-duong-nao

Dưới đây là một số con đường lây lan của các tế bào ung thư phổi:

  • Tiếp xúc: thông qua các hoạt động như quan hệ tình dục, ăn uống chung mâm chung bát đũa tạo điều kiện cho vi khuẩn gây K phổi lây lan.
  • Cấy ghép nội tạng: sự lây nhiễm này xảy ra khi người hiến tặng nội tạng mắc ung thư phổi hoặc có gen bị tổn thương truyền cho cơ thể người tiếp nhận. Quá trình cấy ghép khiến người bệnh bị suy yếu, hệ miễn dịch không đủ khả năng bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập và phát triển của tế bào ung thư.
  • Truyền từ mẹ sang con: trẻ sơ sinh khi được sinh ra có thể thừa hưởng một số gen bất thường từ người mẹ làm tăng khả năng mắc K phổi. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp.

Ung thư phổi sống được bao lâu?

Nhiều người khi được chấn đoán bệnh thường đặt ra câu hỏi “ung thư phổi sống được bao lâu?” Mặc dù đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và điều trị trong giai đoạn sớm, người bệnh có khả năng sống sau 5 năm rất cao.

Tiên lượng sống sau 5 năm theo loại của ung thư phổi như sau:

  • K phổi tế bào nhỏ: người bệnh có tiên lượng sống khoảng 23,3%.
  • Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh K phổi không tế bào nhỏ là 30%.

Tiên lượng sống sau 5 năm của ung thư phổi theo giai đoạn:

  • Giai đoạn 0 và 1: khoảng 55%.
  • Tiên lượng sống của người bệnh K phổi giai đoạn 2: 35%.
  • Giai đoạn 3, người bệnh có khả năng sống là 15%.
  • Giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh K phổi chỉ còn khoảng 5%.

Ung thư phổi nên ăn gì?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến quá trình phục hồi cũng như sức khỏe của người bệnh ung thư phổi. Dưới đây là các nhóm thực phẩm mà người bệnh K phổi nên bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày:

  • Bổ sung protein có trong thịt gà, gà tây, trứng, sữa chua, phô mai, sữa ít béo, các loại hạt, bơ, đậu và thực phẩm có nguồn gốc đậu nành.
  • Tăng cường trái cây và rau quả nhiều màu sắc giúp chống oxy hóa mạnh, giàu chất xơ giúp cân bằng dinh dưỡng và giảm các triệu chứng K phổi gây ra.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: giàu carbohydrate giúp duy trì năng lượng, lấy carbs từ các loại ngũ cốc nguyên hạt thay bì tinh chế. Các lựa chọn này bao gồm: bánh mì nguyên cám, mì ống nguyên hạt, gạo lứt, cháo bột yến mạch,…
  • Các chất béo lành mạnh gồm omega 3 và các axit béo có trong quả bơ, hạch, hạt giống, dầu ô liu,… giúp hỗ trợ não và hệ thần kinh, giảm viêm cho cơ thể người bệnh.

ung-thu-phoi-nen-an-gi

Ung thư phổi là bệnh tuy khó phát hiện và điều trị khỏi nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Nên hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, cẩn thận khi làm việc, luôn kiểm tra nồng độ radon trong nhà và có chế độ ăn uống lành mạnh, vận động hợp lý để bảo vệ sức khỏe bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này.

CẨM NANG UNG THƯ

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

42 + = 43