Ung thư bàng quang là bệnh ung thư ác tính thường gặp về đường tiết niệu. Giai đoạn ung thư giúp bác sĩ biết được kích thước, khả năng di căn của khối u và có phương pháp điều trị phù hợp. Vậy các giai đoạn ung thư bàng quang được phân chia như thế nào và cách điều trị ra sao? Hãy để chúng tôi cùng bạn tìm hiểu ở bài viết bên dưới!
Nội dung trong bài viết
Các giai đoạn ung thư bàng quang được phân chia như thế nào?
Các giai đoạn của ung thư bàng quang được phân loại dựa trên số lượng tế bào ung thư trên cơ thể và vị trí của chúng khi bệnh được chẩn đoán lần đầu. Bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm để xác định mức độ lan rộng của khối u, kích thước của chúng trong bàng quang và các tế bào này đã bắt đầu di căn hay chưa?
Hệ thống phân giai đoạn phổ biến cho bệnh ung thư bàng quang là TNM – mô tả mức độ di căn của khối u. Cụ thể như sau:
- T (khối u): mô tả khối u đã phát triển qua thành bàng quang bao xa và liệu nó có phát triển thành các mô lân cận hay không.
- N (Nút): có nghĩa là các hạch bạch huyết của bệnh nhân. Đây là một mạng lưới các tuyến có kích thước bằng hạt đậu có ở khắp cơ thể như nách, cổ và bẹn. Chúng hút đi chất lỏng, chất thải và các tế bào bị tổn thương, đồng thời chứa các tế bào chống lại nhiễm trùng.
- M (di căn): mô tả mức độ di căn của khối u, xem chúng đã lan đến các cơ quan khác như phổi, gan hoặc các hạch bạch huyết lân cận hay chưa.
Sau khi các loại T, N và M của bệnh nhân được xác định, các giai đoạn của ung thư bàng quang sẽ được chỉ định thành một giai đoạn cụ thể. Đối với ung thư bàng quang, có 5 giai đoạn – giai đoạn 0 là giai đoạn sớm nhất (ung thư biểu mô tại chỗ); tiếp theo là giai đoạn 1 đến 4. Thường thì các giai đoạn 1 đến 4 được viết bằng chữ số La Mã I, II, III và IV. Nhìn chung, số giai đoạn càng cao thì ung thư càng lan rộng.
Các giai đoạn ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang giai đoạn 0
Trong tất cả các giai đoạn của ung thư bàng quang thì thời kỳ này được coi là giai đoạn sớm nhất của bệnh. Lúc này các tế bào ung thư chỉ được phát hiện trên bề mặt của lớp niêm mạc bên trong bàng quang. Lúc này, rất dễ dàng để loại bỏ khối u ung thư này bởi chúng có kích thước nhỏ và chưa có dấu hiệu xâm lấn vào cơ hoặc mô của liên kết bàng quang.
Giai đoạn này được gọi là ung thư biểu mô nhú không xâm lấn hoặc ung thư biểu mô tại chỗ. Các tế bào ung thư phát triển ở lớp lót bên trong và bắt đầu di chuyển về phía trung tâm rỗng của bàng quang nhưng chưa tiến vào các mô liên kết/lớp cơ. Đây là bệnh ung thư có cấp độ cao và nguy hiểm bởi nó có thể dẫn đến xâm lấn cơ.
Giai đoạn sớm của bệnh ung thư bàng quang thường được điều trị bằng phương pháp cắt bỏ qua đường dẫn tinh hoặc nội soi bàng quang loại bỏ tế bào ung thư. Bệnh nhân sau đó sẽ được kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe hoặc các dấu hiệu cho thấy ung thư đã trở lại.
Giai đoạn 1 ung thư bàng quang
Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã bắt đầu phát triển xuyên qua lớp lót bên trong và lớp đệm của bàng quang. Tuy nhiên, các tế bào này chưa lan đến lớp cơ dày ở thành bàng quang, các hạch huyết hoặc các cơ quan khác ở vị trí xa.
Đối với phần lớn các giai đoạn của ung thư bàng quang và giai đoạn 1, bác sĩ thường sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật triệt tiêu tế bào ung thư hoặc phẫu thuật cắt bỏ u nang. Trong trường hợp khối u không thể loại bỏ bằng phẫu thuật hoặc kích thước lớn, bác sĩ có thể chỉ định thêm xạ trị, hóa trị bổ sung.
Ung thư bàng quang giai đoạn 2
Vào thời kỳ này, các tế bào ung thư đã bắt đầu phát triển vào lớp cơ dày của thành bàng quang và được gọi là ung thư xâm lấn hoặc K xâm lấn cơ. Khối u ung thư ở giai đoạn 2 chua lan đến các hạch bạch huyết ở xa hoặc cơ quan khác.
Khi ung thư xâm lấn cơ, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u nang triệt để (cắt bỏ bàng quang) và loại bỏ các hạch bạch huyết lân cận. Nếu các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy ở 1 phần của bàng quang, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt bỏ 1 phần nhưng trường hợp này ít gặp hơn. Người bệnh có thể tiếp nhận hóa trị bổ sung trước hoặc sau khi phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u hoặc loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại, ngăn không cho chúng tái phát.
Ung thư bàng quang giai đoạn 3
Khối u ung thư đã lan khắp thành cơ đến lớp mô mỡ bao quanh bàng quang. Nó cũng có thể lan đến tuyến tiền liệt ở nam giới hoặc tử cung/âm đạo của phụ nữ. Các tế bào ung thư chưa được tìm thấy ở vùng chậu hoặc thành bụng và chưa di căn đến các hạch bạch huyết ở xa. Giai đoạn này được phân thành các giai đoạn nhỏ như sau:
- Giai đoạn 3A: khối u đã phát triển thành mô ngoại vi hoặc đã lan đến tuyến tiền liệt, tử cung/âm đạo. Chúng chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác hoặc chỉ lan đến một hạch bạch huyết vùng duy nhất.
- Giai đoạn 3B: ung thư đã lan đến 2 hay nhiều hạch bạch huyết khu vực hoặc đến các hạch bạch huyết chung.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị thường dùng trong các giai đoạn của ung thư bàng quang, trong đó giai đoạn này là cách chữa trị chính giúp loại bỏ đi các tế bào ung thư. Hóa trị, xạ trị sẽ được sử dụng điều trị bổ sung hoặc thay thế, giúp tiêu diệt khối u có dấu hiệu di căn đến khu vực khác của cơ thể. Đối với trường hợp bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật do các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, lựa chọn điều trị thay thế gồm có: liệu pháp điều trị đích, hóa xạ trị kết hợp, liệu pháp miễn dịch,…
Ung thư bàng quang giai đoạn 4
Thời kỳ này còn được gọi là ung thư bàng quang giai đoạn cuối hoặc giai đoạn di căn. Bởi các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn và lan đến các cơ quan, hạch bạch huyết ở vị trí xa như xương, gan hoặc phổi. Các tế bào ung thư lan đến thành chậu hoặc thành bụng. Giai đoạn này được chia làm các giai đoạn của ung thư bàng quang nhỏ hơn như sau:
- Giai đoạn 4A: khối u đã lan đến thành chậu hoặc thành bụng nhưng không lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư cũng có thể lan đến các hạch bạch huyết nằm bên ngoài khung chậu.
- Giai đoạn 4B: các tế bào ung thư phát triển hung hãn và bắt đầu lan đến thành bụng, xương chậu, các hạch bạch huyết ở xa hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể như xương, phổi, gan.
Vào thời kỳ cuối của bệnh, các triệu chứng như khó tiểu, tiểu rát, phù chân, giảm cân, mệt mỏi, đau nhức xương, no nhanh, đau lưng xuất hiện rõ ràng và nghiêm trọng hơn ở các giai đoạn của ung thư bàng quang trước. Lúc này, các phương pháp điều trị ung thư bàng quang thường là hóa trị có hoặc không có bức xạ, liệu pháp miễn dịch, phẫu thuật,… Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ giúp bệnh nhân có thể sống lâu hơn, ngăn ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng của bệnh ung thư mà không thể chữa khỏi hoàn toàn được.
Các giai đoạn của ung thư bàng quang thường được phân chia dựa trên mức độ di căn của khối u. Bệnh ở giai đoạn càng sớm thì khả năng điều trị thành công càng cao, tiên lượng sống của bệnh nhân theo đó cũng tăng lên. Do đó, bạn cần có biện pháp phòng ngừa bệnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời những bất thường về sức khỏe và có hướng chữa trị phù hợp.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư