Ung thư bàng quang di căn là giai đoạn cuối cùng của bệnh. Vào thời kỳ này, việc điều trị và loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư bởi chúng đã bắt đầu lan đến các bộ phận khác trên cơ thể. Vì vậy mà mục đích chính của các phương pháp chữa trị trong giai đoạn này là giảm nhẹ triệu chứng và mang lại cho người bệnh chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Nội dung trong bài viết
Ung thư bàng quang di căn là gì?
Ung thư bàng quang di căn xảy ra khi các tế bào ung thư bắt đầu sinh sản và lây lan sang các mô khỏe mạnh xung quanh hoặc các cơ quan khác trên cơ thể. Trong đó, ung thư bàng quang thường di căn cục bộ trong các cơ và mô liên kết tiếp giáp trực tiếp với bàng quang.
Vào thời kỳ di căn, các dấu hiệu của bệnh xuất hiện cực kỳ rõ ràng với tình trạng hung hãn hơn so với các giai đoạn trước. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và mệt mỏi, đôi khi cần phải nhờ đến sự trợ giúp của thuốc giảm đau và tiên lượng sống không cao.
Ung thư bàng quang thường di căn tới đâu?
Di căn ung thư bàng quang tại chỗ
Khi ung thư bàng quang bắt đầu lan rộng, nó xâm lấn vào thành bàng quang đầu tiên. Thành bàng quang được tạo thành từ 4 lớp riêng biệt nên hiện tượng di căn này cần thời gian để xâm nhập. Khi tế bào ung thư đã xâm nhập vào toàn bộ các lớp, nó có thể lây lan vào các mô mỡ và hạch bạch huyết xung quanh. Nó cũng có thể phát triển vào các khu vực xung quanh như thành bụng (phúc mạc).
Ung thư bàng quang di căn xa
Khi các tế bào ung thư bàng quang đến được hệ thống hạch bạch huyết, nó có thể di chuyển đến các bộ phận xa của cơ thể thông qua hệ thống này. Tuy nhiên, các vị trí thường gặp nhất mà K bàng quang di căn tới gồm:
- Ung thư bàng quang xâm lấn phổi: Ung thư bàng quang xâm lấn phổi là hiện tượng người bệnh có thể cảm nhận một cách rõ ràng nhất. Bởi khi các khối u di chuyển và hình thành ở phổi, nó sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, xuất hiện các cơn đau tức ngực hoặc ho, ho ra máu.
- Di căn xương: Khi các tế bào ung thư bàng quang lan đến xương, nó sẽ gây ra các hiện tượng như đau nhức xương khớp. Việc đi lại của bệnh nhân cũng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, người bệnh cần được kiểm tra, chụp xương để xác định được vùng di căn và có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
- Ung thư bàng quang di căn đến gan: Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể con người, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng nên khi nó bị tổn thương, sức khỏe bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi các tế bào K bàng quang xâm lấn gan, người bệnh sẽ nhận thấy các dấu hiệu như vàng da và mắt, đau tức bụng. Khi gan bị các tế bào ung thư di căn đến nó sẽ phát triển rất nhanh, do đó bệnh nhân nên theo dõi sức khỏe thật kỹ lưỡng để có thể chữa trị kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường nào.
Ngoài ra, K bàng quang có thể di căn tới các cơ quan khác trong đường tiết niệu và sinh sản như tử cung hoặc âm đạo, tuyến tiền liệt.
Điều trị ung thư bàng quang di căn như thế nào?
Theo các bác sĩ, phương pháp điều trị ung thư bàng quang di căn phụ thuộc phần lớn vào vị trí khối u di căn đến và loại tế bào tạo nên khối u nguyên phát. Bạn cần lưu ý rằng, khi ung thư bàng quang lan rộng, các khối u thứ phát vẫn được coi là ung thư bàng quang – không phải ung thư phổi, ung thư gan hay bất kỳ loại bệnh ác tính nào khác. Các lựa chọn điều trị cho bệnh nhân ung thư vào thời kỳ này có thể kể đến như sau:
Hóa trị liệu
Hóa trị liệu là phương pháp thường được áp dụng cho ung thư bàng quang di căn. Bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng liệu pháp này trước tiên cho bệnh nhân nhằm mục đích làm chậm sự phát triển và lây lan của ung thư. Bên cạnh đó, hóa trị cũng được dùng để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện tuổi thọ cho bệnh nhân.
Vào giai đoạn di căn, hóa trị là sự kết hợp của các loại thuốc và được thực hiện như liệu pháp toàn thân. Các loại thuốc này được đưa trực tiếp vào cơ thể người bệnh thông qua đường tiêm vào bàng quang hoặc tiêm vào tĩnh mạch (điều trị toàn thân). Sau khi thực hiện hóa trị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: rụng tóc, ăn không ngon miệng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, lở miệng,… Các dấu hiệu này có thể giảm dần sau một vài tuần hoặc vài tháng khi ngừng điều trị.
Liệu pháp nhắm mục tiêu
Liệu pháp nhắm mục tiêu sử dụng thuốc để nhắm vào các mục tiêu là các phân tử cụ thể như protein ở trên hoặc bên trong tế bào ung thư bàng quang. Từ đó ngăn chặn sự phát triển và lây lan của ung thư; hạn chế được sự gây hại cho các tế bào bình thường khác.
Bác sĩ có thể sử dụng thuốc nhắm mục tiêu Erdafitinib (Balversa) để điều trị ung thư bàng quang di căn có đột biến trong gen FGFR2 hoặc FGFR3 và không đáp ứng với hóa trị liệu.
Xạ trị
Bệnh nhân ung thư bàng quang di căn có thể được bác sĩ chỉ định xạ trị bằng tia năng lượng cao nếu các tế bào ung thư không thể được loại bỏ hoàn toàn bằng phương pháp phẫu thuật hoặc bệnh nhân không đủ sức khỏe để phẫu thuật hay kiểm soát sự chảy máu, đau từ bàng quang.
Khi các tế bào ung thư đã lan đến xương, liệu pháp bức xạ bên ngoài sẽ được sử dụng để điều trị. Các tia năng lượng cao này sẽ được chiếu vào khu vực cần điều trị và loại bỏ các tế bào ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một vài tác dụng phụ như: kích ứng da, rụng lông tại vùng điều trị, đau khi tiểu tiện, tần suất đi tiểu tăng lên nhưng số lượng ít,…
Liệu pháp miễn dịch
Bệnh nhân ung thư bàng quang di căn thường được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Bác sĩ sử dụng chất ức chế điểm kiểm tra miễn dịch của người bệnh và được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Các chất này gồm: Pembrolizumab (Keytruda), Durvalumab (Imfinzi), Atezolizumab (Tecentriq), Avelumab (Bavencio),…
Phương pháp này giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể người bệnh chống lại và tiêu diệt các tế bào ung thư. Bệnh nhân có thể được tiêm phòng ngừa lao để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Phẫu thuật
Phương pháp này được thực hiện với một số trường hợp bệnh nhân ung thư bàng quang di căn có thể cắt bỏ được. Phương pháp này được gọi là phẫu thuật giảm nhẹ, giúp bệnh nhân kiểm soát được các triệu chứng đau và chảy máu. Các loại phẫu thuật được sử dụng gồm có:
- Cắt bỏ các khối u từ bàng quang qua niệu đạo (nội soi).
- Phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ bàng quang.
- Phẫu thuật tạo bàng quang mới từ ruột của bệnh nhân hoặc chuyển hướng tiểu để giữ nước tiểu và thải nó ra ngoài cơ thể. Phương pháp này được thực hiện sau khi toàn bộ bàng quang bị cắt bỏ (phẫu thuật cắt u nang tận gốc). Bệnh nhân có thể được tiến hành thông tiểu (không cắt nang) nếu đường tiểu bị tắc nghẽn và nước tiểu không thể thoát ra khỏi cơ thể.
Phác đồ điều trị ung thư bàng quang di căn không giúp bệnh khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể cải thiện triệu chứng bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, để làm giảm bớt gánh nặng điều trị, bạn nên có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vận động phù hợp và sinh hoạt lành mạnh.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư