2406 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Điều trị ung thư trực tràng như thế nào?

Ung thư trực tràng là bệnh ung thư ác tính thường gặp ở đường tiêu hóa. Bệnh có khả năng di căn cao, ảnh hưởng đến tính mạng của nguồi bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy điều trị ung thư trực tràng như thế nào?

Ung thư trực tràng là gì?

Trực tràng là đoạn cuối cùng của ruột già. Nó bắt đầu ở phần cuối của đoạn cuối cùng của ruột kết và kết thúc khi nó đến đoạn ngắn, hẹp dẫn đến hậu môn. Ung thư trực tràng xảy ra khi các tế bào phát triển quá mức, không chịu sự kiểm soát của cơ thể và hình thành nên khối u tại trực tràng.

dieu-tri-ung-thu-truc-trang-như-the-nao

Các dấu hiệu, triệu chứng của ung thư trực tràng có thể kể đến như:

  • Rối loạn tiêu hóa: thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Tần suất đi đại tiện trong ngày tăng lên bất thường.
  • Phân dính máu, có màu sậm.
  • Luôn cảm thấy cần phải đi vệ sinh dù vừa đi xong.
  • Phân nhỏ, dài.
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
  • Đau bụng.
  • Cân nặng giảm nhanh chóng dù không giảm cân.

Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân ung thư trực tràng như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm mục tiêu,… Các phương pháp này đều giúp tiêu diệt tế bào ung thư, ức chế sự phát triển và ngăn không cho chúng tái phát.

Để lựa chọn phương thức điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố như:

  • Sức khỏe tổng quát của người bệnh.
  • Độ tuổi và khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân.
  • Giai đoạn ung thư.
  • Mức độ xâm lấn của các tế bào ung thư.
  • Tác tác dụng phụ tiềm ẩn của phác đồ điều trị.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị ung thư trực tràng. Phẫu thuật giúp loại bỏ các khối u và một số mô lành xung quanh tế bào ung thư đó. Trong một số trường hợp, phần trực tràng khỏe mạnh và các hạch bạch huyết xung quanh cũng sẽ bị cắt bỏ. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật dựa vào sức khỏe người bệnh, mức độ di căn hoặc giai đoạn bệnh.

  • Phẫu thuật nội soi: thủ thuật này được chỉ định cho khối u có kích thước nhỏ, vẫn giới hạn trong trực tràng và không có khả năng di căn. Bác sĩ sẽ sử dụng ống soi chuyên dụng đưa qua hậu môn và cắt bỏ khối u ung thư. Phẫu thuật nội soi có hiệu quả như phẫu thuật thông thường. Tuy nhiên, bệnh nhân hồi phục nhanh hơn và tốn ít thời gian nằm viện hơn so với phẫu thuật mổ hở.
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ trực tràng: phụ thuộc vào vị trí của khối u mà bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ 1 phần/toàn bộ trực tràng và các hạch bạch huyết xung quanh.
  • Cắt bỏ trực tràng và hậu môn: trong trường hợp khối u nằm ở gần hậu môn khiến người bệnh không thể kiểm soát các cơn nhu động ruột. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ trực tràng, hậu môn, một phần ruột kết và các hạch bạch huyết lân cận. Sau đó bệnh nhân sẽ được tạo hậu môn giả bằng cách tạo lỗ mở trong ổ bụng và gắn phần còn lại của đại tràng vào túi nhỏ gắn bên sườn bụng.

phau-thuat-ung-thu-truc-trang

Hóa trị

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc qua đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào đường tĩnh mạch giúp tiêu diệt tế bào ung thư. Với bệnh nhân ung thư trực tràng, bác sĩ thường chỉ định thực hiện hóa trị sau khi phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại.

Hóa trị có thể được kế hợp với xạ trị trước khi phẫu thuật với mục đích thu nhỏ kích thước khối u. Bên cạnh đó, phương pháp điều trị ung thư trực tràng này còn giúp giảm các triệu chứng và ngăn cản sự di căn của các tế bào ung thư cho bệnh nhân ở giai đoạn cuối.

Xạ trị

Phương pháp này sử dụng bức xạ năng lượng cao như tia X hoặc proton để triệt tiêu các tế bào ung thư. Liệu pháp này thường được sử dụng để điều trị ung thư trực tràng vì khối u này có xu hướng tái phát gần nơi nó bắt đầu ban đầu (tái phát cục bộ).

Xạ trị được sử dụng trước khi phẫu thuật ung thư trực tràng để tránh cắt bỏ đại tràng và sau khi phẫu thuật để loại bỏ ung thư còn sót lại và giảm nguy cơ tái phát.

Hóa trị kết hợp xạ trị

Hóa trị kết hợp với xạ trị khiến các tế bào ung thư dễ tổn thương hơn với bức xạ. Bác sĩ thường chỉ định kết hợp 2 liệu pháp này trong trường hợp kích thước khối u lớn và bệnh nhân có nguy cơ tái phát bệnh cao sau phẫu thuật.

  • Trước khi phẫu thuật: thu nhỏ kích thước khối u đủ để thực hiện phẫu thuật ít xâm lấn. Điều này giúp bảo toàn hậu môn của người bệnh.
  • Sau khi phẫu thuật: ngăn chặn sự quay trở lại của các tế bào ung thư.
  • Là phương pháp điều trị chính: hóa – xạ trị giúp kiểm soát sự phát triển của khối u ung thư trực tràng ở các giai đoạn muộn khi không thể thực hiện phẫu thuật.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị bằng thuốc sử dụng hệ thống miễn dịch của người bệnh để chống lại các tế bào ung thư. Hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật của cơ thể không tấn công tế bào ung thư vì các tế bào này sản xuất protein giúp chúng ẩn khỏi các tế bào của hệ thống miễn dịch. Liệu pháp miễn dịch hoạt động bằng cách can thiệp vào quá trình đó.

Thuốc ức chế điểm kiểm soát là một loại liệu pháp miễn dịch quan trọng được sử dụng để điều trị ung thư đại trực tràng như Pembrolizumab (Keytruda), Nivolumab và Ipilimumab (Yervoy) kết hợp, Nivolumab (Opdivo),… Phương pháp này có thể gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, phát ban, đau xương khớp, đau bụng, ho, buồn nôn,…

Liệu pháp nhắm mục tiêu

Điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu giúp tập trung vào các gen, protein hoặc môi trường mô trực tràng. Từ đó ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư đồng thời hạn chế tổn thương các tế bào khỏe mạnh.

lieu-phap-nham-muc-tieu-ung-thu-truc-trang

Các loại thuốc nhắm mục tiêu thường được kết hợp với phương pháp hóa trị, dùng cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối. Liệu pháp này mang lại hiệu quả cao nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như phát ban trên da, rụng tóc, khô da, loét môi, nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời,…

Trên đây là những phương pháp điều trị ung thư trực tràng hiện nay. Để hỗ trợ việc điều trị đạt kết quả cao, bệnh nhân nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động và tập luyện khoa học, giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ (1 năm 2 lần) để kịp thời phát hiện và có phương pháp chữa trị kịp thời.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

84 − 75 =