2962 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối điều trị như thế nào?

Ung thư trực tràng là bệnh ung thư ác tính thường gặp về đường tiêu hóa. Vào giai đoạn nặng, bệnh có nguy cơ di căn và tử vong cao. Vậy ung thư trực tràng giai đoạn cuối có chữa được không và đâu là các phương pháp điều trị bệnh thời kỳ này?

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối là gì?

Ung thư trực tràng là sự phát triển quá mức và không chịu sự kiểm soát của cơ thể của các tế bào trong niêm mạc trực tràng. Vào giai đoạn cuối của bệnh (giai đoạn di căn, giai đoạn 4), các tế bào này bắt đầu lan ra khỏi khu vực trực tràng và di căn đến các cơ quan xa hoặc các hạch bạch huyết.

ung-thu-truc-trang-giai-doan-cuoi

Các giai đoạn nhỏ hơn của ung thư trực tràng giai đoạn cuối bao gồm:

  • Giai đoạn 4A: các tế bào ung thư bắt đầu lan đến cơ quan xa trực tràng: xương, phổi, gan, một hạch bạch huyết ở xa .
  • Giai đoạn 4B: khối u di căn đến thành bụng, buồng trứng và khoảng ⅚ hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 4C: các tế bào ung thư lan đến mô lót thành bụng và hơn 7 hạch bạch huyết ở vị trí xa.

Dấu hiệu ung thư trực tràng vào giai đoạn cuối

Một số dấu hiệu ung thư trực tràng giai đoạn cuối mà bạn cần biết:

  • Rối loạn tiêu hóa, tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón diễn ra bất thường, liên tục.
  • Có cảm giác đau tức ở vùng bụng hoặc khu vực trực tràng.
  • Đi đại tiện có dịch nhầy hoặc máu đi kèm.
  • Luôn có cảm giác phải đi đại tiện.
  • Phân thay đổi về màu sắc, kích thước và hình dạng.
  • Chán ăn hoặc không có cảm giác ngon miệng.
  • Đầy hơi hoặc khó tiêu, thường xuyên bị chuột rút.
  • Mệt mỏi kéo dài, cân nặng sụt giảm nhanh bất thường.

Ung thư trực tràng giai đoạn này di căn đến đâu?

Vào giai đoạn muộn, các tế bào ung thư sẽ đi theo hệ thống hạch bạch huyết từ trực tràng để đến các cơ quan khác và hình thành khối u mới tại đây. Các vị trí thường bị ung thư trực tràng di căn đến gồm:

  • Phổi.
  • Gan.
  • Xương.
  • Não.
  • Các hạch bạch huyết.

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Khi các tế bào ung thư bắt đầu di căn đến các cơ quan ở xa, việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Lúc này, tiên lượng sống của bệnh nhân K trực tràng rất thấp. Nếu khối u di căn tới các cơ quan nội tạng, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân chỉ còn 20%. Theo các bác sĩ, mức độ xâm lấn của tế bào ung thư càng nghiêm trọng thì khả năng sống sau 5 năm của người bệnh càng thấp.

Ung thư trực tràng giai đoạn cuối có chữa được không?

Theo các bác sĩ, hiện nay không có phương pháp nào có thể giúp điều trị ung thư trực tràng khỏi hoàn toàn. Đặc biệt, vào giai đoạn cuối của bệnh, khi các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn sang các cơ quan khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.

ung-thu-truc-trang-giai-doan-cuoi-co-chua-duoc-khong

Lúc này, phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh cho bệnh nhân; đồng thời loại bỏ được càng nhiều tế bào ung thư càng tốt. Từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thêm tuổi thọ cho bệnh nhân K trực tràng giai đoạn cuối.

Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng giai đoạn cuối

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị chính được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn ung thư trực tràng. Vào giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư có ở trực tràng và các vị trí nó di căn đến. Phương pháp này giúp làm giảm đau đớn và giúp rút ngắn thời gian hồi phục cho người bệnh.

Hóa trị và xạ trị có thể được sử dụng để bổ trợ cho phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn và người bệnh phải thực hiện phẫu thuật này hàng năm. Nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ ruột kết và gắn phần còn lại vào lỗ nhỏ ở bên hông có gắn túi nhỏ đựng chất thải từ cơ thể (thủ thuật tạo hậu môn giả).

Hóa trị liệu

Với bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối, hóa trị liệu thường được kết hợp với phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị khác.

  • Hóa trị bổ trợ trước phẫu thuật giúp thu nhỏ kích thước khối u.
  • Hóa trị sau phẫu thuật giúp loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại và giảm nguy cơ khối u tái phát sau này.

Bệnh nhân được sử dụng hóa trị dưới dạng thuốc uống hoặc truyền tĩnh mạch trực tiếp tại vùng có chứa khối u ung thư. Nếu ung thư trực tràng chỉ di căn đến một vị trí duy nhất là gan thì hóa trị sẽ được truyền ngay vào động mạch gan giúp thu nhỏ khối u hiệu quả hơn so với đường uống.

Xạ trị

Đây là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao (tia X, proton) tập trung để tiêu diệt hoặc thu nhỏ kích thước của khối u. Bệnh nhân có thể được thực hiện điều trị xạ trị trước hoặc sau khi phẫu thuật. Đôi khi liệu pháp này có thể sử dụng để thay thế mổ nếu sức khỏe của họ không thể làm phẫu thuật.

xa-tri-ung-thu-truc-trang-giai-doan-cuoi

Liệu pháp nhắm mục tiêu

Liệu pháp nhắm mục tiêu thường được các bác sĩ chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối. Phương pháp này sử dụng các loại thuốc tấn công các gen và protein cụ thể trong tế bào ung thư:

  • Thuốc protein VEGF: ngăn không cho các khối u nhận các chất dinh dưỡng của cơ thể để phát triển.
  • Thuốc EGFR: thúc đẩy sự phân chia nhanh chóng của các tế bào ung thư.
  • Chất ức chế kinase: nhắm vào protein mang tín hiệu quan trọng đến trung tâm kiểm soát của tế bào ung thư. Việc ngăn chặn protein này có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối nếu tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có cơ hội sống lâu hơn. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống điều độ, vận động phù hợp, thường xuyên tái khám và luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan sẽ hỗ trợ điều trị đạt kết quả tốt và gia tăng tuổi thọ cho bệnh nhân.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

48 − = 45