Ung thư đại tràng là bệnh có tỷ lệ người mắc đứng thứ năm trên Thế Giới. Bệnh có diễn tiến nguy hiểm và có thể gây tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị tích cực từ sớm. Do đó, việc tầm soát ung thư đại tràng sớm có vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ sức khoẻ con người trước căn bệnh nguy hiểm này.
Tầm soát ung thư đại tràng là gì?
Ung thư đại tràng là bệnh bắt đầu khi các tế bào trong đại tràng phát triển bất thường, không chịu sự kiểm soát của cơ thể và hình thành nên các khối u ung thư. Nếu không được phát hiện và điều trị tích cực trong giai đoạn sớm sẽ tiến triển và di căn đến các cơ quan và hạch bạch huyết ở xa.
Tầm soát ung thư đại tràng được sử dụng để tìm ra ung thư trước khi người bệnh xuất hiện bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng ung thư đại tràng nào. Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm kiểm tra và sàng lọc đối với người bệnh để xác định loại ung thư cụ thể. Mục tiêu của việc tầm soát ung thư này bao gồm:
- Giảm số người tử vong vì ung thư đại tràng hoặc loại bỏ hoàn toàn số lượng người chết vì ung thư.
- Làm giảm số lượng người phát triển bệnh ung thư.
Việc tầm soát ung thư đại tràng sớm giúp bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị kịp thời và giúp người bệnh có cơ hội sống thêm 10 năm rất cao. Từ đó có biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Chính vì vậy mà việc phát hiện sớm ung thư đại tràng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh cũng như gia đình và xã hội.
Ai nên thực hiện tầm soát ung thư đại tràng?
Ung thư đại tràng là bệnh có thể được ngăn ngừa thông qua tầm soát thường xuyên. Các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên thực hiện tầm soát ung thư đại tràng ở độ tuổi 45 vì tỷ lệ mắc bệnh hiện nay đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, những người có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng nên thực hiện tầm soát trước 45 tuổi. Các đối tượng có yếu tố rủi ro cao mắc bệnh bao gồm:
- Trong gia đình có người thân (bố mẹ, anh chị em ruột) mắc ung thư đại tràng.
- Tiền sử cá nhân từng mắc ung thư đại trực tràng hoặc một số loại polyp đại tràng (tiền ung thư).
- Từng mắc các bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn.
- Gia đình mắc các hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền như bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP) hoặc hội chứng Lynch (ung thư đại tràng không đa polyp di truyền hoặc HNPCC)
- Tiền sử cá nhân từng điều trị với bức xạ vùng bụng (bụng) hoặc vùng chậu để điều trị bệnh ung thư khác.
Các xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng
Các xét nghiệm thường được sử dụng để tầm soát ung thư đại tràng bao gồm:
- Nội soi đại tràng: thủ thuật này giúp bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ bên trong trực tràng và đại tràng. Người bệnh sẽ được kê đơn sử dụng thuốc an thần trước khi thực hiện nội soi đại tràng. Một ống dài linh hoạt, mỏng (ống soi) có gắn camera ở đầu được đưa vào từ hậu môn qua trực tràng và toàn bộ đại tràng. Trong quy trình này, bác sĩ có thể loại bỏ các polyp đại tràng hoặc một số mô trong đại tràng để tiến hành kiểm tra (quá trình này gọi là sinh thiết).
- Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT): đôi khi được gọi là nội soi đại tràng ảo, là phương pháp sàng lọc thay thế cho những người không thể nội soi đại tràng tiêu chuẩn do có phản ứng phụ với các loại thuốc an thần/gây mê. Hoặc được sử dụng khi người bệnh bị tắc nghẽn trong đại tràng khiến việc kiểm tra toàn bộ gặp khó khăn.
- Soi ống dẫn tinh: thủ thuật nội soi tầm soát ung thư đại tràng này sử dụng ống mềm, có sáng được đưa vào trực tràng và đại tràng dưới để kiểm tra polyp, ung thư hoặc các bất thường khác. Trong quá trình này, bác sĩ có thể loại bỏ các polyp hoặc các mô khác để kiểm tra. Tuy nhiên, bác sĩ không thể kiểm tra được phần trên của đại tràng ngang và phần trên của đại tràng bằng xét nghiệm này.
- Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT) và xét nghiệm hóa miễn dịch trong phân (FIT): được sử dụng để tìm máu trong phân. Nếu tìm thấy máu trong phân, đó có thể là do các nguyên nhân khác ngoài polyp đại tràng hoặc ung thư như xuất huyết dạ dày hoặc đường tiêu hóa trên, bệnh trĩ,… Tuy nhiên, polyp và ung thư không gây ra tình trạng chảy máu liên tục, vì vậy xét nghiệm máu trong phân phải được thực hiện trên một số mẫu phân mỗi năm và lặp lại hàng năm.
- Thuốc xổ bari đối quang kép (DCBE): thường được áp dụng cho người bệnh không thể thực hiện nội soi đại tràng. Thuốc xổ có chứa bari giúp làm nổi bật và rõ nét hình ảnh đại tràng và trực tràng trên phim chụp X-quang. Hầu hết các bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng khác vì khả năng phát hiện polyp tiền ung thư của thụt bari thấp hơn so với các phương pháp nội soi đại tràng, nội soi đại tràng sigma hoặc chụp CT đại tràng.
- Xét nghiệm DNA trong phân: phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng này giúp phân tích DNA từ mẫu phân của một người để tìm ra ung thư. Bác sĩ sẽ dựa vào những thay đổi trong DNA xảy ra trong polyp và ung thư để tìm hiểu xem có nên thực hiện nội soi hay không.
Thực hiện tầm soát ung thư đại tràng sớm giúp phát hiện bệnh và biện pháp phòng ngừa, điều trị phù hợp. Tuỳ vào tình trạng tiền sử sức khỏe của người bệnh và nguy cơ mắc bệnh cao hay không mà bác sĩ sẽ đưa ra các xét nghiệm tốt nhất và thời gian thực hiện giữa các xét nghiệm ung thư đại tràng. Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ và xác định được phương pháp sàng lọc ung thư mang lại kết quả chính xác nhất.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư