1969 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Những điều bạn cần biết về tầm soát ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư ác tính thường gặp về đường tiêu hóa. Bệnh có khả năng di căn cao và ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu. Để có thể ngăn ngừa và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư đại trực tràng theo định kỳ.

Tầm soát ung thư đại trực tràng là gì?

Ung thư đại trực tràng là bệnh mà các tế bào bình thường trong niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng phát triển không kiểm soát và tạo thành một khối tế bào được gọi là khối u. Khi khối u này phát triển kích thước, nó sẽ chèn ép và cản trở các chức năng của đại trực tràng như tiêu hóa thức ăn và đưa chất thải ra khỏi cơ thể.

ung-thu-dai-truc-trang

Tầm soát ung thư đại trực tràng là các xét nghiệm sàng lọc được sử dụng để tìm kiếm một căn bệnh khi chưa hoặc không xuất hiện các triệu chứng. Khi một người xuất hiện các dấu hiệu bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng này, các xét nghiệm này không phải là tầm soát ung thư.

Bệnh ung thư đại trực tràng phần lớn thường phát triển từ các polyp tiền ung thư do sự phát triển bất thường của các tế bào trong trực tràng, đại tràng. Các phương pháp xét nghiệm sàng lọc có thể giúp tìm ra các polyp tiền ung thư này để loại bỏ trước khi chúng phát triển thành ung thư đại trực tràng. Tầm soát ung thư giúp bác sĩ phát hiện được bệnh ung thư ở giai đoạn sớm giúp việc điều trị đạt kết quả cao.

Ai nên tầm soát ung thư đại trực tràng?

Ung thư đại trực tràng thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Vì vậy mà bạn nên bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh nguy hiểm này bằng cách thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, bạn nên bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng sớm hoặc kiểm tra thường xuyên hơn nếu thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng dưới đây:

  • Có tiền sử mắc bệnh viêm ruột, ung thư đại trực tràng hoặc polyp tuyến.
  • Trong gia đình có người mắc ung thư hoặc polyp đại trực tràng.
  • Có người thân mắc hội chứng K đại trực tràng di truyền như hội chứng Lynch, đa polyp gia đinh (FAP),…
  • Từng chiếu xạ vùng bụng hoặc vùng chậu để điều trị các bệnh ung thư khác.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư đại trực tràng

Hiện nay, có hai cách để tầm soát ung thư đại trực tràng chính gồm: xét nghiệm kiểm tra phân và kiểm tra hình ảnh (cấu trúc):

  • Các xét nghiệm dựa trên phân: kiểm tra phân để tìm các dấu hiệu của ung thư. Những xét nghiệm này ít gây xâm lấn và dễ thực hiện nhưng cần được thực hiện thường xuyên.
  • Kiểm tra hình ảnh (cấu trúc): bác sĩ xem xét cấu trúc của đại tràng và trực tràng để tìm bất kỳ khu vực bất thường nào. Phương pháp này sử dụng một ống soi (có gắn máy quay nhẹ và nhỏ ở đầu) được đưa vào trực tràng hoặc các xét nghiệm hình ảnh đặc biệt (X-quang).

noi-soi-ung-thu-dai-truc-trang

Dưới đây là các loại xét nghiệm được sử dụng để thực hiện tầm soát ung thư đại trực tràng:

  • Nội soi đại tràng: phương pháp này sử dụng ống soi nhỏ linh hoạt (ống soi ruột) được đưa vào trực tràng và đại tràng của bệnh nhân. Từ đó phát hiện các khối u bất thường và có thể loại bỏ các polyp hoặc mô khác để kiểm tra xem có tế bào ung thư hay không.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT): thường được gọi là nội soi đại tràng ảo, là giải pháp thay thế cho người không thể thực hiện nội soi đại tràng hoặc người bị tắc nghẽn trong đại tràng khiến việc khám toàn bộ không thể diễn ra.
  • Nội soi đại tràng sigma linh hoạt: thực hiện tương tự với nội soi đại tràng. Tuy nhiên, thủ thuật này không kiểm tra toàn bộ đại tràng mà chỉ có thể thấy được một nửa đại tràng và toàn bộ phần trực tràng. Bạn sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc an thần trong trường hợp này để làm giảm co thắt và áp lực ở vùng bụng dưới.
  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT) và xét nghiệm hóa miễn dịch trong phân (FIT): được sử dụng để tìm máu ẩn trong phân thông qua các phản ứng hóa học. Bạn sẽ được thực hiện làm xét nghiệm này hàng năm.
  • Xét nghiệm DNA trong phân: phân tích DNA từ mẫu phân của một người để tìm ung thư. Từ đó giúp phát hiện ra những thay đổi của DNA trong polyp và một số gen nhất định. Thử nghiệm này nên được thực hiện 3 năm một lần và có thể được thực hiện ngay tại nhà.
  • Thuốc xổ bari đối quang kép (DCBE): với người không thể thực hiện nội soi đại tràng, thuốc xổ có chứa bari sẽ được bác sĩ sử dụng để làm nổi rõ ruột kết và trực tràng trên phim chụp X-quang. Bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thêm các xét nghiệm sàng lọc khác vì bari ít có khả năng phát hiện polyp tiền ung thư hơn nội soi đại tràng, nội soi đại tràng sigma hoặc chụp CT đại tràng.

Tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Từ đó giúp tìm thấy và loại bỏ các polyp tiền ung thư trước khi chúng phát triển thành u ác tính (ung thư). Nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh cao, hãy thực hiện xét nghiệm thường xuyên ở độ tuổi 45. Bên cạnh đó, xây dựng lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5 + 5 =