Ung thư bàng quang là bệnh ung thư thường gặp ở nam giới và có nguy cơ tử vong cao. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, nhiều người thường tìm hiểu các phương pháp chăm sóc bản thân, trong đó có chế độ dinh dưỡng. Vậy bệnh nhân ung thư bàng quang nên ăn gì?
Nội dung trong bài viết
Ung thư bàng quang nên ăn gì?
Với bệnh nhân ung thư, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và hỗ trợ điều trị bệnh đạt kết quả tốt. Hiện nay chưa có một chế độ ăn uống cụ thể nào được khuyến nghị để điều trị hoặc phòng ngừa ung thư bàng quang. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy bổ sung một vài loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp giảm nguy cơ ung thư bàng quang và các bệnh ung thư khác. Cụ thể như sau:
Ung thư bàng quang nên ăn gì: Rau xanh
Theo các nghiên cứu, chế độ ăn nhiều rau xanh có thể giúp giảm 10% nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Đặc biệt là các loại rau họ cải như: súp lơ, bông cải xanh, cải bó xôi (rau chân vịt), bắp cải, cải xoăn, măng tây,… chứa hợp chất sulforaphane có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư bàng quang.
Bên cạnh đó, ăn nhiều rau củ có màu sắc sặc sỡ cũng có đặc tính chống viêm có thể chống lại bệnh ung thư. Bởi nhóm thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa giúp sửa chữa tổn thương tế bào và ngăn ngừa một số loại ung thư, trong đó có ung thư bàng quang.
Trái cây
Để giảm nguy cơ ung thư bàng quang, Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) khuyến nghị bệnh nhân nên bổ sung 5 khẩu phần trái cây, rau và không chứa tinh bột mỗi ngày. Bạn có thể ăn một bát rau sống (salad), nửa bát trái cây hoặc rau nấu chín sẽ giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Bên cạnh đó, trái cây họ cam quýt như chanh, cam, bưởi và chanh có đặc tính chống oxy hóa có thể bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Trà
Bên cạnh việc ung thư bàng quang nên ăn gì, bệnh nhân có thể uống bổ sung các loại trà. Theo các bác sĩ, trà xanh, trà ô long hoặc trà đen có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc ung thư bàng quang đến 6%. Trong trà chứa các hợp chất polyphenol, epigallocatechin-3-gallate có đặc tính chống ung thư và cản trở sự phát triển của khối u bàng quang.
Thực phẩm giàu protein
Chế độ ăn đủ protein giúp duy trì khối lượng cơ và hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư bàng quang. Các nguồn protein bao gồm thịt, gà, cá, trứng, đậu, đậu lăng, các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt, hạt và sữa. Bạn nên có chế độ ăn cung cấp protein có trong trong tất cả các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ.
Chất béo lành mạnh
Cơ thể bệnh nhân ung thư bàng quang cần chất béo để giúp hấp thụ một số vitamin, sản xuất hormone và sửa chữa các tế bào khắp cơ thể. Bên cạnh đó, chất béo còn giúp cải thiện hương vị và kết cấu của thực phẩm. Tuy nhiên, bệnh nhân K bàng quang nên bổ sung chất béo có nguồn gốc thực vật thay vì động vật sẽ có hiệu quả tốt hơn trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh. Các nguồn chất béo lành mạnh: gồm cá, bơ, quả hạch, hạt, ô liu, dầu ô liu,…
Ung thư bàng quang nên ăn gì? Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt là các sản phẩm ngũ cốc chưa qua chế biến, có nghĩa là chúng vẫn chứa hầu hết các chất dinh dưỡng và chất xơ. Từ đó giúp thay đổi hoạt động của hệ nội tiết, cung cấp vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ bàng quang, điều trị tác dụng phụ của bệnh như tiêu chảy, giảm chất xơ…
Do đó, hãy bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt như: lúa mì nguyên chất, yến mạch, gạo lứt, lúa mạch, quinoa, ngô, hạt kê, củ dền,… Đồng thời, có thể tăng cường các loại hạt như: hạnh nhân, óc chó, hạt điều,…
Nước trái cây
Nước trái cây làm tăng chất dinh dưỡng bệnh nhân ung thư bàng quang tiêu thụ hàng ngày. Nó cũng có lợi cho bệnh nhân gặp tình trạng khó khăn khi nhai hoặc tiêu hóa thức ăn.
Tuy nhiên, khi sử dụng máy ép trái cây, lượng chất xơ sẽ bị giảm nên bệnh nhân có thể ép cùng rau xanh để giảm lượng đường trong nước ép và tăng cường chất xơ.
Bệnh nhân ung thư bàng quang nên ăn gì để giảm nhẹ triệu chứng sau điều trị?
Khi đang điều trị ung thư bàng quang, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Để làm giảm các triệu chứng gây ra bởi các phương pháp điều trị, bạn có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc thực hiện một số mẹo ăn uống dưới đây:
Thay đổi mùi vị sau khi điều trị ung thư bàng quang
Nhiều người sau khi điều trị thường đặt câu hỏi ung thư bàng quang nên ăn gì nếu khẩu vị bị thay đổi sau chữa trị? Đây là triệu chứng phổ biến thường gặp khi ở bệnh nhân ung thư bàng quang điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt u nang hoặc hóa trị. Bệnh nhân sẽ cảm thấy có vị như kim loại ở trong miệng khiến họ cảm thấy chán ăn. Để giảm bớt mùi vị này, bệnh nhân nên sử dụng đũa gỗ hoặc đũa nhựa thay vì đồ kim loại ở viện.
Giảm nhẹ triệu chứng táo bón sau điều trị ung thư bàng quang
Bệnh nhân ung thư bàng quang nên ăn gì để giảm triệu chứng táo bón? Táo bón là một triệu chứng khác mà bệnh nhân ung thư bàng quang có thể gặp phải. Điều bệnh nhân cần làm lúc này là duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách uống ít nhất 8 cốc nước lọc mỗi ngày (2 đến 2,5 lít nước). Từ đó giúp các chất thải trong ruột của bạn di chuyển nhanh hơn, giảm tình trạng táo bón cũng như hỗ trợ quá trình đào thải độc tố diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Chế độ ăn uống làm giảm tình trạng tiêu chảy
Tiêu chảy cũng là một trong những tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị K bàng quang. Bệnh nhân nên uống nhiều nước để thay thế lượng nước cơ thể bị mất đi do tiêu chảy gây ra. Chia khẩu phần ăn thành các bữa ăn nhỏ hơn và bổ sung các chất điện giải như kali và natri thông qua các loại hạt, quả chuối, mơ.
Vậy để làm giảm tình trạng tiêu chảy, bệnh nhân ung thư bàng quang nên ăn gì?
- Tiêu thụ thực phẩm ít dư lượng chất xơ hơn.
- Chuối, táo,… dễ tiêu hóa, bố sung đường tự nhiên và các chất điện giải.
- Thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng chứa hàm lượng chất xơ thấp.
- Sữa chua giúp làm dịu hệ tiêu hóa, giảm thiểu vi khuẩn xấu.
- Bổ sung nước, bánh mì nướng hoặc các loại nước chứa natri, kali bổ sung.
Khô miệng
Nếu bạn bị khô miệng, nên uống nước trong suốt cả ngày với lượng nhỏ hoặc ngậm đá bào, kẹo cứng cũng giúp giảm thiểu hiện tượng này.
Buồn nôn
Bệnh nhân ung thư bàng quang nên ăn gì khi gặp tình trạng buồn nôn sau điều trị? Theo các bác sĩ, người bệnh nên tiêu thụ các loại thực phẩm không gây khó chịu cho dạ dày, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và không để bản thân bị đói.
Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tránh uống nước trong bữa ăn để có thể ăn nhiều hơn và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Ăn đồ ăn ở nhiệt độ phòng và tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, đường và gia vị.
Hy vọng bài viết trên đã trả lời câu hỏi của bạn về vấn đề ung thư bàng quang nên ăn gì. Bạn nên thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh giúp duy trì cân nặng ổn định, giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì. Từ đó giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư