2641 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Hỏi đáp: Ung thư gan có chữa được không và có nguy hiểm không?

Ung thư gan là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nước ta, đứng thứ nhất ở nam giới và đứng hàng thứ 3 đối với phụ nữ. Bệnh có khả năng điều trị thành công cao nếu được phát hiện và chữa trị tích cực ở giai đoạn sớm. Vậy ung thư gan có chữa được không và căn bệnh này có nguy hiểm không?

Ung thư gan là gì?

Ung thư gan được hiểu là bên trong gan có các tế bào bất thường và hình thành lên các khối u ác tính. Các khối u này có thể phá hủy các tế bào gan và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của gan. Bệnh khi để lâu không được điều trị có thể phát triển và di căn đến các khu vực xung quanh hoặc cơ quan xa hơn trên cơ thể.

cac-giai-doan-ung-thu-gan

Ung thư gan có chữa được không phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh. Bởi khi được phát hiện ở giai đoạn sớm điều trị sẽ dễ dàng hơn. Vậy đâu là các giai đoạn của ung thư gan? Các giai đoạn của ung thư gan được thể hiện bằng số la mã từ I (giai đoạn đầu) đến IV (giai đoạn cuối). Cụ thể như sau:

  • Ung thư gan giai đoạn I: các tế bào ung thư gan có kích thước nhỏ và chưa lan đến hạch bạch huyết hoặc cơ quan lân cận.
  • Giai đoạn II ung thư gan: các tế bào ung thư đã lan đến mạch máu hoặc có nhiều khối u trong gan có chiều rộng <5cm (khoảng 2 inch). Ung thư gan giai đoạn III được chia làm các giai đoạn nhỏ hơn như sau:
  1. Giai đoạn IIIA: có nhiều khối u trong gan và ít nhất một khối u >5cm (khoảng 2 inch) nhưng chưa có khối u nào di căn đến các hạch bạch huyết hoặc các khu vực bên ngoài gan.
  2. Giai đoạn IIIB: các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn đến cổng tĩnh mạch gan (mạch máu chính trong gan) nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác.Giai đoạn IIIC: tế bào ung thư bắt đầu di căn đến các cơ quan lân cận (ngoài túi mật, nằm ngay bên dưới gan), hoặc có ít nhất một khối u đã mở rộng ra lớp mô bên ngoài bao phủ gan nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan xa.
  • Ung thư gan giai đoạn IV hay còn gọi là ung thư gan giai đoạn cuối được chia làm các giai đoạn sau:
  1. Giai đoạn IVA: các khối u đã lan vào các hạch bạch huyết gần gan nhưng chưa đến các cơ quan ở xa.
  2. Giai đoạn IVB: tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa như phổi, xương, não hoặc các hạch bạch huyết lân cận.

Ung thư gan có nguy hiểm không?

Khi được chẩn đoán bệnh, nhiều người thường đặt câu hỏi Ung thư gan có chữa được không và bệnh có nguy hiểm không? Ung thư gan là bệnh lý nguy hiểm bởi gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trên cơ thể và đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như: giải độc, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, tổng hợp protein, sản xuất mật, chức năng miễn dịch, bổ trợ quá trình đông máu,… Vì vậy mà khi gan bị thương tổn bởi khối u ung thư sẽ làm sức khỏe của con người bị ảnh hưởng theo. Đặc biệt, nếu không phát hiện sớm, bệnh sẽ di căn tới các cơ quan khác tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

ung-thu-gan-co-nguy-hiem-khong

Bên cạnh đó, ung thư gan có thể gây ra các biến chứng tiềm ẩn như sau:

  • Thiếu máu: số lượng hồng cầu thấp, thường xảy ra ở ung thư gan giai đoạn III. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở, da xanh xao, chóng váng, nhịp tim tăng cao,…
  • Tắc nghẽn ống dẫn mật: mật được tạo ra trong gan và vận chuyển đến ruột non qua ống dẫn và trực tiếp đi vào túi mật. Nếu ung thư gan phát triển tới một ống gan hoặc gây áp lực lên chúng sẽ dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn ống mật. Từ đó khiến bệnh nhân xuất hiện các cơn đau dữ dội và liên tục ở vùng bụng trên bên phải, buồn nôn, nôn, vàng da và ngứa.
  • Sự chảy máu: gan chịu trách nhiệm tạo ra các protein giúp máu đông. Khi gan bị tế bào ung thư lấn chiếm, các protein này không được sản xuất với số lượng đủ khiến bệnh nhân có thể bị xuất huyết hoặc thiếu máu. Bệnh nhân sẽ bị chảy máu cam thường xuyên hoặc chảy máu khi đánh răng, nghiêm trọng hơn là xuất huyết nội tạng nếu ung thư tiến triển.
  • Chảy máu thực quản do áp lực dẫn vào tĩnh mạch: khối u ung thư gan khiến máu khó lưu thông qua các tĩnh mạch nhỏ trong cơ quan dẫn đến tĩnh mạch cửa lớn làm tăng áp lực trong mạch máu thượng nguồn. Các tĩnh mạch này thường yếu và có thể phát triển thành giãn tĩnh mạch. Khi những lỗ rò này bị vỡ, nó có thể dẫn đến chảy máu ồ ạt vào thực quản và đe dọa tính mạng nếu không được điều trị nhanh chóng. Hiện tượng chảy máu có thể xảy ra ở dạ dày và ruột do cơ chế tương tự.
  • Canxi trong máu cao (tăng canxi huyết) khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn, suy nhược cơ bắp, lú lẫn có thể tiến triển đến hôn mê và thậm chí tử vong nếu không được điều trị.
  • Hội chứng gan thận: thường xảy ra ở bệnh nhân ung thư gan, có khoảng 40% trường hợp mắc bệnh sẽ phát triển hội chứng này trong vòng 5 năm và không thể hồi phục ngay cả khi đã tiến hành ghép gan.
  • Bệnh não gan: là biến chứng nguy hiểm nhất của ung thư gan, nó có thể gây ra các triệu chứng như bệnh Alzheimer khiến người bệnh mất trí nhớ, mất phương hướng hoặc thay đổi tính cách và nhầm lẫn nghiêm trọng.

Ung thư gan có chữa được không?

Ung thư gan có chữa được không nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu? Theo các bác sĩ, ung thư gan khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng điều trị thành công rất cao. Ung thư gan có thể chữa được khi bệnh ở giai đoạn sớm bởi lúc này, các khối u có kích thước nhỏ và chưa có dấu hiệu di căn nên việc loại bỏ chúng sẽ dễ dàng hơn.

Khi ung thư gan đã bắt đầu tiến triển tới giai đoạn di căn, tiên lượng sống của bệnh nhân rất thấp, chỉ khoảng 11%. Không có cách chữa khỏi ung thư gan giai đoạn cuối, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp làm chậm sự lây lan của tế bào ung thư và giảm bớt các triệu chứng bệnh. Điều đó có nghĩa là người bệnh vẫn còn các tế bào ung thư trong cơ thể, nhưng chúng đã được kiểm soát. Từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh và giúp họ sống được lâu hơn.

Ung thư gan có chữa được không phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh, sức khỏe tổng quát của bệnh nhân và phương pháp điều trị.

Các phương pháp điều trị ung thư gan

ung-thu-gan-co-chua-duoc-khong-cac-phuong-phap-dieu-tri

  • Phẫu thuật cắt một phần gan: thường được áp dụng khi khối u có kích thước nhỏ và vẫn nằm trong giới hạn trong gan. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần gan chứa tế bào ung thư để ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của chúng. Chỉ những bệnh nhân có chức năng gan khỏe mạnh mới thích hợp để cắt gan. Thủ thuật này này có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều và các vấn đề đông máu, cũng như nhiễm trùng và viêm phổi.
  • Ung thư gan có chữa được không nếu thực hiện ghép gan: là phương pháp thay thế gan bị bệnh bằng gan khỏe mạnh của người hiến tặng. Bác sĩ có thể đề nghị cấy ghép gan khi: khối u quá lớn không thể cắt bỏ hoặc khối u có kích thước nhỏ hơn 5cm và chưa xâm lấn. Ghép gan giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân nhưng họ có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng như đào thải nội tạng hoặc tác dụng khác sau phẫu thuật.
  • Liệu pháp triệt tiêu: với liệu pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng sóng vô tuyến, sóng điện từ/nhiệt, hoặc cồn đậm đặc tác động trực tiếp lên khối u để thu nhỏ hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng. Bạn có thể được tiến hành tiêu diệt khối u bằng phương pháp áp lạnh bằng cách làm đông khối u và loại bỏ nó.
  • Ung thư gan có chữa được không khi điều trị bằng xạ trị: sử dụng các tia bức xạ hoặc hạt năng lượng cao (proton) chiếu vào khối u hoặc các vị trí chứa tế bào ung thư để loại bỏ chúng. Các tác dụng phụ của liệu pháp này có thể xảy ra là buồn nôn, nôn mửa và mệt mỏi.
  • Hóa trị liệu: sử dụng các loại thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch gan để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được sử dụng để bổ trợ trước và sau khi phẫu thuật giúp thu nhỏ kích thước khối u hoặc loại bỏ các tế bào còn sót lại, ngăn không cho chúng quay trở lại. Tuy nhiên, hóa trị có thể khiến người bệnh bị rụng tóc và tổn hại sức khỏe nghiêm trọng.
  • Ung thư gan có chữa được không nếu sử dụng thuốc điều trị nhắm mục tiêu? Sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn các khối u ung thư phân chia, phát triển và khuyến khích hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lại các tế bào ung thư.

Hy vọng bài viết trên đã trả lời cho bạn câu hỏi Ung thư gan có chữa được không? Để có thể kéo dài thời gian sống cũng như bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh với đầy đủ dinh dưỡng và chế độ vận động phù hợp.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+ 76 = 80