Ung thư tinh hoàn là bệnh ung thư phổ biến thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi. Bệnh khi được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ chữa thành công là vô cùng cao. Vậy ung thư tinh hoàn là gì? Đâu là dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh?
Nội dung trong bài viết
Ung thư tinh hoàn là gì?
Ung thư tinh hoàn là bệnh xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển trong các mô của tinh hoàn. Sự phát triển của các tế bào bất thường này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tinh hoàn (hiếm gặp hơn).
Các loại bệnh ung thư tinh hoàn phổ biến nhất gồm:
- Khối u tế bào mầm: chúng thường bắt đầu từ các tế bào tạo ra tinh trùng, gọi là tế bào mầm. Đây là loại ung thư tinh hoàn phổ biến nhất, chiếm hơn 90% các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán bệnh.
- Khối u mô đệm: chiếm khoảng 5%, phát triển trong các mô xung quanh tế bào mầm trong tinh hoàn. Hầu hết các khối u mô đệm đều có tiên lượng điều trị rất tốt.
Các giai đoạn của ung thư tinh hoàn có thể kể đến như sau:
- Giai đoạn 0: thường được gọi là ung thư tế bào mầm tân sinh tại chỗ. Đây không hẳn là ung thư mà là có thể là một cảnh báo rằng ung thư có thể phát triển. Các tế bào bất thường này được tìm thấy trong ống dẫn tinh của nam giới.
- Giai đoạn I: tế bào ung thư chỉ được tìm thấy ở tinh hoàn mà chưa lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó.
- Giai đoạn II: khối u đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở vùng bụng (bụng) mà chưa di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
- Giai đoạn III (ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối): các tế bào ung thư bắt đầu di căn đến các hạch bạch huyết trong ổ bụng hoặc các cơ quan xa như phổi.
Dấu hiệu, triệu chứng ung thư tinh hoàn
Hầu hết các triệu chứng ung thư tinh hoàn thường không xuất hiện rõ ràng cho đến khi chúng bắt đầu di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể. Mỗi người bệnh có thể gặp những dấu hiệu bệnh khác nhau, thậm chí có trường hợp bệnh nhân ung thư không có bất kỳ thay đổi nào khi phát hiện bệnh.
Các dấu hiệu ung thư tinh hoàn bao gồm:
- Xuất hiện khối u nhỏ hoặc một khu vực cứng ở một hoặc cả bên tinh hoàn. Ở giai đoạn sớm, khối u tinh hoàn có kích thước nhỏ bằng hạt đậu và phát triển lớn hơn khi vào giai đoạn sau.
- Có khối u cứng, sưng đau hoặc không đau ở một trong hai tinh hoàn.
- Các nốt khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc tê ở tinh hoàn hoặc bìu.
- Cảm nhận được có sự thay đổi ở tinh hoàn hoặc nặng ở bìu như 1 bên tinh hoàn săn chắc hơn hoặc phát triển lớn/nhỏ hơn tinh hoàn còn lại.
- Xuất hiện các cơn đau âm ỉ ở vùng bẹn hoặc phần bụng dưới.
- Nặng tinh hoàn hoặc bìu do sự tích tụ đột ngột của chất lỏng (dịch) trong bìu.
- Căng hoặc tăng trưởng tuyến vú bởi một số khối u tinh hoàn có thể tạo ra hormone gây căng vú hoặc tăng trưởng mô vú (nữ hóa tuyến vú).
- Đau lưng dưới, khó thở, đau ngực và ho có đờm hoặc có máu có thể là triệu chứng của ung thư tinh hoàn giai đoạn muộn.
- Sưng một hoặc cả hai chân do các cục máu đông trong tĩnh mạch phát triển lớn (huyết khối tĩnh mạch).
- Tinh hoàn co lại.
- Cân nặng giảm đột ngột không rõ nguyên nhân.
Các dấu hiệu ung thư tinh hoàn trên thường bị bỏ qua bởi người bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm tinh hoàn. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường kéo dài hơn 2 tuần mà không thuyên giảm. Do đó, nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trên cơ thể, hãy tới bệnh viện kiểm tra ngay để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.
Nguyên nhân ung thư tinh hoàn
Hiện nay, vẫn chưa xác định rõ được đâu là nguyên nhân ung thư tinh hoàn cụ thể nhưng các bác sĩ đã chỉ ra một vài yếu tố nguy cơ hình thành và phát triển K tinh hoàn ở một người. Các yếu tố nguy cơ đó có thể kể đến như sau:
- Tuổi tác: hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tinh hoàn thường nằm trong độ tuổi 20 đến 35. Do đó, nam giới trong độ tuổi này cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của bản thân và nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe theo định kỳ. Tuy nhiên, bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả ở người trong độ tuổi thiếu niên hoặc trên 60.
- Tinh hoàn ẩn (bìu thiếu tinh hoàn hoặc sa tinh hoàn): có nghĩa là 1 hoặc cả 2 tinh hoàn không di chuyển xuống bìu sau khi ra đời làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư. Bạn hoàn toàn có thể làm giảm khả năng mắc bệnh nếu được phẫu thuật khắc phục tình trạng này trước tuổi dậy thì, từ đó làm giảm nguy cơ vô sinh và mắc K tinh hoàn.
- Di truyền: theo các nghiên cứu, nếu nam giới có anh trai hoặc cha bị ung thư tinh hoàn có nguy cơ tự phát triển bệnh cao hơn.
- Tiền sử cá nhân: những người đã từng bị ung thư ở 1 tinh hoàn có nguy cơ cao phát triển ung thư ở tinh hoàn còn lại.
- Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV): nam giới bị nhiễm HIV hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) do HIV gây ra có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn người bình thường khác.
- Vô sinh: nam giới bị vô sinh có khả năng cao mắc ung thư tinh hoàn.
Cách điều trị ung thư tinh hoàn
Các lựa chọn điều trị ung thư tinh hoàn trong phác đồ của bác sĩ thường phụ thuộc vào một số yếu tố như: loại, giai đoạn ung thư, các tác dụng phụ có thể xảy ra, sức khỏe tổng thể và mong muốn của người bệnh. Có 3 phương pháp chữa trị được sử dụng cho bệnh nhân K tinh hoàn như sau:
Phẫu thuật
Phương pháp này được sử dụng để loại bỏ một hoặc cả hai tinh hoàn chứa tế bào ung thư hoặc một số hạch bạch huyết, mô khỏe mạnh xung quanh. Các phương pháp phẫu thuật thường được lựa chọn thực hiện để điều trị bệnh gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn (cắt bỏ tinh hoàn tận gốc): là phương pháp điều trị chính được sử dụng cho hầu hết các giai đoạn và loại ung thư tinh hoàn. Để loại bỏ tinh hoàn của bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường ở bẹn và trích toàn bộ tinh hoàn qua lỗ mở. Người bệnh có thể được phẫu thuật tạo tinh hoàn giả nếu muốn. Trong giai đoạn đầu của bệnh, đây là phương pháp điều trị duy nhất giúp loại bỏ triệt để ung thư.
- Phẫu thuật loại bỏ các hạch bạch huyết lân cận (bóc tách hạch bạch huyết sau phúc mạc): được thực hiện thông qua một vết rạch ở bụng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ thực hiện cẩn thận để tránh làm tổn thương các dây thần kinh xung quanh các hạch bạch huyết. Tuy nhiên, tổn thương các dây thần kinh là điều khó tránh khỏi và gây ra hiện tượng xuất tinh khi cương cứng.
Nếu phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân phải tái khám thường xuyên trong vài tháng một lần hoặc vài lần/năm. Khi đó, người bệnh sẽ được làm xét nghiệm máu, chụp CT và các thủ tục khác để có thể kiểm tra các dấu hiệu cho thấy bệnh ung thư của có quay trở lại hay không?
Xạ trị
Xạ trị là việc sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các hạt năng lượng cao (proton) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bệnh nhân có thể được thực hiện bức xạ bên ngoài hoặc bên trong. Đối với K tinh hoàn, xạ trị tia bên ngoài sẽ là lựa chọn điều trị của các bác sĩ. Xạ trị liệu thường hướng vào các hạch bạch huyết trong ổ bụng hoặc các hạch bạch huyết ở cùng bên của khung chậu với tinh hoàn nơi bắt đầu ung thư và loại bỏ chúng.
Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, bệnh nhân có thể được chỉ định xạ trị để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại và ngăn ngừa bệnh tái phát. Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau xạ trị: buồn nôn, mệt mỏi, mẩn đỏ hoặc kích ứng da ở vùng bụng/bẹn, làm giảm tạm thời số lượng tinh trùng và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới.
Hóa trị liệu
Hóa trị là phương pháp điều trị toàn thân bằng cách sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp này thường được sử dụng điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối khi các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Hóa trị ung thư tinh hoàn được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch để nó đi vào máu và đến các tế bào ung thư khắp cơ thể; từ đó giữ cho các tế bào ung thư không phát triển, phân chia và loại bỏ chúng. Ngoài ra còn có các loại hóa trị liệu có thể được thực hiện bằng đường uống, nhưng chúng thường không được sử dụng cho K tinh hoàn.
Hóa trị có thể được sử dụng để hỗ trợ trước hoặc sau khi phẫu thuật hạch bạch huyết giúp mổ dễ dàng hơn hoặc ngăn không cho ung thư quay trở lại. Tác dụng phụ thường gặp của phương pháp này: rụng tóc, mệt mỏi, buồn nôn, tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc vô sinh.
Điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn
Sau khi điều trị ung thư tinh hoàn, bệnh nhân sẽ gặp các tác dụng phụ hoặc cần thời gian để hồi phục sức khỏe. Do đó, phương pháp điều trị hỗ trợ bệnh cần được thực hiện để nâng cao chất lượng sống cho họ. Các biện pháp này gồm sử dụng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, biện pháp dinh dưỡng khoa học và phù hợp, liệu pháp tâm lý (lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress), nghỉ ngơi đầy đủ, thư giãn,… Từ đó hỗ trợ làm giảm các tác dụng phụ sau quá trình điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.
Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn có thể làm ảnh hưởng đến chức năng cơ quan sinh sản ở nam giới nên việc hỗ trợ điều trị bệnh nhân lúc này là rất cần thiết. Bác sĩ thường thực hiện các phương pháp dưới đây để giúp đỡ người bệnh:
- Phẫu thuật để tái tạo hoặc ghép tinh hoàn giả.
- Bổ sung hormone testosterone cho bệnh nhân phải cắt bỏ cả hai bên tinh hoàn hoặc trường hợp chỉ cắt bỏ 1 bên nhưng phần tinh hoàn còn lại không thể sản sinh đủ lượng hormone cần thiết.
- Thực hiện lưu trữ tinh trùng trước khi thực hiện phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị để đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai của bệnh nhân.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên để giảm các tác hại do phẫu thuật, hóa – xạ trị gây ra và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tối ưu.
Hỏi đáp về ung thư tinh hoàn
Hỏi: Ung thư tinh hoàn có chữa được không?
Đáp: Theo các bác sĩ, ung thư tinh hoàn nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa khỏi là rất cao. Tuy nhiên, bệnh có diễn tiến âm thầm và lây lan rất nhanh nên khi bệnh đã di căn thì tỷ lệ chữa khỏi gần như bằng không.
Nhìn chung, K tinh hoàn là một trong những bệnh ung thư có thể được điều trị thành công nếu bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ chữa trị của bác sĩ; đồng thời có chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh và luôn suy nghĩ tích cực.
Các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa – xạ trị có thể hỗ trợ chữa khỏi bệnh 99% với các tế bào ung thư trong giai đoạn sớm. Khi bệnh ở giai đoạn tiến triển, cơ hội được điều trị thành công là khoảng 85%. Theo các thống kê, có đến 95% trường hợp bệnh nhân K tinh hoàn có thể chữa khỏi bệnh và 50% đối với những bệnh nhân lớn tuổi hoặc những người nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cao.
Hỏi: Ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không?
Đáp: Ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu không điều trị hoặc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, các tế bào ung thư sẽ di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể như bụng, phổi, vùng sau phúc mạc (gần thận), xương sống,…
Bên cạnh đó, bệnh nhân đã từng được chữa khỏi ung thư tinh hoàn 1 bên có nguy cơ cao phát triển thành ung thư ở bên tinh hoàn còn lại. Nếu người bệnh từng điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị sẽ cần phải theo dõi suốt đời để biết khả năng phát triển của các biến chứng: tổn thương dây thần kinh, thận và tim, mắc bệnh bạch cầu, giảm khả năng nghe và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Phương pháp phẫu thuật cũng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như vô sinh (nếu cả hai tinh hoàn bị cắt bỏ), tổn thương dây thần kinh kiểm soát sự cương cứng dẫn đến liệt dương.
Hỏi: Ung thư tinh hoàn sống được bao lâu?
Đáp: Ung thư tinh hoàn là bệnh có tiên lượng sống rất tốt. Bệnh nhân ở giai đoạn I có thể điều trị thành công bằng phẫu thuật và xạ trị; ở các giai đoạn sau có tiên lượng rất tốt khi điều trị bằng phẫu thuật, xạ – hóa trị. Ngay cả với bệnh nhân ở trường hợp nặng cũng có tiên lượng sống tốt sau 5 năm. Cụ thể như sau:
- Tỷ lệ sống sót trung bình sau 5 năm của ung thư tinh hoàn là khoảng 90%.
- Ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu (giai đoạn 0 và I): tỷ lệ sống sau 5 năm là 99%.
- Tiên lượng sống sau 5 năm ung thư giai đoạn II là khoảng 96%.
- Khi bệnh ở giai đoạn cuối, tiên lượng sống của người bệnh là 73%.
Tiên lượng ung thư tinh hoàn của bệnh nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn, sự tiến triển của ung thư, kế hoạch chữa trị và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh.
Hỏi: Ung thư tinh hoàn di căn có chữa được không?
Đáp: Theo các bác sĩ, khi khối u bắt đầu di căn thì khả năng điều trị thành công là khoảng 73%. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm thì có thể chữa khỏi và ít gặp biến chứng. Tuy nhiên, khi các tế bào ung thư đã lan ra ngoài tinh hoàn thì khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn là không thể bởi chúng tiến triển rất nhanh và khó kiểm soát. Khi đó, các phương pháp điều trị bệnh có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Ung thư tinh hoàn là bệnh có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu nếu bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra; đồng thời xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp. Để bảo vệ bản thân, bạn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe cũng như tự kiểm tra tinh hoàn tại nhà hoặc thực hiện tầm soát ung thư định kỳ. Từ đó có thể phát hiện bệnh sớm, có phương pháp chữa trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư