2724 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Những điều cần biết về ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối

Ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối rất nguy hiểm bổi chúng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống cũng như khả năng sinh sản ở nam giới. Bên cạnh đó, những dấu hiệu của bệnh trong giai đoạn này thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Dưới đây là những điều bạn cần biết về ung thư tinh hoàn trong thời kỳ cuối.

Ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối là gì?

Ung thư tinh hoàn là bệnh xảy ra khi các tế bào trong tinh hoàn phát triển không bình thường mà cơ thể không kiểm soát được và hình thành nên khối u ung thư. Đây là bệnh rất hiếm gặp nhưng lại phổ biến ở đối tượng nam giới trẻ tuổi.

Ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối hay còn gọi là giai đoạn 3 hình thành khi các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn ra khỏi phạm vi tinh hoàn để đến các hạch bạch huyết hoặc cơ quan ở xa như xương, phổi, gan, não. Ở thời kỳ này, ung thư tinh hoàn được chia làm các giai đoạn nhỏ hơn như 3A, 3B, 3C – đề cập đến vị trí ung thư di căn đến, số lượng hạch bạch huyết lân cận bị ảnh hưởng.

ung-thu-tinh-hoan-giai-doan-cuoi-la-gi

Giai đoạn 3A ung thư tinh hoàn

Đây là trường hợp ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối có ít nguy cơ tái phát nhất. Trong thời kỳ này, tế bào ung thư được tìm thấy ở bất kỳ vị trí nào trong tinh hoàn và có thể đã di căn vào thừng tinh hoặc bìu. Ung thư có thể đã lan đến:

  • Một hay nhiều hạch bạch huyết xung quanh khối u.
  • Lan đến các hạch bạch huyết ở vị trí xa hơn.

Giai đoạn 3B ung thư tinh hoàn

Đây là giai đoạn ung thư tinh hoàn có nhiều khả năng tái phát sau điều trị. Các tế bào ung thư có thể được tìm thấy ở phổi hoặc các hạch bạch huyết ở xa:

  • Ung thư đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở xa và chưa lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • Tế bào ung thư di căn đến các hạch bạch huyết ở xa hoặc đến phổi.

Giai đoạn 3C

Ở giai đoạn này, tế bào ung thư không lây lan đến các hạch bạch huyết ở xa hoặc phổi , nhưng đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như gan, xương hoặc não.

Các triệu chứng ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối

Khác với các giai đoạn trước, các dấu hiệu bệnh thời kỳ cuối được biểu hiện rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Ung thư tinh hoàn di căn đến các hạch bạch huyết xa và cơ quan khác có thể gây ra các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vùng cơ thể bị ảnh hưởng.

dau-hieu-ung-thu-tinh-hoan-giai-doan-cuoi

Các triệu chứng ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối thường gặp bao gồm:

  • Luôn cảm thấy đau âm ỉ ở vùng lưng dưới hoặc bụng dưới thường xuyên.
  • Một bên bìu sưng to (có thể gây đau đớn) và nặng hơn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
  • Ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối di căn phổi gây ho dai dẳng, đau tức ngực hoặc khó thở.
  • Tích tụ dịch trong bìu khiến tinh hoàn thay đổi hình dạng và có thể sờ được khối u.
  • Sốt cao không ngừng, đau đầu, nhức đầu hoặc dễ bị nhầm lẫn.
  • Luôn cảm thấy cơ thể thiếu hụt năng lượng, mệt mỏi và đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân.
  • Gặp khó khăn hoặc mất cảm giác khi quan hệ tình dục.

Bên cạnh đó, một số bệnh nhân ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối có thể sẽ gặp phải các triệu chứng bệnh khác như cân nặng giảm nhanh trong thời gian ngắn mà không rõ lý do, ham muốn tình dục giảm, luôn mệt mỏi dù nghỉ ngơi đầy đủ mà không lao động vất vả,… Khi bạn nhận thấy mình gặp các triệu chứng bệnh này kéo dài khoảng 2 tuần, hãy đến bệnh viện ngay để thăm khám để xác định được rõ đâu là nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối như thế nào?

Sau khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm kiểm tra thêm và lập kế hoạch điều trị bệnh cho họ. Phương pháp phẫu thuật trong thời kỳ này gần như không được thực hiện hoặc chỉ dùng để điều trị hỗ trợ cho các phương pháp khác. Phần lớn bệnh nhân ung thư tinh hoàn giai đoạn 3 đều cần phải thực hiện hóa trị liệu hoặc kết hợp với xạ trị.

Hóa trị liệu

Đây là liệu pháp giúp ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt các tế bào ung thư bằng các loại thuốc ngăn cản tế bào phân chia nhanh chóng. Thuốc hóa trị cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn giai đoạn này được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, đi vào máu và có thể tiếp cận các tế bào ung thư khắp cơ thể (gọi là liệp pháp hóa trị toàn thân). Khi hóa trị liệu được đặt trực tiếp vào dịch não tủy, cơ quan hoặc một khoang bụng, thuốc sẽ tác động đến các tế bào ung thư ở những khu vực đó ( gọi là hóa trị khu vực).

hoa-tri-ung-thu-tinh-hoan-giai-doan-cuoi

Ngoài ra, bệnh nhân ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối có thể được điều trị bằng hóa trị liều cao và ghép tế bào gốc. Hóa trị liều cao có thể loại bỏ các tế bào ung thư triệt để nhưng cũng tiêu diệt cả các tế bào khỏe mạnh khác như tế bào tái tạo máu. Do đó, ghép tế bào gốc (tế bào máu chưa trưởng thành) được thực hiện để điều trị để thay thế các tế bào tạo máu. Tế bào gốc được lấy ra trực tiếp từ tủy xương hoặc máu của người bệnh/người hiến tặng thích hợp và được lưu trữ, đông lạnh. Sau khi đợt hóa trị liều cao kết thúc, các tế bào gốc này sẽ được làm rã đông và đưa vào cơ thể của bệnh nhân thông qua truyền dịch. Các tế bào gốc được tái sử dụng này sẽ phát triển và làm phục hồi các tế bào máu của cơ thể.

Xạ trị ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối

Phương pháp này loại bỏ các tế bào ung thư và ngăn không cho chúng phát triển, quay trở lại bằng cách sử dụng tia X năng lượng cao hoặc hạt proton chứa bức xạ. Có hai loại xạ trị:

  • Xạ trị bên ngoài: sử dụng máy bên ngoài cơ thể để chiếu các tia bức xạ đến khu vực có tế bào ung thư.
  • Xạ trị bên trong: sử dụng chất phóng xạ có trong các loại kim, hạt ,dây điện hoặc ống thông được đặt trực tiếp vào khu vực chứa tế bào ung thư.
  • Phương pháp xạ trị liệu được lựa chọn thực hiện phụ thuộc vào loại và giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối, phương pháp xạ trị bên ngoài thường được sử dụng để điều trị và kết hợp với hóa trị liệu để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối có tiên lượng sống khá tốt nhưng phác đồ điều trị không thể giúp bệnh được chữa khỏi hoàn toàn. Chúng chỉ có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, làm chậm quá trình phát triển của ung thư và giúp cho người bệnh có thể sống lâu hơn. Do đó, bạn cần tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ, sinh hoạt lành mạnh, ăn uống cân bằng dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình chữa trị đạt kết quả tối ưu nhất.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

86 + = 93