Ung thư tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay tuy nhiên so với các bệnh ung thư phổ biến khác thì bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không và cách điều trị bệnh này như thế nào? Mọi câu trả lời sẽ được hé lộ trong bài chia sẻ dưới đây.
Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và kịp thời điều trị đúng lúc. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp khá thấp nhưng bệnh lại dễ di căn và tái phát nếu không điều trị triệt để và dứt điểm.
Ung thư tuyến giáp được hình thành khi các khối u tuyến giáp tăng sinh bất thường tạo nên các khối u và phát triển thành u tuyến giáp ác tính hay còn gọi là ung thư tuyến giáp.
Ở giai đoạn sớm của bệnh, các tế bào ung thư tuyến giáp chỉ phát triển ở vùng cổ nếu chưa điều trị hoặc không can thiệp điều trị triệt để sẽ nhanh chóng lan sang các bộ phận khác trong cơ thể như: xương, não, phổi, gan,… Ung thư tuyến giáp có nhiều loại khác nhau như: ung thư thể không biệt hóa, ung thư tuyến giáp thể nhú, thể tủy. Trong đó người bệnh mắc ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng hơn so với thể biệt hóa bởi quá trình điều trị bệnh này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Để khẳng định bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không thì còn phải tùy thuộc vào người bệnh đang ở giai đoạn nào của bệnh và mắc ung thư tuyến giáp ở thể gì? Đối với bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể nhú thì tỷ lệ sống trên 5 năm chiếm tỷ lệ đến 95% và người bệnh sống trên 10 năm là 90%. Còn đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nang thì tỷ lệ sống của người bệnh trên 5 năm sẽ là 90% và 70% trường hợp sống trên 10 năm. Riêng với ung thư tuyến giáp thể tủy tỷ lệ người bệnh có thể sống sau 5 năm và 10 năm lần lượt chiếm tỷ lệ là 90% và 86%. Và đối với bệnh ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa sẽ có tiên lượng bệnh xấu, cơ hội điều trị khỏi bệnh trở nên khó khăn hơn, tỷ lệ sống trung bình dưới 1 năm rất cao.
Tổng quan về các phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp hiệu quả
Ung thư tuyến giáp thông thường sẽ không thể điều trị bằng một phương pháp riêng lẻ mà cần kết hợp điều trị nhiều phương pháp khác nhau được gọi là phác đồ điều trị. Việc lựa chọn những phương pháp này cần dựa vào một số yếu tố như:
- Giai đoạn và loại ung thư tuyến giáp mà người bệnh mắc phải.
- Cơ thể người bệnh có thể xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
- Các yêu cầu của người nhà bệnh nhân hoặc yêu cầu của bệnh nhân.
- Sức khỏe hiện tại của bệnh nhân có đủ đáp ứng phương pháp điều trị.
Để điều trị hiệu quả bệnh ung thư tuyến giáp có các phương pháp điều trị như:
- Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần của khối u tuyến giáp. Đây là phương pháp chính được áp dụng để điều trị ung thư tuyến giáp. Tùy thuộc vào khối u có kích thước bao nhiêu để lựa chọn các dạng phẫu thuật như: cắt một bên thùy chứa chứa khối u; cắt bỏ phần lớn tuyến giáp; cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Với các kỹ thuật như: phẫu thuật chuẩn, phẫu thuật nội soi tuyến giáp, phẫu thuật bằng robot. Phương pháp này mang đến những biến chứng không mong muốn như: nhiễm trùng vết mổ, tăng lượng canxi máu, mất giọng nói tạm thời hoặc vĩnh viễn,…
- Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp bằng hormon: bệnh nhân sau khi điều trị phẫu thuật sẽ được cung cấp một liệu pháp hormon trọn đời về tuyến giáp, giúp kìm hãm sự phát triển của bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại sau khi đã cắt bỏ tuyến giáp.
- Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp bằng phóng xạ i-ốt: phương pháp này chỉ định cho những bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể nang, thể nhú. Trị liệu bằng phương pháp phóng xạ này có thể được đưa vào cơ thể người bệnh dưới dạng viên nén hoặc dạng lỏng. Bệnh nhân cũng có thể nhập viện từ 2 ngày đến 3 ngày cho mỗi đợt điều trị và hạn chế tiếp xúc với những người khác trong quá trình điều trị, tránh làm ảnh hưởng đến những người thân trong gia đình. Những tác dụng phụ mà phương pháp này để lại: nôn, sưng, đau ở vị trí tuyến giáp, có thể bị cả viêm tuyến nước bọt,…
Ngoài những phương pháp này ra, người bệnh ung thư tuyến giáp có thể lựa chọn thêm các phương pháp điều trị khác như: xạ trị và hóa trị. Cũng mang đến nhiều kết quả điều trị tích cực.
Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không nếu bệnh tái phát?
Các yếu tố gây tái phát bệnh ung thư tuyến giáp bao gồm: kích thước khối u/ bướu to, tế bào ung thư xâm lấn sang các bộ phận khác, tuổi tác cao không thể điều trị được bằng phương pháp phẫu thuật hoặc đã điều trị phẫu thuật nhưng không triệt để.
Nếu để bệnh tái phát nguy cơ tử vong của bệnh nhân sẽ cao hơn, việc áp dụng các phương pháp điều trị cũng sẽ khó hơn so với thời gian điều trị ban đầu.
Đề giảm thiểu khả năng tái phát của bệnh ung thư tuyến giáp, người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học, sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp như: Nano Fucoidan Premium
Bộ giải pháp này giúp tạo ra một màng bao bọc lấy tế bào ung thư ác tính và gốc tự do gây ra quá trình oxy hóa, ngăn chặn sự hình thành mạch máu mới xung quanh tế bào này, từ đó cắt nguồn dinh dưỡng nuôi khối u, các tế bào ác tính sẽ bị “bỏ đói” và ngưng phát triển. Bộ giải pháp này không chỉ ngăn căn khối u phát triển mà còn có thể kéo dài thêm được tuổi thọ của bệnh nhân, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp hiệu quả.
*Bài viết được tham vấn bởi BS. Chu Thị Hân
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư