Ung thư tuyến giáp di căn xảy ra khi các tế bào ung thư bắt đầu lan tới các bộ phận khác trên cơ thể như phổi, xương, hạch bạch huyết,… Điều này tác động đến sức khỏe, tinh thần của bệnh nhân và gây khó khăn cho việc điều trị. Vậy ung thư tuyến giáp di căn có chữa được không?
Nội dung trong bài viết
Ung thư tuyến giáp di căn là gì?
Ung thư tuyến giáp là sự phát triển không chịu sự kiểm soát của các tế bào trong tuyến giáp. Khi khối u phát triển, tác tế bào ung thư sẽ tách ra khỏi nhân giáp ban đầu, đi theo hệ thống hạch bạch huyết để đến các cơ quan khác và hình thành khối u mới tại vị trí đó. Hiện tượng này được gọi là ung thư tuyến giáp di căn hoặc K tuyến giáp giai đoạn cuối.
Các triệu chứng ung thư tuyến giáp di căn:
- Cổ sưng to và đau rát do các hạch cổ bị khối u lớn làm tổn thương.
- Cảm thấy vướng ở họng, khó nuốt thức ăn và uống nước: do khối u phát triển kích thước và chèn ép lên ống dẫn thức ăn. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và chứng chán ăn của bệnh nhân.
- Đau họng và ho mãn tính: họng là bộ phận chịu nhiều tổn thương nhất khi ung thư tuyến giáp bắt đầu di căn nhưng lại dễ gây nhầm lẫn với hiện tượng cảm cúm thông thường. Đôi khi, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng ho ra máu.
- Giọng nói bị thay đổi hoặc khàn tiếng: do các hạch nổi ở cổ phát triển kích thước và số lượng đã tác động đến dây thanh quản của bệnh nhân.
Ung thư tuyến giáp thường di căn đến những vị trí nào?
Ung thư tuyến giáp di căn não
Não bộ là cơ quan trung ương điều khiển chức năng của cơ thể con người. Khi các tế bào ung thư tuyến giáp di căn lên não sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng như: suy giảm trí nhớ, mất ngủ, buồn nôn và nôn, đau đầu dữ dội,…
Ung thư tuyến giáp xâm lấn gan
Khi các tế bào ung thư di căn đến gan sẽ gây nên hiện tượng vàng da và mắt, chán ăn, mệt mỏi, khô da, khó kiểm soát tâm lý, da kích ứng, đau và chướng bụng, trầm cảm, nước tiểu có màu sẫm hơn,…
Di căn phổi của tế bào ung thư tuyến giáp
Phổi là cơ quan có khả năng bị di căn cao nhất của ung thư tuyến giáp. Phổi là cơ quan chịu trách nhiệm hô hấp, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi các tế bào ung thư tuyến giáp di căn phổi, người bệnh sẽ gặp một số vấn đề như ho kéo dài, ho ra máu, khó thở, tràn dịch màng phổi,…
Ung thư tuyến giáp di căn xương
Hệ thống xương giúp bảo vệ các cơ quan bên trong cơ thể. Do đó, khi xương bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: đau nhức xương, xương dễ gãy, giòn xương,…
Ung thư tuyến giáp xâm lấn hạch cổ
Đây là hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân K tuyến giáp thể nang và thể nhú giai đoạn cuối. Khi ung thư di căn hạch không được điều trị kịp thời hoặc dứt điểm sẽ tạo điều kiện cho ung thư lan tới các bộ phận lân cận như phổi, gan, xương,…
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ thường bị nổi hạch và đau vùng cổ, luôn có cảm giác tức hoặc vướng cổ, đau khi ăn uống, khàn giọng, cổ xuất hiện các nốt rộp, ho liên tục,…
Ung thư tuyến giáp di căn có chữa được không?
Theo các bác sĩ, tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối là khoảng 28 – 51%. Tuy nhiên, ở thời kỳ này, các phương pháp điều trị không giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn mà chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Hiện nay, có 2 phương pháp chính được bác sĩ chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn di căn là phẫu thuật và xạ trị iốt (I-131). Dựa vào tình trạng của người bệnh và mức độ di căn của khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn cách chữa trị phù hợp.
Phẫu thuật cắt bỏ khối u
Đây là phương pháp chính được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn của ung thư tuyến giáp. Phẫu thuật được coi là biện pháp giúp loại bỏ tận gốc các khối u ung thư và tiết kiệm chi phí tối đa.
Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư đã di căn với mức độ nghiêm trọng với số lượng nhiều, phẫu thuật không giúp cắt bỏ hết chúng. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ với mục tiêu loại được càng nhiều tế bào ung thư càng tốt.
Xạ trị i-ốt (I-131)
Iốt phóng xạ (I-131) là một đồng vị của iốt phát ra bức xạ. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc chứa phóng xạ và lượng iốt phóng xạ này sẽ được hấp thụ bởi các tế bào tuyến giáp mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào bình thường khác.
Khi I-131 đi vào máu và được các tế bào tuyến giáp hấp thụ, nó sẽ phá hủy các tế bào ung thư tuyến giáp có trên cơ thể. Đây được coi là một phương pháp điều trị nhắm mục tiêu cho K tuyến giáp di căn vô cùng hiệu quả. Bệnh nhân thường được điều trị I-131 sau phẫu thuật để phá hủy các mô tuyến giáp và các tế bào ung thư còn sót lại.
Tuy nhiên, sau khi hấp thu phóng xạ iốt, cơ thể bệnh nhân sẽ bắt đầu đào thải chúng qua đường bài tiết vài ngày sau khi điều trị. Do đó, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc gần với người thân, sử dụng bát đũa riêng, sử dụng nhà vệ sinh riêng và uống nhiều nước để quá trình đào thải phóng xạ diễn ra nhanh hơn.
Ung thư tuyến giáp khi di căn sống được bao lâu?
Nhìn chung, ung thư tuyến giáp là bệnh có tiên lượng sống sau 5 năm rất tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sau 5 năm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, mức độ di căn, khả năng tiếp nhận điều trị, dinh dưỡng và tâm lý của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn so với chữa trị bệnh ở giai đoạn muộn khi các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn.
Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn di căn theo từng loại như sau:
- Ung thư tuyến giáp thể nhú: là dạng ung thư phổ biến và thường gặp nhất của ung thư tuyến giáp và có xu hướng di căn hạch cổ vào giai đoạn muộn. Bệnh thường được điều trị bằng liệu pháp xạ trị I-131, phẫu thuật và có tỷ lệ sống sau 5 là khoảng 51%.
- Ung thư tuyến giáp thể nang thường di căn hạch cổ, xương, phổi và có tiên lượng sống sau 5 năm là 50%.
- Ung thư tuyến giáp thể tủy là bệnh liên quan đến hormone tuyến giáp hoặc di truyền. Tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh khi sang giai đoạn di căn khá thấp, chỉ khoảng 28%.
- Ung thư tuyến giáp dạng không biệt hóa rất hiếm gặp. Khi bệnh diễn tiến sang giai đoạn di căn, tiên lượng sống sau 5 năm cực kỳ thấp (khoảng 7%) do cơ thể người bệnh lúc này đáp ứng kém với các phương pháp điều trị, thường chỉ sống không quá 1 năm cho dù điều trị tích cực.
Ung thư tuyến giáp di căn có chữa được không còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, tập luyện của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng kéo dài để hỗ trợ kết quả điều trị đạt kết quả tốt.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư