2764 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Ung thư tuyến giáp di căn phổi

Ung thư tuyến giáp di căn phổi thường diễn ra vào giai đoạn cuối của bệnh. Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống và tính mạng của người bệnh. Vậy đâu là dấu hiệu và phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp xâm lấn phổi giai đoạn cuối?

Ung thư tuyến giáp di căn phổi là gì?

Ung thư tuyến giáp di căn thường được gọi là K tuyến giáp giai đoạn cuối. Bệnh xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển và lan đến các hạch bạch huyết hoặc cơ quan xa. Trong đó, phổi là cơ quan có tỷ lệ di căn cao nhất.

Vào giai đoạn cuối, các tế bào ung thư đi theo hệ thống hạch bạch huyết di căn đến phổi, hình thành và phát triển thành khối u ung thư tuyến giáp tại đây.

Dấu hiệu của ung thư tuyến giáp di căn đến phổi

Ho, ho ra máu, khó thở

Đây là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp xâm lấn phổi. Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể với mục đích đẩy các dị vật hoặc đờm ra khỏi đường thở. Bệnh nhân trong giai đoạn này có thể bị ho mãn tính hoặc ho ra máu bởi khối u xâm lấn, chèn ép và tạo áp lực lên phổi, từ đó gây ra các cơn ho dai dẳng đi kèm với hiện tượng đau tức ngực.

Mệt mỏi, chán ăn

Khi ung thư tuyến giáp xâm lấn đến phổi, người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi dù nghỉ ngơi đủ hoặc không lao động nặng nhọc. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như các mối quan hệ xã hội của người bệnh.

dau-hieu-ung-thu-tuyen-giap-di-can-phoi

Bên cạnh đó, cơ thể thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn. Các khối u chèn ép lên ống dẫn thức ăn khiến người bệnh thay đổi khẩu vị, thích ăn thức ăn dạng lỏng gây thiếu hụt dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và giảm cân.

Sút cân nhanh mà không rõ nguyên nhân

Theo các bác sĩ, khoảng 80% bệnh nhân ung thư tuyến giáp thường bị sụt giảm cân nặng nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giảm cân này là do kích thước khối u tăng lên, di căn tới phổi hoặc các cơ quan khác. Từ đó tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể và khiến chúng diễn ra nhanh chóng, làm giảm trọng lượng của người bệnh.

Tràn dịch màng phổi

Khi các tế bào ung thư tuyến giáp lan đến phổi có thể dẫn đến hiện tượng tràn dịch màng phổi. Đây được coi là biến chứng nguy hiểm của K tuyến giáp di căn phổi. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chụp X – quang hoặc chụp cắt lớp CT để xác định xem dịch tích tụ này là máu hoặc khí.

Đau nhức xương

Khi các tế bào ung thư tuyến giáp di căn đến phổi, chúng có thể bám dính vào các dây thần kinh cột sống. Từ đó gây ảnh hưởng và gây đau đớn đến các khớp xương như hông, bả vai, cánh tay hoặc các cơ.

Các dấu hiệu khác của hiện tượng di căn phổi của ung thư tuyến giáp

  • Xuất hiện hạch hoặc khối u ở cổ.
  • Khó nuốt.
  • Giọng khàn, mất tiếng hoặc thay đổi giọng nói.
  • Đau tức ngực.

Ung thư tuyến giáp khi bị di căn phổi sống được bao lâu?

Theo chuyên gia, ung thư tuyến giáp là bệnh có tiên lượng sống tốt hơn các bệnh ung thư khác. Tuy nhiên, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn di căn, đặc biệt là di căn phổi rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị bệnh trong giai đoạn này chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh, làm chậm sự tiến triển của khối u, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Tiên lượng sống sau 5 năm của ung thư tuyến giáp xâm lấn phổi khá thấp, chỉ khoảng 28% nếu được điều trị tích cực, có lối sống lành mạnh và vận động hợp lý. Tuy nhiên, số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo, không áp dụng cụ thể cho từng trường hợp bệnh nhân nào. Bởi có bệnh nhân có tiên lượng sống rất tốt trong khi có nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ sống trung bình 6 tháng đến 1 năm sau khi được chẩn đoán bệnh.

Điều trị ung thư ung thư tuyến giáp xâm lấn phổi

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối phụ thuộc vào các yếu tố như: mức độ di căn, khả năng đáp ứng điều trị, sức khỏe tổng quát của người bệnh. Để điều trị cho bệnh nhân, phương pháp chủ yếu được bác sĩ chỉ định là xạ trị I- 131 hoặc xạ trị ngoài để tiêu diệt tế bào ung thư di căn, phương pháp phẫu thuật không thể áp dụng đối với trường hợp di căn sang phổi. Điều này giúp khắc chế ung thư di căn đến với, và từ đó hình thành ung thư phổi di căn não

native-ads-camnangungthu

Phương pháp xạ trị I – 131

Đây là phương pháp điều trị chính cho trường hợp di căn sang phổi của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Điều trị bằng i-ốt phóng xạ thường được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp tái phát sau khi điều trị hoặc di căn sang các vùng khác của cơ thể.

dieu-tri-ung-thu-tuyen-giap-phong-xa-iot

Điều trị bằng iốt phóng xạ được thực hiện dưới dạng viên nang hoặc chất lỏng đưa vào cơ thể bệnh nhân. I-ốt phóng xạ được hấp thụ bởi các tế bào tuyến giáp và tế bào ung thư tuyến giáp có trong cơ thể nên ít có nguy cơ gây hại cho các tế bào khác.

  • Điều trị i-ốt phóng xạ dưới dạng thuốc viên: bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho uống từ 1 đến 3 viên thuốc tùy vào số lượng tế bào ung thư hoặc sức khỏe của bệnh nhân.
  • Điều trị i-ốt phóng xạ dưới dạng chất lỏng: người bệnh phải uống khoảng 5ml (một thìa cà phê) i-ốt dạng lỏng từ lọ nhỏ qua ống hút. Chất lỏng này thường trong suốt và thường không có hương vị.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra của liệu pháp này:

  • Khô miệng.
  • Đau miệng.
  • Viêm mắt.
  • Thay đổi vị giác hoặc khứu giác.
  • Mệt mỏi.

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn phổi ngưng sử dụng hormone tuyến giáp khoảng 4 đến 6 tuần để quá trình điều trị đạt kết quả cao. Sau khi điều trị, bệnh nhân sẽ được theo dõi sức khỏe trong 3 đến 5 ngày và được theo dõi mức độ bức xạ bằng thiết bị cầm tay.

Sau khi được tế bào tuyến giáp tiếp nhận, lượng i-ốt phóng xạ sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, phân, mồ hôi hoặc nước bọt (khạc nhổ). Để lượng phóng xạ nhan rời khỏi cơ thể, bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Uống nhiều nước.
  • Đi tiểu càng nhiều càng tốt để làm rỗng bàng quang.
  • Ngậm kẹo cứng để tránh bị khô miệng sau điều trị. Kẹo chua cũng sẽ giúp bạn tiết nhiều nước bọt hơn để iốt phóng xạ có thể rời khỏi cơ thể bạn.

Xạ trị ngoài

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng phóng xạ i-ốt, bệnh nhân còn được điều trị bằng phương pháp xạ trị ngoài. Phương pháp này sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc chậm sự phát triển chúng.

Xạ trị chùm tia bên ngoài thường được sử dụng cho bệnh ung thư tuyến giáp không hấp thụ i-ốt và đã lan ra ngoài tuyến giáp, trong đó có phổi. Liệu pháp này được thực hiện 5 này một tuần và thường kéo dài trong vài tuần. Với bệnh nhân K tuyến giáp di căn phổi, xạ trị ngoài hỗ trợ là giảm đau, hạn chế các triệu chứng bệnh và ức chế quá trình chết theo chu kỳ của tế bào ung thư diễn ra nhanh hơn.

xa-tri-ung-thu-tuyen-giap

Tuy nhiên, phương pháp này có một tác dụng phụ đó là có thể phá hủy các mô khỏe mạnh lân cận các tế bào ung thư. Bệnh nhân có thể gặp tình trạng da kích ứng như bị cháy nắng sau điều trị và hiện tượng này sẽ dần biến mất. Bên cạnh đó, phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: mệt mỏi, khô miệng, khó nuốt, khàn giọng,…

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin cho bạn về ung thư tuyến giáp di căn phổi. Để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả cao và kéo dài thời gian sống, bệnh nhân nên bổ sung hoa quả, rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn. Đồng thời hạn chế thức khuya, sử dụng chất kích thích, uống rượu bia và tránh căng thẳng, stress kéo dài.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 + 6 =