2362 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Ung thư vòm họng có chữa được không?

“Ung thư vòm họng có chữa được không?” là câu hỏi được rất nhiều người đang mắc căn bệnh này quan tâm. Cũng như nhiều bệnh ung thư khác, việc điều trị ung thư vòm họng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh.

1. Ung thư vòm họng và các giai đoạn bệnh

Để trả lời cho câu hỏi ung thư vòm họng có chữa được không trước hết chúng ta cần hiểu ung thư vòm họng là gì và những biểu hiện của bệnh như thế nào.

Ung thư vòm họng là một dạng u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng (phần cao nhất của họng, có hình vòm).

ung thu vom hong chua khoi khong

Tại Việt Nam, trong những người mắc ung thư tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng khá cao. Trong số đó có đến 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn cuối khiến cho việc điều trị dành lại sự sống cho bệnh nhân hiệu quả rất thấp.

Ung thư vòm họng chia thành 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Ung thư vòm họng thường bắt đầu ở dây thanh âm và sau đó tiến đến hộp thoại. Trong giai đoạn 1, khối u vòm họng chỉ rất nhỏ, kích thước đo được không quá 2,5 cm.

Đây là giai đoạn ban đầu nên khối u chưa lây lan đến các hạch bạch huyết, cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân là rất lớn nếu được phát hiện và điều trị ngay lập tức. Tiên lượng sống khoảng 72%

– Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn khối ung thư đã tăng lên 5-6cm nhưng vẫn được coi là giai đoạn đầu của bệnh. Tiên lượng sống của giai đoạn này là 64%.

– Giai đoạn 3: Lúc này khối ung thư đã lan sang các vùng xung quang và kích thước lớn hơn rất nhiều lần. Tiên lượng sống ở giai đoạn này khoảng 62%.

Giai đoạn này nhiều bệnh nhân vẫn có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc hoá xạ trị.

– Giai đoạn 4: Đây được xem là giai đoạn cuối của bệnh, khối ung thư đã lan đến môi và miệng và làm phá hủy các hạch bạch huyết, xâm lấn và di căn. Tiên lượng sống ở giai đoạn này chỉ còn 34%.

2. Ung thư vòm họng có chữa được không?

Theo ThS.BS. Lê Văn Long – Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, bệnh ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ cao từ 30-55 tuổi chiếm khoảng 70% các trường hợp, thường gặp ở nam giới.

Cũng như nhiều bệnh ung thư khác, việc điều trị ung thư vòm họng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn muộn khả năng chữa khỏi không còn, chỉ có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Theo số liệu đã đưa ở trên, có thể thấy nếu người bệnh ung thư vòm họng được phát hiện ở giai đoạn đầu thì khả năng được chữa khỏi sẽ cao hơn rất nhiều.

Trên thực tế nhiều bệnh nhân ung thư vòm họng khi được phát hiện sớm, tiếp nhận tốt các phác đồ điều trị kết hợp với một tâm lý lạc quan, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý vẫn có thể vượt qua và sống khỏe trong rất nhiều năm.

Hiện tại có 3 phương pháp chính được sử dụng trong điều trị ung thư đó là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị, có thể áp dụng các phương pháp riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để tăng hiệu quả điều trị.

Nếu như bệnh ung thư vòm họng được phát hiện ở giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi chiếm tỷ lệ khá cao và thời gian sống của người bệnh cũng từ đó mà tăng lên.

Ở giai đoạn đầu, phương pháp điều trị phẫu thuật là phương pháp được bác sĩ chỉ định cho người bệnh. Sau đó phẫu thuật, dựa trên tình hình thăm khám, bác sĩ có thể khuyên người bệnh sử dụng thêm phương pháp xạ trị và hóa trị để đảm bảo có thể loại bỏ tế bào ung thư một cách tốt nhất.

Còn đối với những bệnh nhân phát hiện muộn vào giai đoạn cuối người bệnh đều nhận biết khi bệnh đã ở giai đoạn muộn mọi biện pháp điều trị được áp dụng chỉ giúp người bệnh duy trì được sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Tuy nhiên, với tâm lý lo lắng và hối tiếc về cuộc sống, không ít người bệnh dù có áp dụng các biện pháp điều trị song vẫn phải ra đi sớm.

Từ đó có thể thấy, việc ung thư vòm họng có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư hàng năm của chúng ta.

3. Các triệu chứng và cách phát hiện sớm ung thư vòm họng

Ở giai đoạn sớm các dấu hiệu của bệnh thường nghèo nàn, khó nhận biết, có thể gặp một số triệu chứng như: nhức đầu âm ỉ, ù tai một bên, có cảm giác như tiếng ve kêu bên trong tai, ngạt mũi, khạc ra máu, nổi hạch ở góc hàm, viêm tai giữa…

trieu chung cua ung thu vom hong

Các triệu chứng trên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác, tuy nhiên, chú ý kỹ một chút người bệnh có thể phân biệt được một đặc điểm chung của bệnh ung thư vòm họng là các dấu hiệu thường xuất hiện ở một bên và nặng dần theo thời gian, sử dụng điều trị thuốc vẫn không khỏi

4. Cách phòng chống ung thư vòm họng

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hơn một nửa số bệnh ung thư có thể liên quan đến yếu tố môi trường và lối sống không lành mạnh. Trong đó, các nguyên nhân chủ yếu gây ung thư vòm họng do: nhiễm chất benzopyren, khói công nghiệp, hóa chất bốc hơi, viêm vòm họng mạn tính, hút thuốc lá, nghiện rượu, tiếp xúc với formon, bụi gỗ…

Để phòng tránh ung thư vòm họng, trước tiên là tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ mắc ung thư vòm họng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm bảo quản lâu ngày như thịt muối, cá muối, hạn chế bia rượu.

Nếu bạn đang làm việc trong môi trường nguy hiểm và độc hại hãy sử dụng bảo hộ lao động đầy đủ để hạn chế sự tác động của hoá chất lên cơ thể.

Và đặc biệt, hãy thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện những bất thường của cơ thể.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc ung thư vòm họng có chữa được không? Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn tình trạng bệnh đừng ngại ngần để lại thông tin hoặc gọi tới hotline: 0899.181.998 để được tư vấn miễn phí.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

− 4 = 2