Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ chỉ sau ung thư da. Bệnh có khả năng di căn cao nếu không được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Vậy ung thư da là gì? Đâu là nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả?
Nội dung trong bài viết
Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là bệnh phát triển khi các tế bào trong vú phát triển bất thường, vượt qua sự kiểm soát của cơ thể và hình thành khối u ác tính. Ung thư vú có thể lây lan ra bên ngoài vú thông qua mạch máu và hệ thống hạch bạch huyết. Dần dần, chúng bắt đầu di căn ra khỏi vị trí ban đầu và lan đến các mô, cơ quan khác trên cơ thể, quá trình này được gọi là ung thư vú di căn.
Các loại K vú được phân chia theo vị trí mà các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện như sau:
- Ung thư vú không xâm lấn hay được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ: các tế bào ung thư được tìm thấy trong các ống dẫn của vú (ung thư biểu mô ống tại chỗ hoặc DCIS) nhưng chưa lan đến mô vú xung quanh ống dẫn. Bệnh thường được phát hiện khi người bệnh đi chụp X-quang tuyến vú và xuất hiện dưới dạng một khối u vú.
- Ung thư vú xâm lấn: đây là loại K vú phổ biến nhất khi các tế bào ung thư đã bắt đầu lan qua lớp niêm mạc ống dẫn sữa để tiến vào các mô vú xung quanh.
- Các loại K vú ít gặp khác: ung thư vú viêm, bệnh Paget của vú, K vú tiểu thùy xâm lấn và tiền xâm lấn.
Nguyên nhân ung thư vú
Theo các bác sĩ, nguyên nhân ung thư vú hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, họ đã chỉ ra một vài yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ở một người có thể kể đến như sau:
- Tuổi tác: theo các bác sĩ, phần lớn người bệnh được chẩn đoán ung thư vú khi ở độ tuổi trên 55. Có thể nói rằng, nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ càng tăng cao khi họ già đi.
- Uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích: có khả năng làm rối loạn nội tiết tố nữ, tăng nguy cơ mắc K vú hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác.
- Mô vú dày đặc khiến cho hình ảnh chụp quang của tuyến vú khó đọc hơn và làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư ở phụ nữ.
- Giới tính: K vú là bệnh có thể gặp ở cả nữ giới và nam giới. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn đàn ông lên tới 100 lần, nam giới hiếm khi phát triển bệnh.
- Đột biến gen: phụ nữ có chứa các gen đột biến như BRCA1 và BRCA2 có nguy cơ phát triển bệnh K vú hơn so với người khác. các đột biến gen này cũng có thể làm ảnh hưởng đến
- Các gen. Những phụ nữ có đột biến gen BRCA1 và BRCA2 có khả năng mắc ung thư vú cao hơn so với người bình thường khác. Các đột biến gen này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng và vú di truyền.
- Có kinh sớm: theo nghiên cứu, các bé gái có kinh nguyệt lần đầu trước tuổi 12 có nguy cơ mắc K vú trong tương lai cao hơn người khác.
- Phụ nữ chưa từng mang thai hoặc mang thai và sinh con đầu lòng sau 35 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
- Di truyền: nếu trong gia đình có bà, mẹ hoặc chị em gái mắc K vú thì nguy cơ phát triển bệnh của phụ nữ cũng cao hơn.
- Liệu pháp hormone: phụ nữ đã từng sử dụng thuốc estrogen và progesterone sau mãn kinh để làm giảm các triệu chứng trong thời kỳ này cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Độ tuổi mãn kinh muộn: phụ nữ bắt đầu mãn kinh sau 55 tuổi có khả năng mắc ung thư vú cao.
- Tiền sử từng bị ung thư vú trước đây: nếu phụ nữ từng bị ung thư ở một bên vú, dù họ có điều trị thành công thì nguy cơ ung thư quay trở lại của ung thư ở bên vú còn lại và bên vú đã từng bị ảnh hưởng trước đó cũng rất cao.
Dấu hiệu ung thư vú
Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây ra nhiều triệu chứng cụ thể và rõ ràng nào. Những người khác nhau thường có các dấu hiệu bệnh khác nhau, thậm chí có người không xuất hiện triệu chứng nào khi được chẩn đoán bệnh. Phụ nữ thường phát hiện bệnh khi K vú đã vào giai đoạn tiến triển, khi họ đi kiểm tra sức khỏe do thấy cơ thể xuất hiện những bất thường cụ thể như sau:
- Nổi các cục mới hoặc nốt hạch ở vú hoặc khu vực dưới cánh tay (nách).
- Một bên vú bị sưng hoặc dày lên.
- Vùng da ở bầu ngực bị lõm hoặc kích ứng.
- Vùng núm vú hoặc vùng vú xuất hiện tình trạng bong tróc hoặc đỏ da.
- Núm vú có thể bị tụt vào bên trong (giống như rốn) hoặc đau ở vùng núm vú mà không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.
- Núm vú có thể tiết ra sữa bất thường hoặc máu.
- Hình dạng và kích thước của một bên vú bị thay đổi.
- Cảm thấy đau mỗi khi chạm vào vùng vú.
Các dấu hiệu ung thư vú trên còn có thể cảnh báo các vấn đề về sức khỏe khác mà không phải do ung thư gây ra. Nếu chị em nhận thấy các triệu chứng trên kéo dài hơn 2 tuần hoặc bất kỳ bất thường nào về sức khỏe, hãy đến bệnh viện ngay để được kiểm tra sức khỏe và có phương pháp điều trị kịp thời.
Cách nhận biết ung thư vú
Cách nhận biết ung thư vú giai đoạn cuối như thế nào? Giai đoạn cuối của bệnh hay còn gọi là thời kỳ di căn xảy ra khi các tế bào ung thư không nằm trong phạm vi giới hạn trong vú mà đi theo hệ thống hạch bạch huyết để đến các cơ quan xa hơn như xương, phổi, não và gan. Các triệu chứng bệnh trong giai đoạn này có sự khác biệt phụ thuộc vào vị trí mà khối u ung thư lây lan tới. Cụ thể như sau:
- Di căn xương của tế bào ung thư vú gây ra các triệu chứng như: xuất hiện các cơn đau xương đột ngột và nhức. Các tế bào ung thư thường di căn đến xương sườn, cột sống, xương chậu hoặc các xương dài ở tay và chân.
- Ung thư di căn phổi khiến phụ nữ cảm thấy khó thở, căng tức ngực, ho kéo dài và có thể gặp tình trạng tràn dịch màng phổi.
- Di căn não gây ra các triệu chứng như đau đầu, thay đổi giọng nói hoặc thị lực, các vấn đề về trí nhớ và những bệnh khác.
- Khi ung thư vú di căn đến gan, nó thường không gây ra triệu chứng rõ ràng, người bệnh thường cảm thấy đau, khó chịu ở phần giữa bụng, mệt mỏi và suy nhược, giảm cân, kém ăn, sốt, bụng chướng hoặc vàng da/mắt.
Hình ảnh ung thư vú
Các bác sĩ khuyên rằng, phụ nữ nên thường xuyên tự kiểm tra vú của mình tại nhà để có thể phát hiện được những thay đổi bất thường về kích thước, màu sắc hay vấn đề nào ở vú. ngực của phụ nữ từ lúc sinh ra, khi dậy thì, sinh con và mãn kinh đều có sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, những thay đổi bất thường không rõ nguyên nhân có thể cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn khác. Dưới đây là những hình ảnh ung thư vú:
- Chàm núm vú: đây là dấu hiệu ung thư vú không phổ biến, thường gặp ở phụ nữ từ 50 đến 60 tuổi. Nếu để lâu ngày có thể gây ra tình trạng tụt núm vú vào trong, tiết dịch và có thể bị loét.
- Bệnh Paget của núm vú: thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, là tình trạng viêm hoặc xuất hiện những nốt chàm ở quầng vú hoặc núm vú giống như thay đổi sắc tố da.
- Cục u ở vú: ở vú xuất hiện các khối u không đau và có thể làm nhăn hoặc thay đổi đường viền ở vú.
- Ung thư vú dạng viêm: là một dạng K vú bất thường và dữ dội thường gặp ở phụ nữ trên 50. Phụ nữ sẽ cảm thấy da dày lên, vú sưng, ấm và cứng nhưng không tìm được khối u.
- Vỏ cam: vú có thể sưng lên và trông giống như da quả cam nếu mắc K vú dạng viêm.
Các giai đoạn của ung thư vú
Ung thư vú giai đoạn đầu
Ung thư vú giai đoạn đầu thường bao gồm giai đoạn 0 và giai đoạn 1 của bệnh. Trong đó, giai đoạn 0 là thời kỳ sớm nhất của bệnh khi các tế bào ung thư vẫn chỉ giới hạn tại các ống dẫn trong vú và chưa có dấu hiệu lan sang các mô lân cận.
Giai đoạn 1 của bệnh được chia làm các giai đoạn phụ như sau:
- Giai đoạn 1A: khối u ung thư nguyên phát có kích thước nhỏ hơn 2cm và không làm ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết khác.
- Ung thư giai đoạn 1B: các tế bào ung thư đã được tìm thấy trong tuyến vú nhưng chưa lan rộng ra các hạch bạch huyết hay toàn vú.
Ung thư vú giai đoạn 2
Thời kỳ này, K vú được chia làm các giai đoạn nhỏ hơn dựa trên mức độ lây lan của chúng như sau:
- Giai đoạn 2A: kích thước khối u nhỏ hơn 2cm và đã lan tới 1-3 hạch bạch huyết gần đó, hoặc có kích thước 2-5cm nhưng không lan đến bất kỳ hạch bạch huyết nào.
- Giai đoạn 2B: kích thước khối u từ 2 đến 5cm, đã lan đến 1-3 hạch bạch huyết ở nách hoặc chúng lớn hơn 5cm nhưng chưa di căn tới hạch bạch huyết nào.
Ung thư vú giai đoạn 3
Giai đoạn 3 của bệnh, các tế bào ung thư đã bắt đầu lan rộng từ 4 đến 9 hạch bạch huyết ở nách hoặc mở rộng bên trong tuyến vú. Bệnh được chia làm 3 giai đoạn nhỏ hơn như sau:
- Giai đoạn 3A: kích thước khối u lớn hơn 5cm và đã bắt đầu lan đến 1-3 hạch bạch huyết ở nách hoặc khu vực xương ức.
- Vào giai đoạn 3B của bệnh, khối u ung thư đã di căn đến thành ngực hoặc da và có thể đã lan đến khoảng 9 hạch bạch huyết xung quanh.
- Giai đoạn 3C: tế bào ung thư trong vú được tìm thấy ở khoảng 10 hạch bạch huyết ở nách, gần xương đòn hoặc các hạch bên trong tuyến vú.
Ung thư vú giai đoạn 4
Giai đoạn 4 của bệnh hay còn được gọi là ung thư vú giai đoạn cuối, giai đoạn di căn. Lúc này, các tế bào ung thư có thể ở bất kỳ kích thước nào nhưng chúng đã bắt đầu lan ra khỏi khu vực ban đầu mà tới các hạch bạch huyết và các cơ quan xa hơn trên cơ thể.
Tầm soát ung thư vú
Thường xuyên thực hiện tầm soát ung thư vú giúp phụ nữ có thể nhận biết bệnh từ giai đoạn sớm nhất, trước khi các dấu hiệu bệnh xuất hiện. Phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng điều trị bệnh thành công lại càng lớn.
Chụp X-quang vú là phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất để tầm soát bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần phải chụp X-quang vú thường xuyên. Đối với kiểm tra nhũ ảnh – nơi mà hình ảnh X-quang vú được thực hiện sẽ giúp bác sĩ tìm ra những sự thay đổi trong các mô vú bị tổn thương trong giai đoạn đầu của bệnh.
Theo các bác sĩ, phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư vú hàng năm khi họ bắt đầu bước sang tuổi 45, và thực hiện 2 lần/năm khi vào độ tuổi trên 55. Những phụ nữ có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn người khác có thể được đề nghị sàng lọc và xét nghiệm di truyền cho tình trạng này. Khi nguy cơ mắc ung thư vú tăng lên theo tuổi tác, tất cả phụ nữ từ 50 đến 70 tuổi nên đi kiểm tra K vú theo định kỳ.
Xét nghiệm ung thư vú
Khi bác sĩ nghi ngờ bạn mắc ung thư vú hay đó chỉ là hiện tượng u lành tính ở vú, họ sẽ thực hiện khám sức khỏe tổng thể và kiểm tra vú. Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoán khác nhau để tìm hiểu nguyên nhân và xác định bệnh bao gồm:
- Chụp X-quang tuyến vú: đây là cách phổ biến nhất để có thể nhìn thấy được bên dưới bề mặt vú. Phụ nữ trên 40 tuổi sẽ được chụp nhũ ảnh hàng năm và chụp X-quang tuyến vú để kiểm tra ung thư.
- Siêu âm: sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các mô sâu trong vú, giúp bác sĩ phân biệt khối rắn, khối u ung thư và u nang lành tính.
- Sinh thiết vú: bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô từ khu vực nghi ngờ hoặc bất thường để xét nghiệm xem nó có chứa tế bào ung thư hay không.
- Xét nghiệm máu: giúp bác sĩ có thể theo dõi được sự tiến triển và hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh.
Điều trị ung thư vú
Phẫu thuật
Các phương pháp phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị bệnh có thể kể đến như:
- Cắt bỏ khối u: giúp loại bỏ khối u ung thư và một số mô xung quanh mà vẫn giữ nguyên được phần còn lại của vú.
- Cắt bỏ vú: bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ 1 bên vú của người bệnh nếu các tế bào ung thư đã lan ra hết cả một bên vú. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể phải cắt bỏ cả hai vú.
- Sinh thiết hạch: thủ thuật này giúp loại bỏ một vài hạch bạch huyết nhận thoát dịch từ khối u. Sau đó chúng sẽ bị đưa đi kiểm tra. Nếu không phát hiện thấy tế bào ung thư, người bệnh có thể không cần phẫu thuật bổ sung.
- Bóc tách hạch nách: trong trường hợp các hạch bạch huyết bị loại bỏ trong quá trình sinh thiết hạch chứa ung thư, bác sĩ có thể loại bỏ thêm các hạch bạch huyết khác.
- Cắt bỏ vú dự phòng bên: mặc dù các tế bào ung thư có thể chỉ xuất hiện ở một bên vú, nhưng một số người chọn phẫu thuật cắt bỏ vú dự phòng một bên. Phẫu thuật này loại bỏ vú khỏe mạnh còn lại để giảm thiểu nguy cơ K vú quay trở lại..
Hóa trị liệu
Là phương pháp điều trị bằng thuốc giúp loại bỏ các tế bào ung thư. Người bệnh có thể được tiếp nhận hóa trị như một phương pháp điều trị chính nhưng nó cũng có thể được kết hợp với các phương pháp khác để làm tăng hiệu quả chữa bệnh.
- Hóa trị trước phẫu thuật: làm thu hẹp lại kích thước của khối u ung thư giúp bác sĩ có thể loại bỏ dễ dàng.
- Hóa trị sau phẫu thuật: giúp loại bỏ các tế bào ung thư có khả năng còn sót lại sau phẫu thuật, làm chậm và ngăn cản khả năng lây lan, tái phát của chúng.
Liệu pháp hormone
Trong trường hợp người bệnh được chẩn đoán mắc loại ung thư vú nhạy cảm với hormone, bác sĩ có thể bắt đầu điều trị bằng liệu pháp hormone. Nội tiết tố nữ estrogen và progesterone có thể kích thích sự phát triển của các khối u ung thư ở vú.
Liệu pháp hormone hoạt động bằng cách cản trở cơ thể sản xuất các hormone này hoặc ngăn chặn các thụ thể hormone trên tế bào ung thư. Từ đó giúp làm chậm lại và ức chế sự phát triển của khối u ung thư.
Xạ trị ung thư vú
Điều trị ung thư vú bằng phương pháp xạ trị cho mỗi người bệnh thường không giống nhau. bác sĩ sẽ sử dụng các chùm bức xạ công suất cao để nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Người bệnh sẽ được điều trị bức xạ tia bên ngoài và tập trung vào khu vực chứa khối u ung thư.
Xạ trị ung thư vú được thường được bác sĩ lựa chọn sử dụng trong một số trường hợp dưới đây:
- Sau phẫu thuật bảo tồn vú: làm giảm nguy cơ ung thư tái phát cùng một bên vú hoặc các hạch bạch huyết lân cận.
- Sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú, đặc biệt nếu ung thư lớn hơn 5cm.
- Ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như não, phổi, xương, gan.
Tác dụng phụ có thể xảy ra của phương pháp xạ trị liệu:
- Sưng và xuất hiện tình trạng kích ứng da ở vú (mẩn đỏ, sạm da, lột da,…).
- Vú nhỏ hơn, có khả năng làm ảnh hưởng đến quá trình cho con bú hoặc tái tạo vú trong tương lai.
- Ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở cánh tay (đám rối cánh tay).
- Phù bạch huyết, yếu hoặc gãy xương.
- Có khả năng gây ra một số bệnh ung thư vùng ngực khác.
Hỏi đáp về ung thư vú
Khám ung thư vú ở đâu?
Ung thư vú là căn bệnh phổ biến thường gặp ở phụ nữ nhưng có không ít chị em vẫn còn chủ quan, không thường xuyên thực hiện kiểm tra tầm soát ung thư. Nguyên nhân của việc này có thể là do họ vẫn còn e ngại, cảm thấy xấu hổ khi khám vú hoặc chưa hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm tra này. Bên cạnh đó, có nhiều người không biết nên đi khám ung thư vú ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện, phòng khám thực hiện khám và kiểm tra K vú. Việc tầm soát này không hề phức tạp, chi phí có thể khác nhau giữa mỗi địa chỉ khám. Phụ nữ có thể đến các bệnh viện chuyên khám và điều trị các bệnh ung bướu, bệnh viện K, bệnh viện phụ sản, bệnh viện đa khoa hoặc các phòng khám chuyên khoa uy tín khác.
Ung thư vú ở nam giới?
Ung thư vú nam giới là một loại ung thư hiếm gặp khi các tế bào bất thường hình thành trong mô vú của nam giới. Mặc dù họ thường có ít mô vú hơn, nhưng đàn ông cũng có mô vú giống như phụ nữ. Vì vậy mà họ vẫn có khả năng mắc bệnh nhưng sẽ hiếm gặp hơn so với phụ nữ.
Các loại ung thư vú ở nam giới có thể kể đến như sau:
- Ung thư biểu mô ống tại chỗ (ung thư biểu mô tuyến) là dạng thường gặp nhất.
- Ung thư biểu mô xâm lấn.
- Ung thư biểu mô thùy xâm lấn.
- Các loại K vú khác: K vú dạng viêm, sarcom, phyllodes, bệnh paget và angiosarcoma.
Các yếu tố rủi ro có thể làm phát triển ung thư vú ở nam giới bao gồm:
- Tuổi tác: nguy cơ mắc bệnh ở nam giới trong độ tuổi 60 thường cao hơn.
- Tiếp xúc với estrogen: qua các loại thuốc dùng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tiền sử gia đình mắc ung thư vú cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
- Hội chứng Klinefelter di truyền khi bé trai được sinh ra với nhiều nhiễm sắc thể X khiến tinh hoàn phát triển bất thường.
- Béo phì, thừa cân hoặc mắc các bệnh khác như bệnh gan..
- Nam giới bị viêm tinh hoàn hoặc từng làm phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn có thể làm tăng nguy cơ mắc K vú.
Ung thư vú sống được bao lâu?
Theo các bác sĩ, tỷ lệ sống của người bệnh ung thư vú kể từ thời điểm được chẩn đoán bệnh lần đầu khác nhau đối với từng người. Sự khác biệt này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giai đoạn, loại ung thư họ mắc phải, kích thước khối u, sức khỏe tổng quát, độ tuổi hoặc mức độ tiếp nhận với các phương pháp chữa trị của họ,…
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khả năng sống sau 5 năm của người bệnh ung thư vú là:
- Ung thư vú giai đoạn đầu (giai đoạn 0 và 1), người bệnh có tiên lượng sống sau 5 năm rất cao, khoảng 99%.
- Giai đoạn tiến triển của bệnh là giai đoạn 2 và 3, khả năng sống sau 5 năm của người bệnh là khoảng 85%.
- Khi chuyển sang giai đoạn di căn (giai đoạn cuối), cơ hội sống sau 5 năm của người bệnh rất thấp, khoảng 27%.
Ung thư vú là căn bệnh ác tính nguy hiểm có thể gây tử vong cao cho phụ nữ. Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị tốt sẽ mang lại cơ hội sống cao cho người bệnh. Tuân thủ đầy đủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, suy nghĩ tích cực, thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình chữa trị đạt hiệu quả cao hơn.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư