2494 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Các cách phát hiện ung thư buồng trứng bạn đã biết?

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư ác tính thường gặp ở phụ nữ. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng cũng như khả năng sinh sản ở nữ giới. Đâu là cách phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm?

Cách phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm

Phần lớn bệnh nhân ung thư buồng trứng được chẩn đoán bệnh khi ở giai đoạn cuối. Bởi các dấu hiệu của bệnh trong giai đoạn sớm rất khó nhận biết và mơ hồ chứ không cấp tính, dữ dội như ở giai đoạn nặng. Bên cạnh đó, buồng trứng nằm sâu bên trong ổ bụng, được cấu trúc vùng chậu bảo vệ nên việc xác định ung thư buồng trứng thường rất khó khăn hoặc nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác.

dau-hieu-ung-thu-buong-trung

Ung thư buồng trứng được phát hiện và điều trị càng sớm thì cơ hội sống sót của phụ nữ càng cao. Do đó, điều quan trọng là chị em cần phải lắng nghe cơ thể mình và để ý thật kỹ những thay đổi của cơ thể. Nếu bạn thấy mình có các biểu hiện dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán bệnh bởi đó có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư buồng trứng.

  • Cảm thấy mệt mỏi và xuất hiện các cơn đau thắt lưng hoặc vùng chậu.
  • Luôn cảm thấy đau hoặc rát khi quan hệ tình dục.
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc rút ngắn ngày lại một cách bất thường.
  • Đầy hơi, đau hoặc có áp lực trong khoang bụng.
  • Luôn cảm thấy đầy bụng, khó ăn, no bụng dù ăn ít.
  • Tần suất đi tiểu tiện trong ngày tăng lên.
  • Khó tiêu, ợ chua và táo bón.
  • Viêm cơ da, gây phát ban da, yếu cơ và viêm.

Các triệu chứng ung thư buồng trứng trên thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Tuy nhiên, nếu bạn mắc K buồng trứng, các biểu hiện này sẽ kéo dài và trầm trọng hơn theo thời gian. Khi bạn xuất hiện các biểu hiện này hơn 2 tuần mà không thuyên giảm, hãy đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán sớm để có hướng điều trị thích hợp.

Các cách phát hiện ung thư buồng trứng

Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh hoặc nghi ngờ mắc ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm khác nhau để tìm xem có sự xuất hiện của tế bào ung thư hay không. Các xét nghiệm giúp tầm soát ung thư cụ thể như sau:

Xét nghiệm chẩn đoán và tầm soát ung thư buồng trứng

  • Siêu âm qua ngã âm đạo (TVUS): là phương pháp sử dụng sóng âm thanh vô hại để lấy được hình ảnh của buồng trứng và giúp xác định xem có khối u hay không. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp kiểm tra xem khối u (nếu có) là khối rắn hay u nang chứa đầy dịch mà không xác định được khối u đó có phải là ung thư hay không. Do đó, bác sĩ sẽ phải tiến hành thêm các xét nghiệm khác để tìm ung thư.
  • Xét nghiệm máu CA-125: giúp đo mức độ của một loại protein được gọi là CA-125. Bởi mức độ này ở bệnh nhân ung thư buồng trứng có xu hướng tăng cao. Xét nghiệm này cũng thường được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh, nồng độ protein sẽ giảm xuống khi khối u thu nhỏ kích thước. Tuy nhiên, protein này cũng có thể tăng cao do các bệnh như lạc nội mạc tử cung hoặc viêm vùng chậu nên đây không phải cách phát hiện ung thư buồng trứng chính xác nhất.

cac-cach-phat-hien-ung-thu-buong-trung

Chẩn đoán hình ảnh ung thư buồng trứng

  • Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính): phương pháp này cung cấp hình ảnh mặt cắt của các cấu trúc bên trong buồng trứng. Thường được sử dụng để kiểm tra các khối u lớn, tìm vị trí các hạch bạch huyết mở rộng và xác định xem ung thư đã di căn đến các cơ quan hoặc cấu trúc khác hay chưa.
  • Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ): tạo ra hình ảnh cắt ngang tương tự như chụp CT nhưng sử dụng nam châm để tạo ra hình ảnh. Bạn sẽ được tiêm một loại thuốc cản quang như Gadolinium trước khi chụp MRI để cải thiện độ chi tiết của hình ảnh.
  • Chụp PET (chụp cắt lớp phát xạ positron): phương pháp này sử dụng một dung dịch đường phóng xạ nhẹ đưa vào cơ thể giúp xác định các tế bào ung thư. Bởi các tế bào ung thư tiêu thụ nhiều dung dịch đường hơn các tế bào bình thường khác. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng máy ảnh chuyên dụng để chụp lại các tế bào được đánh dấu để xác định các khối u nhỏ hoặc những khối u đã lan rộng.

Chẩn đoán phẫu thuật cho ung thư buồng trứng

Sau khi các quy trình chẩn đoán hình ảnh hữu ích hoặc có sẵn hoàn tất, bác sĩ sẽ quyết định đưa ra phương pháp tầm soát cuối cùng để xác định khối tế bào phát hiện được có phải là ung thư hay không bằng các phương pháp sau:

  • Nội soi ổ bụng: bác sĩ thực hiện xem xét buồng trứng và cấu trúc vùng chậu bằng cách đưa một ống mỏng đưa vào từ âm đạo và trả lại hình ảnh cho hệ thống giám sát video. Máy ảnh có ánh sáng được đưa vào qua một vết rạch rất nhỏ và bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết ngay để xét nghiệm.
  • Sinh thiết: là cách phát hiện ung thư buồng trứng cho kết quả chính xác nhất. Phương pháp này lấy một mẫu nhỏ của khối u trong buồng trứng thông qua phương pháp nội soi và mang đến phòng thí nghiệm. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm xem khối u đó có chứa tế bào ung thư hay không. Sinh thiết cũng có thể được thực hiện thông qua chọc hút bằng kim, siêu âm hoặc chụp CT để lấy được khối u từ vị trí nghi ngờ ung thư.

Cách phát hiện ung thư buồng trứng bằng xét nghiệm máu và di truyền

xet-nghiem-gen-ung-thu-buong-trung

Bên cạnh các xét nghiệm trên, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm di truyền nếu trong gia đình bạn có người thân mắc bệnh hoặc xuất hiện đột biến gen BRCA1 và BRCA2. Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Gonadotropin màng đệm ở người (nồng độ HCG để tìm kiếm mang thai hoặc ung thư).
  • Xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP) trong huyết thanh – protein huyết tương nồng độ cao và nhiều trong máu nếu phụ nữ mang thai hoặc mắc bệnh ung thư.
  • Xét nghiệm nồng độ Lactate dehydrogenase (LDH) trong máu: LDH có mặt ở các mô trên cơ thể, xét nghiệm này trong buồng trứng tăng cao chứng minh rằng số lượng mô tại đó bị tổn thương càng nhiều. Các tổn thương này có khả năng là do ung thư gây nên.
  • Mức độ inhibin, estrogen và testosterone.
  • Kiểm tra di truyền cho hội chứng Lynch.

Có nhiều cách phát hiện ung thư buồng trứng mang lại hiệu quả chính xác ngay cả khi tế bào ung thư vừa mới xuất hiện. Vì vậy, để bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này, phụ nữ nên thường xuyên thực hiện khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư thường xuyên. Từ đó gia tăng cơ hội sống sót và có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

71 − = 67