Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối rất nguy hiểm bởi các tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận khác trên cơ thể như mô gan, tràn dịch màng phổi,… Ở giai đoạn này, các dấu hiệu bệnh xuất hiện rõ ràng và trầm trọng hơn các thời kỳ trước.
Nội dung trong bài viết
Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối là gì?
Ung thư buồng trứng là sự phát triển bất thường của các tế bào trong buồng trứng. Ở giai đoạn cuối của bệnh, khối u đã bắt đầu di căn ra ngoài vùng bụng và đến các cơ quan khác như gan, phổi,… Giai đoạn 4 ung thư buồng trứng được chia làm các giai đoạn nhỏ như sau:
- Giai đoạn 4A ung thư buồng trứng: ung thư di căn đến các mô, cơ quan bên ngoài xương chậu và ổ bụng như: lá lách, phổi, gan,… Các tế bào ung thư chưa được tìm thấy ở các cơ quan ngoài phúc mạc.
- Giai đoạn 4B: các tế bào ung thư được tìm thấy trong các hạch bạch huyết lân cận, sau phúc mạc và các cơ quan xa như da, não,…
Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn 4
Khi được phát hiện là điều trị trong giai đoạn sớm của bệnh, tỷ lệ sống của bệnh nhân sẽ cao hơn ở giai đoạn sau. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh ở thời kỳ này rất khó để nhận biết bởi chúng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Phần lớn bệnh nhân chỉ phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn muộn bởi lúc này các dấu hiệu mới xuất hiện rõ ràng, nghiêm trọng.
Trong giai đoạn cuối ung thư buồng trứng, các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng chỉ giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Dưới đây là các dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn cuối và cách điều trị các biểu hiện này:
Đau vùng chậu hoặc bụng
Trong giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng, cơn đau ở khu vực này thường bị bệnh nhân bỏ qua, nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, ung thư buồng trứng giai đoạn cuối thường gây ra đau đớn và khó chịu ở vùng chậu, vùng bụng trên cơ thể bạn.
Cách điều trị phổ biến nhất cho các triệu chứng đau là dùng thuốc. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) với liều lượng thích hợp như: acetaminophen (Tylenol), aspirin hoặc thuốc kê đơn ibuprofen (Motrin, Advil). Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kiểm soát các cơn đau bằng cách sử dụng liệu pháp châm cứu, xoa bóp, trị liệu thần kinh cột sống, thiền,…
Tắc ruột
Táo bón là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc tắc ruột bởi các khối u ung thư buồng trứng phát triển và chặn đường ruột của bệnh nhân khiến ruột không thể hoạt động như bình thường. Hiện tượng này khiến người bệnh cảm thấy đau và khó chịu khi tình trạng tắc nghẽn trở nên trầm trọng hơn. Tắc nghẽn đường tiêu hóa gây ra các triệu chứng khác như:
- Đầy hơi và khó chịu.
- Nôn và buồn nôn.
- Cơ thể ốm yếu, phát triển nhiễm trùng huyết.
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, các liệu pháp thu nhỏ khối u hoặc đặt một ống thông tạm thời để phân có thể đi qua khu vực tắc nghẽn dễ dàng. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối có thể sử dụng thuốc chống buồn nôn (ondansetron), thuốc nhuận tràng (miralax) hoặc steroid để giảm viêm.
Cơn đau thận
Các cơn đau thận rất khó nhận ra bởi nó khiến bệnh nhân cảm thấy giống như đau lưng. Khi ung thư buồng trứng di căn và ảnh hưởng đến hệ tiết niệu, chúng có thể làm tắc một hoặc cả hai niệu quản. Nếu một hoặc hai ống này bị tắc, nước tiểu sẽ không di chuyển không đến bàng quang khiến bệnh nhân bị sưng, đau và làm tổn thương thận.
Cách điều trị: bác sĩ đặt ống thông đặc biệt để dẫn lưu nước tiểu trong quá trình điều trị ung thư. Ống có thể được đặt bên trong cơ thể để dẫn nước tiểu từ thận vào bàng quang hoặc bên ngoài cơ thể để kéo nước tiểu trực tiếp từ thận.
Chướng bụng
Đây là triệu chứng có ở tất cả các giai đoạn của ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối của bệnh, tình trạng chướng bụng, đầy hơi và sưng tấy trở nên khó chịu hơn.
Để giảm bớt tình trạng này, bệnh nhân có thể dùng thuốc octreotide kê đơn hoặc tránh uống nước ngọt có ga, thực phẩm sinh khí (bông cải xanh, bắp cải, đậu), thực phẩm chế biến sẵn,… để làm giảm đầy hơi thứ phát.
Giảm cân
Ở thời kỳ này, cân nặng của bệnh nhân sụt giảm nhanh chóng và bất thường. Để duy trì cân nặng cho người bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kích thích thèm ăn, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, giúp bạn nạp vào cơ thể lượng calo cần thiết.
Đi tiểu thường xuyên
Khi các tế bào ung thư phát triển, lây lan và tạo áp lực lên bàng quang và hệ tiết niệu khiến bạn cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành thu nhỏ kích thước khối u bằng một số phương pháp điều trị để giảm tần suất đi vệ sinh cho bệnh nhân.
Cổ trướng
Phụ nữ bị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối có thể bị cổ trướng (tích tụ chất lỏng trong bụng). Hiện tượng này tạo áp lực lớn trên bề mặt bụng và cơ hoành vùng khoang ngực gây đau đớn, chán ăn, khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, khó thở.
Cách điều trị cổ trướng cũng giống như điều trị ung thư buồng trứng ở các giai đoạn khác bởi làm giảm số lượng tế bào ung thư làm giảm sưng và tích tụ chất lỏng. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật nội soi để hút bớt các chất lỏng dư thừa trong bụng.
Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn cuối di căn đến bộ phận khác
- Ung thư buồng trứng di căn phổi: gây đau, khó thở, dịch tràn màng phổi. Nếu hiện tượng dịch màng phổi nhiễm khuẩn, bệnh nhân có thể bị sốt cao không ngừng.
- Di căn xương: gây đau đớn, bứt rứt, khó chịu, biến dạng các khớp xương và có thể gây ra trình trạng teo cơ.
- Gan: khi các tế bào ung thư di căn đến an, tạo áp lực lên cơ hoành khiến bệnh nhân cảm thấy đau tức vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị; khó thở; vàng mắt và da; da kích ứng; nước tiểu sẫm màu,…
- Não: ung thư buồng trứng di căn não gây đau đầu dữ dội, teo cơ bắp, nôn mửa, gặp khó khăn khi nói hoặc nói lắp, rối loạn thị giác, xuất hiện các cơn động kinh,…
- Ung thư buồng trứng di căn hạch: cản trở các chức năng nội tạng.
Trên đây là những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối. Nếu không được điều trị kịp thời, các biểu hiện này sẽ khiến tình trạng bệnh diễn tiến nặng khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Do đó, phụ nữ nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện khoa học giúp ngăn ngừa bệnh và kéo dài thời gian sống.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư