Nhân thùy phải tuyến giáp có nguy hiểm không phụ thuộc vào đặc tính của nhân là lành hay ác tính. Từ việc xác định rõ tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ thông báo cho người nhà về tiên lượng của bệnh.
Nội dung trong bài viết
Tuyến giáp là gì? Nhân thùy phải tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất, có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Tuyến giáp có chức năng tiết ra các hormon giáp trạng gồm: Hormon tri-iodo-thyronine (hay gọi là T3) và Thyroxine (hay gọi là T4 vì có 4 phân tử iod trong thành phần).
Hormone tuyến giáp đảm nhiệm chức năng:
- Tăng cường chuyển hóa glucid và Lipid để tăng đường huyết và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
- Tác động lên hoạt động của tuyến sữa và tuyến sinh dục.
- Làm tăng lưu lượng máu qua tim và tăng nhịp tim, tăng hô hấp để cung cấp oxy cho sự chuyện hóa ở các mô tế bào.
- Tăng cường hoạt động hệ thần kinh và não bộ.
- Duy trì sự ổn định canxi máu
Nguyên nhân và cách xác định nhân thùy phải tuyến giáp lành hay ác tính
Nguyên nhân hình thành nhân thùy phải tuyến giáp có thể do di truyền, do khẩu phần i-ốt thừa hoặc thiếu; do tiếp xúc với chất phóng xạ khiến tuyến giáp đột biến gây nên các khối u đơn hoặc đa nhân.
Nhân thùy phải tuyến giáp có thể lành hoặc ác tính. Để xác định tình trạng bệnh thì bác sĩ sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như:
Siêu âm
Siêu âm để xác định nhân tuyến giáp ở dạng rắn hay lỏng, và đo được kích thước, khối lượng và phạm vi của u tuyến giáp, cũng như sự di căn (nếu có).
Thông qua siêu âm bác sĩ sẽ xác định được vị trí để có thể chọc dò lấy mẫu nhân tuyến giáp để tuyến giáp lấy mẫu tế bào để thực hiện sinh thiết (nếu cần). Đây là phương pháp cơ bản, đầu tiên cần thực hiện trong xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng u nhân tuyến giáp, an toàn do có nguy cơ bị nhiễm phóng xạ.
Xạ hình tuyến giáp
Xạ hình tuyến giáp được thực hiện nhằm chẩn đoán tình trạng bệnh bị suy giáp, cường giáp hay bướu Basedow thậm chí là ung thư tuyến giáp…
Xạ hình tuyến giáp được thực hiện bằng cách cho người bệnh uống hoặc tiêm thuốc có iod phóng xạ. Khi chất phóng xạ được đưa vào cơ thể các tế bào tuyến giáp sẽ hấp thụ chúng, tế bào nào hấp thụ iod chính là tế bào nhân ác tính. Hình ảnh tế bào ác tính sẽ được thu lại nhờ 1 loại camera đặc biệt chuyên dụng cho xác định.
Hiện nay, đây là phương pháp duy nhất có thể chẩn đoán chức năng tuyến giáp bằng hình ảnh. Độ nhạy và đặc hiệu của xạ hình tuyến giáp rất cao, không có phương pháp nào có thể thay thế được. Lưu ý, không sử dụng cho phụ nữ mang thai; phụ nữ đang cho con bú cần ngưng cho con bú trong vòng ít nhất 6 tiếng để tránh chất phóng xạ truyền qua sữa.
Chụp CT và chụp cộng hưởng từ (MRI)
Tuy đều là phương pháp chẩn đoán tính di căn của tế bào ung thư qua hình ảnh nhưng phương pháp chụp CT cho hình ảnh chi tiết và sự di căn tốt hơn phương pháp MRI.
Tuy nhiên, Chụp CT có ảnh hưởng đến kết quả xạ hình (nếu dùng về sau) và độ an toàn không cao bằng chụp MRI. Dựa vào từng trường hợp bệnh cụ thể người bệnh sẽ được bác sĩ cân nhắc và có chỉ định phù hợp.
Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ
Được thực hiện tại nhân tuyến giáp hoặc các hạch lân cận hoặc có thể tiến hành cả hai. Thông qua sinh thiết tế bào việc xác định được tế bào lành hay ác tính có tính chính xác lên đến 90%.
Xét nghiệm máu
Nồng độ Calcitonin Định lượng T3 và TSH sẽ được xác định cao hay thấp qua xét nghiệm máu. Trong đó, Calcitonin được thực hiện nhằm xác định chẩn đoán tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư biểu mô dạng tủy điển hình. Định lượng TSH được xác định phân biệt bướu cổ thông thường với ung thư tuyến giáp.
Nhân thùy phải tuyến giáp có nguy hiểm không?
Nhân thùy phải tuyến giáp có nguy hiểm không phụ thuộc vào khối u lành tính hay ác tính. Thông qua những xét nghiệm tuyến giáp trên người bệnh sẽ được bác sĩ thông báo về mức độ nguy hiểm của khối u tại tuyến giáp của mình và phương pháp điều trị, khắc phục phù hợp.
Nếu nhân thùy phải tuyến giáp là ác tính (ung thư tuyến giáp), người bệnh buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Sau phẫu thuật, người bệnh thường được chỉ định điều trị bằng i-ốt phóng xạ đi kèm và uống hormone tuyến giáp thay thế suốt phần đời còn lại.
Đối với trường hợp nhân thùy phải tuyến giáp lành tính, mà kích thước còn nhỏ có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc chưa phải điều trị. Trong trường hợp này, người bệnh cần tái khám định kỳ trong vòng 3-6 tháng/ lần theo lịch hẹn của bác sĩ.
Trường hợp nhân thùy phải tuyến giáp lành tính kích thước lớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như gây chèn ép vùng cổ dẫn đến tình trạng khó nuốt, khó thở, người bệnh sẽ được chỉ định mổ để loại bỏ khối u.
Nhân thùy phải tuyến giáp điều trị như thế nào?
Thông qua kính hiển vi, các tế bào tuyến giáp sẽ được xác định là lành tính hay ác tính. Xét nghiệm này có thể được làm trước khi can thiệp điều trị. Do đó, từ những kết quả chẩn đoán ban đầu bác sĩ sẽ tiến hành phác đồ điều trị lần lượt qua các phương pháp như:
Phẫu thuật tuyến giáp
U lành tính có kích thước lớn hay được xác định là u ác tính đều được tiến hành phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật tuyến giáp bác sĩ lại tiếp tục một lần nữa lấy mẫu tế bào gửi đi xét nghiệm để xác định lại một lần nữa.
Nếu xác định là u ác tính thì tuyến giáp bên trái cũng sẽ được cắt bỏ hoàn toàn để tránh tình trạng di căn và chỉ định những phương pháp xạ iod tiếp theo đồng thời uống hormone tuyến giáp thay thế suốt đời.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa hay dùng thuốc tiêu u và kiểm soát sự tiến triển về kích thước của khối u được chỉ định cho trường hợp nhân thùy phải tuyến giáp lành tính và kích thước nhỏ.
Trong suốt quá trình điều trị nội khoa người bệnh cần được thăm khám định kỳ mỗi 3-6 tháng/ lần để theo dõi khối u và hiệu quả điều trị, Nếu có dấu hiệu và khả năng chuyển biến thành ác tính bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định.
Nhân thùy phải tuyến giáp có nguy hiểm không ngoài yếu tố lành hay ác tính thì việc phát hiện bệnh ở giai đoạn nào (đối với khối u ác tính) cũng vô cùng quan trọng. Những người phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm (1,2) có tiên lượng khác tốt nhất là ung thư tuyến giáp biểu mô tế bào. Khả năng điều trị khỏi cao nhất trong các dạng ung thư tuyến giáp.
TS, Đại Tá, TTƯT Vũ Thị Khánh Vân – Nguyên Trưởng Khoa A9 – Viện Y Học cổ truyền Quân Đội
Tiến sỹ Vũ Thị Khánh Vân là một chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực y tế, sức khỏe, tâm lý. Bà đã có nhiều công trình nghiên cứu và được đảng, nhà nước tặng nhiều huân huy chương cao quý.
Giới thiệu
Học vị: Tiến sĩ Nội khoa tiêu hóa Chức vụ: Nguyên Trưởng khoa A9 – Viện Y học cổ truyền quân đội
Hoạt động y khoa: Ủy viên ban chấp hành hội gan mật Việt Nam
Nơi công tác: Khoa châm cứu dưỡng sinh – Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội
Công trình nghiên cứu khoa học
– Đề tài nghiên cứu thuốc y học cổ truyền, tham gia hỗ trợ điều trị bệnh gan, mật, gút, đề tài cấp bộ quốc phòng.
– Nhiều đề tài điều trị bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, Xương khớp
Giải thưởng và ghi nhận
– Huy chương vì sự nghiệp khoa học công nghệ
– Huy chương vì sự nghiệp giáo dục
– Kỉ niệm chương về sự nghiệp Y học cổ truyền
– Thầy thuốc ưu tú
– Huân chương chiến công hạng nhất