2042 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Phác đồ điều trị ung thư đại tràng mang lại hiệu quả

Ung thư đại tràng là bệnh ung thư phổ biến thứ 5 trên thế giới và có nguy cơ gây tử vong cao. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và chữa kịp thời bệnh nhân sẽ có khả năng điều trị thành công cao hơn. Vậy phác đồ điều trị ung thư đại tràng mang lại hiệu quả cao gồm những phương pháp gì?

Các yếu tố ảnh hưởng đến phác đồ điều trị ung thư đại tràng

Khi điều trị, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ chữa trị cho bệnh nhân tùy theo tình trạng bệnh hoặc dựa trên các nguyên nhân gây ung thư trực tràng. Bởi tình trạng bệnh của mỗi người rất khác nhau do khối u ung thư có kích thước nhỏ nhưng có thể tiến triển rất nhanh hoặc chậm.

Những yếu tố ảnh hưởng đến phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư đại tràng:

  • Giai đoạn của khối u ung thư.
  • Cấu tạo, phân nhóm ung thư (biểu mô trụ, biểu mô không điển hình, thể nhầy).
  • Gen đánh dấu.
  • Tuổi tác, sức khỏe và mong muốn điều trị của bệnh nhân.

Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp điều trị dựa vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân, mức độ ung thư, vị trí ung thư và khả năng tiếp nhận chữa trị của họ. Mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ điều trị ung thư đại tràng khác nhau, tuy nhiên họ đều phải trải qua các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, nhắm mục tiêu,…

Điều trị ung thư đại tràng bằng phương pháp phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư đại tràng bằng cách loại bỏ khối u ung thư và các mô lành xung quanh nó. Tùy vào giai đoạn ung thư mà bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật khác nhau.

Phẫu thuật ung thư đại tràng giai đoạn đầu

Ở giai đoạn này, khối u có kích thước rất nhỏ, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn nhất như:

  • Loại bỏ polyp trong quá trình nội soi (cắt polyp): áp dụng với khối u nhỏ, khu trú, nằm trong polyp ở giai đoạn sớm.
  • Nội soi cắt bỏ niêm mạc: loại bỏ polyp và một lượng nhỏ niêm mạc bên trong của đại tràng đối với các polyp lớn hơn.
  • Phẫu thuật nội soi: các polyp không thể cắt đi trong quá trình nội soi có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi.

Phác đồ điều trị ung thư đại tràng giai đoạn đầu

Trong quy trình này, bác sĩ thực hiện phẫu thuật thông qua vết rạch nhỏ trên thành bụng của bạn, đưa các dụng cụ có gắn camera vào hiển thị đại tràng của bạn trên màn hình video. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể lấy mẫu từ các hạch bạch huyết ở khu vực có ung thư.

Phẫu thuật ung thư đại tràng giai đoạn cuối

Trong giai đoạn này, tế bào ung thư đã phát triển qua thành hoặc xuyên qua đại tràng và lây lan sang các cơ quan khác, bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị phẫu thuật:

  • Cắt bỏ một phần ruột kết có chứa ung thư và một số mô bình thường hoặc các hạch bạnh huyết xung quanh vị trí ung thư. Thao tác này có thể được thực hiện bằng phương pháp nội soi ổ bụng.
  • Phẫu thuật để tạo đường ra cho chất thải: khi không thể nối lại các phần khỏe mạnh của ruột kết hoặc trực tràng, bác sĩ sẽ tạo ra một lỗ hở trên thành bụng của bạn từ một phần ruột còn lại để đào thải phân vào một túi vừa khít với lỗ mở bên hông (thường được gọi là tạo hậu môn giả). Phương pháp này có thể kéo dài tạm thời để đại tràng có thời gian hồi phục sau điều trị, tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt, việc tạo hậu môn giả này có thể kéo dài vĩnh viễn.

Phương pháp phẫu thuật không được thực hiện để chữa bệnh ung thư khỏi hoàn toàn mà làm giảm các triệu chứng bệnh như tắc nghẽn đại tràng, chảy máu hoặc đau. Ngoài ra, phẫu thuật còn gây ra một số tác dụng phụ như: đau vùng phẫu thuật, tăng khả năng chảy máu hoặc nhiễm trùng, có thể bị kích thích hoặc đau khu vực nối thông đại tràng và mất nhiều thời gian để hồi phục.

phau-thuat-ung-thu-dai-trang

Phác đồ điều trị ung thư đại tràng bằng hóa trị liệu

Hóa trị sử dụng thuốc hoặc truyền vào tĩnh mạch giúp loại bỏ khối u, thường được áp dụng sau khi phẫu thuật nếu tế bào ung thư lớn hơn hoặc di căn đến các hạch bạch huyết. Từ đó tiêu diệt bất các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể và giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư. Liệu pháp này được thực hiện từ 2 đến 6 tuần với tần suất theo chỉ định của bác sĩ.

Hóa trị cũng có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u có kích thước lớn để có thể loại bỏ dễ dàng hơn khi phẫu thuật. Ngoài ra, hóa trị cũng được sử dụng để làm giảm các triệu chứng bệnh ung thư đại tràng không thể loại bỏ bằng phẫu thuật hoặc đã di căn sang các vùng khác của cơ thể. Đôi khi hóa trị được kết hợp với liệu pháp xạ trị.

hoa-tri-ung-thu-dai-trang

Với bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 3 sẽ có một đợt hóa trị sau phẫu thuật trong thời gian ngắn. Cách tiếp cận này làm giảm các tác dụng phụ so với quá trình hóa trị liệu truyền thống mà vẫn mang lại hiệu quả tương đương.

Tác dụng phụ của hóa trị ung thư đại tràng:

  • Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bệnh nhân (nam và nữ).
  • Hiện tượng rụng tóc.
  • Cảm thấy nôn, buồn nôn.
  • Có thể bị tiêu chảy.
  • Bệnh nhân luôn thấy mệt mỏi, cơ thể bị suy nhược và trí nhớ giảm.
  • Thiếu máu, mất ngủ, viêm loét miệng.
  • Chán ăn, chân tay tê bì.

Các tại hại trên có thể được kiểm soát bằng các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ hoặc được bác sĩ cân nhắc ngưng điều trị, thay thuốc, giảm liều lượng nếu chúng quá nghiêm trọng.

Xạ trị

Liệu pháp này sử dụng năng lượng mạnh mẽ như tia X và proton để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được sử dụng để thu nhỏ khối u có kích thước lớn trước khi phẫu thuật để có thể loại bỏ nó dễ dàng hơn. Tuy nhiên, xạ trị sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng chưa thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt.

Khi phẫu thuật không phải là lựa chọn điều trị thích hợp cho bệnh nhân, liệu pháp bức xạ có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng đau. Các hình thức xạ trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng:

  • Xạ trị ngoài: chiếu các tia bức xạ vào khối u từ bên ngoài giống như khi chụp X-quang nhưng với lượng bức xạ mạnh hơn. Biện pháp này được hiện trong vài tuần với tần suất 5 lần/tuần.
  • Xạ trị bên trong: được đặt trong đại tràng hoặc cạnh khối u mà không làm ảnh hưởng tới các mô gần đó như xạ trị bên ngoài đi qua da.
  • Liệu pháp xạ trị thông qua nội soi: các viên nhỏ chứa bức xạ được đưa vào ống đặt trong trực tràng ngay khối u ung thư.
  • Xạ trị Endocavitary: được thực hiện khoảng 4 lần bằng cách đặt thiết bị cung cấp bức xạ cường độ cao vào hậu môn và trực tràng của bệnh nhân.

Tác dụng phụ của xạ trị: mệt mỏi, kích ứng da hoặc da trở nên nhạy cảm hơn, ruột giảm nhu động, rối loạn hoặc xuất huyết tiêu hóa, ảnh hưởng đến quan hệ tình dục của bệnh nhân. Hầu hết các tác hại này đề dần biến mất sau khi quá trình điều trị kết thúc.

Điều trị ung thư đại tràng bằng liệu pháp nhắm mục tiêu (điều trị đích)

Phương pháp điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu tập trung vào vị trí bất thường cụ thể của tế bào ung thư. Bằng cách ngăn chặn những bất thường này, liệu pháp nhắm mục tiêu có thể làm các tế bào ung thư chết.

lieu-phap-nham-muc-tieu-ung-thu-dai-trang

Liệu pháp này thường được kết hợp với hóa trị và được sử dụng cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối. Điều này giúp bệnh nhân có thể sống lâu hơn bằng cách ức chế sự phát triển, ngăn các tế bào ung thư di căn mà không làm tổn hại đến các mô, tế bào bình thường khác.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị bằng thuốc sử dụng hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để chống lại ung thư trong giai đoạn cuối. Hệ thống miễn dịch tự nhiên không thể chống lại hoặc tấn công tế bào ung thư bởi tế bào ung thư sản xuất protein khiến tế bào của hệ thống miễn dịch không thể nhận ra. Liệu pháp miễn dịch hoạt động bằng cách can thiệp vào quá trình đó.

Chăm sóc hỗ trợ (giảm nhẹ)

Chăm sóc giảm nhẹ là chăm sóc y tế tập trung vào việc giảm đau và làm giảm các triệu chứng nghiêm trọng khác của bệnh. Biện pháp này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư và được thực hiện cùng lúc với các phương pháp điều trị khác.

Phác đồ điều trị ung thư đại tràng theo từng giai đoạn của Bộ Y Tế

Ngày 19/04/2018, Bộ Y Tế đã ra Quyết định số 2549/QĐ-BYT và ban hành Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị ung thư Đại – Trực tràng với cách điều trị ung thư đại tràng theo môi giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn I: phẫu thuật cắt đại tràng.

Giai đoạn II:

  • Tiến hành cắt đại tràng.
  • Không khuyến cáo thực hiện điều trị hỗ trợ.

Giai đoạn III:

  • Phẫu thuật cắt đại tràng.
  • Điều trị hoá trị hỗ trợ sau phẫu thuật.
  • Thực hiện xạ trị hỗ trợ.

Giai đoạn IV:

  • Cắt bỏ phần đại tràng nếu khối u có thể cắt được.
  • Nối tắt qua chỗ tắc nghẽn hay chảy máu.
  • Loại bỏ khối di căn đơn độc nếu có thể. Trường hợp khối u ác tính di căn gan không cắt được, có thể tiêu diệt khối u bằng nhiệt, sóng cao tần hoặc hoá trị.

Trên đây là phác đồ điều trị ung thư đại tràng thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân. Thứ tự của các phương pháp này có thể thay đổi dựa vào mức độ bệnh, sức khỏe và khả năng tiếp nhận điều trị của bệnh nhân.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

25 − = 15