Ung thư đại tràng có lây không khi trong gia đình có người mắc bệnh? Câu hỏi mà nhiều người thân của người bệnh rất quan tâm. Bởi văn hóa “ăn chung” ở các gia đình Việt còn rất phổ biến.
Để có được câu trả lời đúng nhất hãy đọc những thông tin hữu ích tại bài viết này bạn nhé.
Nội dung trong bài viết
Ung thư đại tràng có lây không? Khái niệm về ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là loại ung thư xuất phát từ đại tràng. Khối u được hình thành từ các polyp hoặc sự từ chứng loạn sản tăng sinh tế bào thành ruột từ một tổn thương mạn tính nào đó.
Đây là loại ung thư hệ tiêu hóa phổ biến, tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ. Thường ở độ tuổi trung niên, tuy nhiên bệnh ngày càng trẻ hóa thậm chí có trường hợp mới 30 tuổi đã mắc ung thư đại tràng.
Thành đại tràng được cấu tạo từ nhiều lớp. Ung thư khởi phát từ lớp trong cùng (niêm mạc) của đại tràng và có thể tăng trưởng đến vài lớp hoặc tất cả các lớp vượt qua ranh giới đại tràng để đi đến các hạch bạch huyết và các cơ quan xa hơn trong cơ thể thông qua mạch máu.
Dựa vào mức độ di chuyển và xâm lấn vào các cơ quan, số lượng hạch bạch huyết và các cơ quan trong cơ thể bác sĩ sẽ xác định giai đoạn bệnh và cách điều trị phù hợp.
Ung thư đại tràng có lây không? Dấu hiệu triệu chứng nhận biết bệnh
Ung thư đại tràng có thể không gây ra các triệu chứng ngay lập tức, mà bệnh tiến triển âm ỉ, và rõ nét dần:
– Thay đổi thói quen đại tiện: Đi nhiều lần hoặc nhiều ngày mới đi vệ sinh; tiêu chảy, táo bón, biến dạng phân kéo dài trong nhiều ngày.
– Cảm giác mót rặn, không đi hết phân sau mỗi lần đại tiện.
– Đại tiện ra máu.
– Phân có máu hoặc phân đen.
– Đau quặn bụng.
– Thường xuyên mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
– Sụt cân nhanh mà không ăn kiêng hay dùng biện pháp giảm cân nào.
– Da xấu đi trông thấy.
Ung thư đại tràng thường gây nên tình trạng phân đen (phân có máu) do đại tràng ở xa hậu môn nên máu lẫn trong phân đã khiến phân có màu sẫm hoặc đen tùy mức độ chảy máu của khối u. Số lượng và tần suất sẽ có xu hướng tăng dần, đôi khi xét nghiệm thấy chỉ số hồng cầu trong máu thấp lại là dấu hiệu đầu tiên để phát hiện ung thư đại tràng.
Ung thư đại tràng có lây không?
Ung thư nói chung và bệnh ung thư đại tràng nói riêng được khẳng định không phải là bệnh lý truyền nhiễm nên không có sự lây lan qua đường hô hấp hay chung đụng bát đũa,… tiếp xúc khác.
Tuy nhiên nhiều người lại thiên về yếu tố di truyền. Trên thực tế tỷ lệ di truyền của ung thư chiếm tỷ lệ thấp. Một nguyên nhân khiến cho nhiều thế hệ trong gia đình cùng mắc ung thư đại tràng là do chế độ ăn uống của người Việt.
Trong các gia đình tại Việt Nam thường vẫn duy trì việc ăn cơm tập trung và ăn những món ăn chung hay nói cách khác là thói quen ăn uống giống nhau. Chế độ ăn uống, thói quen ăn uống lại là nguyên nhân chính gây ra ung thư đường tiêu hóa nói chung và ung thư đại tràng nói riêng. Chính vì vậy, bệnh thường mắc ở nhiều thế hệ trong gia đình khi có người mắc ung thư.
Ung thư đại tràng có lây không?Những ai có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao?
Nguyên nhân gây bệnh ung thư đại tràng chưa thực sự được khẳng định, tuy nhiên các nhà khoa học cũng tìm được những yếu tố nguy cơ gây bệnh như: chế độ vận động, yếu tố cân nặng và chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày.
Do đó, những người có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao gồm:
1. Người thừa cân hoặc béo phì
Không những có nguy cơ mắc ung thư đại tràng mà các bệnh lý về tim mạch, huyết áp,.. đều có thể gặp phải ở những người thừa cân, béo phì. Đặc biệt là ở nam giới thừa cân và có vòng bụng lớn lượng mỡ nội tạng càng cao nguy cơ mắc ung thư đại tràng càng cao.
2. Người ít vận động
Vận động không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà nó còn giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn, bài trừ độc tố nhanh hơn. Việc ít vận động có thể làm giảm nhu động ruột và khiến chất thải tích tụ gây táo bón, táo bón kéo dài sẽ gây nhiễm độc đường ruột. Nguy cơ mắc ung thư đại tràng cũng sẽ tăng lên.
3. Người hay ăn thực phẩm chế biến sẵn
Các thực phẩm chế biến sẵn thường có rất nhiều muối, nhiều đường và dầu mỡ thêm vào đó là các chất bảo quản,… Chưa kể đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một dấu hỏi lớn về các thực phẩm đóng hộp giá rẻ cũng rất đáng lo ngại. Trong quá trình bảo quản và sử dụng không đúng cách cũng có thể phát sinh nguy cơ gây ung thư.
4. Người nghiện thuốc lá
Không những mang lại nguy cơ ung thư phổi và vòm họng, thực quản, ung thư miệng mà thuốc lá còn được xem là nguy cơ của mọi loại ung thư, không ngoại trừ ung thư đại tràng.
5. Người dùng nhiều rượu bia
Uống nhiều rượu/bia, nước ngọt, nước có gas, soda,… thường xuyên với lượng nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng và các loại ung thư khác. Do đó, những người có thói quen sử dụng những thức uống này cần lưu ý giảm số lượng cũng như hạn chế sử dụng.
6. Các đối tượng khác
Những người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh lý nền về đại tràng trước đó (polyp, viêm loét đại tràng, quá sản,..) cũng cần cảnh giác với bệnh. Thường xuyên thăm khám định kỳ để phòng và phát hiện bệnh sớm.
Ung thư đại tràng có lây không? Phòng ngừa thế nào?
Ung thư đại tràng là bệnh lý phát sinh phần lớn do chế độ ăn uống. Do đó, đây là bệnh có thể phòng ngừa được. Dừa vào những yếu tố nguy cơ gây bệnh, chúng ta có thể phòng ngừa ung thư đại tràng bằng cách:
– Tầm soát ung thư đại tràng theo định kỳ để sớm phát hiện bệnh, điều trị bệnh sớm. Nội soi đại tràng là cách tốt nhất để tầm soát và phát hiện ung thư hiện nay đang được áp dụng rộng rãi.
– Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, hạn chế thực phẩm đóng hộp, nhiều đường nhiều muối và dầu mỡ ở khẩu phần ăn hàng ngày. Không uống rượu bia và thuốc lá,… Uống đủ nước mỗi ngày để tiêu hóa tốt hơn.
– Tập luyện mỗi ngày: Nếu không thực sự yêu thích môn thể thao nào thì đi bộ 30 phút mỗi ngày cũng là cách mà bạn vận động lành mạnh.
– Tạo thói quen sinh hoạt khoa học: Không thức quá khuya, ngủ đủ giấc, tránh stress và căng thẳng, luôn biết tạo niềm vui cho chính mình.
Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn trả lời được khúc mắc ung thư đại tràng có lây không và có thêm những kiến thức bổ ích về ung thư đại tràng, tránh được những hiểu lầm tai hại về bệnh.
TS, Đại Tá, TTƯT Vũ Thị Khánh Vân – Nguyên Trưởng Khoa A9 – Viện Y Học cổ truyền Quân Đội
Tiến sỹ Vũ Thị Khánh Vân là một chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực y tế, sức khỏe, tâm lý. Bà đã có nhiều công trình nghiên cứu và được đảng, nhà nước tặng nhiều huân huy chương cao quý.
Giới thiệu
Học vị: Tiến sĩ Nội khoa tiêu hóa Chức vụ: Nguyên Trưởng khoa A9 – Viện Y học cổ truyền quân đội
Hoạt động y khoa: Ủy viên ban chấp hành hội gan mật Việt Nam
Nơi công tác: Khoa châm cứu dưỡng sinh – Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội
Công trình nghiên cứu khoa học
– Đề tài nghiên cứu thuốc y học cổ truyền, tham gia hỗ trợ điều trị bệnh gan, mật, gút, đề tài cấp bộ quốc phòng.
– Nhiều đề tài điều trị bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh, Xương khớp
Giải thưởng và ghi nhận
– Huy chương vì sự nghiệp khoa học công nghệ
– Huy chương vì sự nghiệp giáo dục
– Kỉ niệm chương về sự nghiệp Y học cổ truyền
– Thầy thuốc ưu tú
– Huân chương chiến công hạng nhất