2218 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Ung thư tinh hoàn di căn có chữa được không?

Ung thư tinh hoàn là bệnh ung thư thường gặp ở nam giới từ 20-40 tuổi. Khi không được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, ung thư sẽ tiến triển và di căn tới các bộ phận khác trên cơ thể. Vậy ung thư tinh hoàn di căn có chữa được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Ung thư tinh hoàn di căn là gì? Dấu hiệu ung thư tinh hoàn di căn là gì?

Ung thư tinh hoàn là sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường ở một hoặc cả hai tinh hoàn (tinh hoàn). Tinh hoàn là tuyến sinh dục nam, nằm ở bìu, sau dương vật có nhiệm vụ sản xuất testosterone, kích thích tố nam khác và lưu trữ tinh trùng.

Khi ung thư tinh hoàn phát triển đến giai đoạn muộn, nó có thể di căn đến các hạch bạch huyết ở bụng, xương chậu, phổi, não, gan và các bộ phận khác của cơ thể. Hiện tượng này được gọi là ung thư tinh hoàn di căn hoặc K tinh hoàn giai đoạn cuối. Ung thư tinh hoàn di căn có chữa được không còn phụ thuộc vào vị trí mà nó di căn đến, trong đó ung thư xâm lấn não có tiên lượng sống thấp và khó điều trị nhất.

ung-thu-tinh-hoan-di-can

Các dấu hiệu cảnh báo ung thư tinh hoàn di căn (phụ thuộc vào vị trí lây lan mà bệnh nhân sẽ có dấu hiệu ung thư của cơ quan đó):

  • Cảm giác nặng bìu, xuất hiện tụ dịch.
  • Vùng bìu sưng to, cảm giác đau hoặc khó chịu.
  • Sờ thấy khối u tại tinh hoàn hoặc hình dạng tinh hoàn bị thay đổi.
  • Phát triển tuyến vú ở nam giới, sưng hoặc phồng to.
  • Đau lưng dưới hoặc nhức vùng chậu, bẹn.
  • Ho kéo dài hoặc ho ra máu, khó thở nếu K tinh hoàn di căn phổi.
  • Xuất hiện các khối u hoặc sưng to ở cổ.
  • Đau bụng, nôn và buồn nôn khi ung thư lan đến ổ bụng, dạ dày.
  • Tế bào ung thư tinh hoàn di căn não sẽ gây ra: nhức đầu, hôn mê hoặc bị liệt.

Chẩn đoán ung thư tinh hoàn khi đã di căn như thế nào?

Để xác định mức độ ung thư hay kiểm tra xem các tế bào ung thư đã lan ra bên ngoài tinh hoàn hay chưa, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): là phương pháp chụp một loạt hình ảnh X – quang bụng, ngực và phần xương chậu của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ dựa vào các hình ảnh chụp CT này để tìm các dấu hiệu lan rộng của tế bào ung thư.
  • Xét nghiệm máu: được thực hiện để tìm dấu hiệu khối u tăng cao, giúp bác sĩ xác định xem có còn tế bào ung thư nào sót lại ở hạch bạch huyết lân cận hay các cơ quan khác sau phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn hay không.

Ung thư tinh hoàn di căn có chữa được không?

Ung thư tinh hoàn là bệnh có khả năng điều trị thành công lên đến 95% nếu được phát hiện và có phương pháp chữa trị kịp thời trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, khi ung thư tinh hoàn vào giai đoạn di căn gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Vậy ung thư tinh hoàn di căn có chữa được không?

Theo các bác sĩ, hiện nay chưa có một phương pháp cụ thể nào giúp bệnh nhân ung thư khỏi bệnh hoàn toàn, đặc biệt là khi bệnh đã di căn. Các phương pháp được bác sĩ đưa ra trong phác đồ điều trị ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối chỉ giúp làm giảm bớt số lượng tế bào ung thư nhiều nhất có thể và làm giảm các triệu chứng bệnh. Từ đó hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các phương pháp này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Điều trị ung thư tinh hoàn di căn như thế nào?

Sau khi xét nghiệm để xác định giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị ung thư tinh hoàn di căn thích hợp. Ung thư tinh hoàn di căn có chữa được không phụ thuộc vào kết quả điều trị của các phương pháp được chỉ định dùng cho bệnh nhân K tinh hoàn giai đoạn này. Cụ thể như sau:

  • Phẫu thuật: là phương pháp điều trị chính cho hầu hết các giai đoạn ung thư tinh hoàn. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt và loại bỏ các tế bào ung thư có ở tinh hoàn, bóc tách hạch bạch huyết và các cơ quan khác. Phương pháp này có mục đích giúp loại bỏ được càng nhiều tế bào ung thư càng tốt. Tuy nhiên, phương pháp này gây đau đớn cho bệnh nhân, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu và mất nhiều thời gian nằm viện.

dieu-tri-ung-thu-tinh-hoan-di-can

  • Xạ trị: sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư trên cơ thể. Phương pháp này thường được sử dụng sau khi phẫu thuật hoặc giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn di căn. Tác dụng phụ xạ trị có thể gây ra: kích ứng da, da mẩn đỏ, mệt mỏi, giảm số lượng tinh trùng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới.
  • Hóa trị: liệu pháp điều trị toàn thân cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn. Phương pháp này sử dụng thuốc qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để tiêu diệt các tế bào ung thư có trong cơ thể con người. Liệu pháp này gây rụng tóc, mệt mỏi, buồn nôn và có thể gây vô sinh.

Ung thư tinh hoàn di căn có chữa được không còn phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể, khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Bên cạnh đó, người bệnh nên biết cách chăm sóc bản thân như ăn uống lành mạnh với chế độ ăn nhiều rau, củ quả tươi; tập luyện nhẹ nhàng; hạn chế căng thẳng, stress kéo dài và luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ sẽ giúp nâng cao kết quả điều trị và kéo dài tuổi thọ.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

49 − 43 =