Ung thư tinh hoàn là bệnh ung thư rất ít gặp nhưng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới. Khi được chẩn đoán bệnh, nhiều người thường đặt câu hỏi ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không? Chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này ở bài viết bên dưới!
Nội dung trong bài viết
Ung thư tinh hoàn là gì?
Ung thư tinh hoàn là bệnh bắt đầu từ tinh hoàn, nơi tạo ra hormone và tinh trùng ở nam giới. Bệnh xuất hiện khi các tế bào trong tinh hoàn phát triển ngoài tầm kiểm soát của cơ thể và bắt đầu lấn át các tế bào bình thường khác. Từ đó tạo lên khối u ung thư. Nếu không được điều trị, chúng có thể di chuyển đến các bộ phận khác trên cơ thể như hạch bạch huyết, phổi, gan, xương hoặc não.
Các dấu hiệu ung thư tinh hoàn
- Xuất hiện một khối u hoặc sưng không đau ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn, khối u đó có thể có kích thước bằng hạt đậu, viên bi hoặc phát triển lớn hơn.
- Cảm thấy đau, khó chịu hoặc tê ở tinh hoàn, bìu.
- Luôn cảm thấy nặng hơn ở một bên tinh hoàn hoặc săn chắc/to hơn so với bên tinh hoàn còn lại.
- Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới hoặc khu vực bẹn.
- Chất lỏng tích tụ đột ngột ở trong bìu.
- Tuyến vú ở nam giới tăng trưởng hoặc căn lên (nữ hóa tuyến vú).
- Đau lưng dưới, tức ngực, khó thở, ho hoặc ho có máu/đờm.
- Các cục máu đông trong tĩnh mạch gây ra hiện tượng sưng ở một hoặc cả hai bên chân.
Ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không?
Ung thư tinh hoàn là bệnh có tiên lượng sống rất tốt, tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh như sau:
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục của người bệnh như giảm ham muốn tình dục, khó cương cứng.
- Phần lớn bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn thường cảm thấy tự ti và ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bản thân.
- Ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không? – Người bệnh có khả năng mắc vô sinh cao: ung thư tinh hoàn có thể khiến chất lượng tinh trùng của người bệnh bị suy giảm. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ cả 2 tinh hoàn sẽ bị vô sinh.
- Di căn đến các cơ quan xa như xương, phổi, gan, não hoặc các hạch bạch huyết ngoài ổ bụng khiến việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn.
Đối với nam giới bị bắt bỏ một hoặc cả hai bên tinh hoàn, họ có thể được tiến hành tạo tinh hoàn nhân tạo (tinh hoàn giả) để giữ hình dạng tự nhiên của bìu và bộ phận sinh dục. Bạn có thể gửi tinh trùng đến ngân hàng tinh trùng trước khi phẫu thuật nếu mong muốn có con trong tương lai.
Các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không?
Ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào các phương pháp điều trị bệnh. Một phác đồ chữa trị ung thư tinh hoàn thường gồm 3 phương pháp chính: phẫu thuật, hóa trị liệu và xạ trị. Chúng có thể giúp loại bỏ tế bào ung thư hiệu quả nhưng đều gây ra một số tác dụng phụ và biến chứng, cụ thể như sau:
Phẫu thuật ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không?
Phẫu thuật là phương pháp điều trị đầu tiên và được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn bệnh. Phương pháp này giúp loại bỏ phần tinh hoàn bị ung thư ngay cả khi nó đã lan rộng. Các hạch bạch huyết lân cận cũng được bóc tách ra xem có tế bào ung thư trong đó không. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể sẽ phải cắt bỏ cả hai tinh hoàn nếu phát hiện được tế bào ung thư.
Tác dụng phụ của phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn: nếu bệnh nhân chỉ bị cắt bỏ 1 bên tinh hoàn thì sẽ không làm ảnh hưởng đến mức testosterone và khả năng sinh sản nếu tinh hoàn còn lại có kích thước bình thường. Nếu nồng độ testosterone này giảm, bạn có thể sẽ cảm thấy tâm trạng bị thay đổi, mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục, bốc hỏa hay gặp khó khăn khi cương cứng,… Trong trường hợp này, bạn sẽ phải thực hiện điều trị bằng testosterone bổ sung.
Nếu bệnh nhân phải cắt bỏ cả hai tinh hoàn, họ sẽ không thể có con được nữa và cơ thể không thể sản xuất tinh trùng và testosterone. Do đó, nếu muốn có con, bạn nên gửi tinh trùng đến ngân hàng tinh trùng để lưu trữ trước khi thực hiện phẫu thuật.
Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật bóc tách hạch bạch huyết sau phúc mạc có thể khiến bệnh nhân phải đối mặt với một số tác dụng phụ tạm thời như: tắc nghẽn ruột, nhiễm trùng, khó khăn khi cương cứng, không thể xuất tinh hoặc vô sinh do các dây thần kinh bị tổn thương sau điều trị.
Hóa trị ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không?
Hóa trị dùng thuốc tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân ung thư tinh hoàn để tiêu diệt các tế bào ung thư triệt để. Liệu pháp này được thực hiện theo chu kỳ khoảng 3 đến 4 tuần kéo dài trong nhiều tháng tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh.
Tác dụng phụ của liệu pháp hóa trị trong điều trị ung thư tinh hoàn gồm: suy nhược cơ thể, nôn mửa hoặc buồn nôn, có thể mất thính giác cường độ cao, ù tai, bàn chân hoặc bàn tay tê và ngứa ran,… Bên cạnh đó, một số loại thuốc hóa trị có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng nặng sau điều trị, viêm phổi, khó thở hoặc ho lâu ngày.
Hầu hết các tác dụng phụ và biến chứng bệnh này thường biến mất dần dần sau khi đợt hóa trị liệu kết thúc. Tuy nhiên, hóa trị cũng có thể gây ra những tác động muộn của ung thư tinh hoàn như mệt mỏi kéo dài, bệnh về tim mạch hoặc nguy cơ cao mắc thêm bệnh ung thư thứ hai. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào sau điều trị, bạn nên báo ngay với bác sĩ để có phương pháp điều trị giảm nhẹ triệu chứng thích hợp.
Xạ trị ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không?
Xạ trị hay còn gọi là liệu pháp bức xạ, sử dụng các tia năng lượng cao như tia X hoặc hạt proton để loại bỏ triệt để các khối u ung thư. Đối với bệnh nhân ung thư tinh hoàn, bác sĩ thường chiếu tia bức xạ bên ngoài và chỉ định điều trị cho trường hợp ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết, não hoặc tủy xương.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra của xạ trị ung thư tinh hoàn là: vùng da nơi trực tiếp tiếp xúc với bức xạ bị thay đổi hoặc kích ứng (mẩn đỏ), cảm thấy mệt mỏi kéo dài, bị loét dạ dày tá tràng, đi ngoài phân lỏng hoặc tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đường tiêu hóa hoặc ung thư vùng chậu. Khi gặp các phản ứng phụ này, bệnh nhân có thể được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc giúp làm giảm cảm giác buồn nôn và chúng sẽ biến mất ngay sau khi họ điều trị xong.
Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không? Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn có thể gây ra các tác dụng phụ về thể chất, tình cảm, xã hội và tài chính của người bệnh. Do đó, bệnh nhân ung thư tinh hoàn cần được chăm sóc giảm nhẹ – tập trung vào việc cải thiện cảm giác của người bệnh trong quá trình điều trị và quản lý các triệu chứng bệnh.
Liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ này thường có tác dụng tốt nhất khi được bắt đầu ngay sau khi bạn được chẩn đoán bệnh. Các triệu chứng bệnh của bệnh nhân được chăm sóc giảm nhẹ cùng với điều trị ung thư sẽ ít nghiêm trọng hơn và chất lượng cuộc sống của họ cũng tốt hơn.
Các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ rất đa dạng như: thuốc uống, thay đổi chế độ dinh dưỡng, lên kế hoạch vận động phù hợp, liệu pháp thư giãn, hỗ trợ tinh thần và cảm xúc cho người bệnh,… hoặc hóa – xạ trị bổ trợ, phẫu thuật tạo tinh hoàn giả.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi về vấn đề ung thư tinh hoàn có nguy hiểm không? Bệnh khi được phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ giúp người bệnh có cơ hội điều trị thành công cao và ít gặp các biến chứng hơn ở giai đoạn sau. Do đó, bạn nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để có thể phát hiện bệnh sớm và có kế hoạch chữa trị kịp thời.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư