2730 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Hỏi & Đáp: Ung thư tinh hoàn có chữa được không?

Ung thư tinh hoàn là bệnh ít gặp và phổ biến trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi. Bệnh có tiên lượng sống rất cao nhưng có thể gây ra biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy ung thư tinh hoàn có chữa được không và đâu là phương pháp điều trị bệnh?

Ung thư tinh hoàn là gì?

Ung thư tinh hoàn là bệnh mà các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của một hoặc cả hai tinh hoàn. Sự phát triển của các tế bào ung thư ở cả hai tinh hoàn xảy ra rất hiếm. Ung thư tinh hoàn được chia làm các giai đoạn như sau:

  • Ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu (giai đoạn 0 và 1): các tế bào ung thư đã phát triển nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi tinh hoàn hoặc chỉ lan đến lớp ngoài của màng bao quanh tinh hoàn.
  • Giai đoạn 2 ung thư tinh hoàn: ở thời kỳ này, các tế bào ung thư đã bắt đầu phát triển đến các hạch bạch huyết phía sau bụng (sau phúc mạc) và tăng nhẹ về kích thước.
  • Ung thư tinh hoàn giai đoạn cuối (giai đoạn 3/di căn): trong thời kỳ này, ung thư đã bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết ngoài bụng để đến các cơ quan ở xa khác như phổi, gan, xương hoặc não.

Ung thư tinh hoàn có chữa được không?

Nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán bệnh thường đặt ra câu hỏi “ung thư tinh hoàn có chữa được không?” Theo đánh giá của các bác sĩ, ung thư tinh hoàn là bệnh ác tính không lây nhiễm và có thể chữa khỏi được tùy theo thời điểm phát hiện bệnh. Có khoảng 99% trường hợp bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn giai đầu có thể điều trị thành công. Vào giai đoạn tiến triển, có khoảng 93% bệnh nhân có thể chữa bệnh thành công và ngay cả khi ung thư tinh hoàn ở giai đoạn cuối, cơ hội để họ được điều trị thành công cũng lên đến 73%.

ung-thu-tinh-hoan-co-chua-duoc-khong

Tuy nhiên, ung thư tinh hoàn có chữa được không còn phụ thuộc vào phương pháp điều trị bệnh, tuổi tác, vị trí khối u và mức độ tiếp nhận chữa trị của người bệnh. Bên cạnh đó, ở giai đoạn sớm. ung thư tinh hoàn dễ điều trị, ít tốn kém và không để lại nhiều tác hại như khi chữa trị bệnh ở các giai đoạn sau. Do đó, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng một lần để có thể nhận biết bệnh từ sớm và chữa trị kịp thời.

Các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn có chữa được không phụ thuộc vào các phương pháp điều trị bệnh của bác sĩ. Một kế hoạch chữa trị ung thư tinh hoàn thường bao gồm 3 phương pháp chính là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị liệu.

Ung thư tinh hoàn có chữa được không bằng phương pháp phẫu thuật?

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính thường được dùng cho tất cả các giai đoạn của bệnh. Cách điều trị này giúp loại bỏ khối u ung thư và một số mô khỏe mạnh xung quanh. Các phương pháp phẫu thuật được thực hiện bao gồm:

  • Cắt tinh hoàn bẹn triệt để (cắt hoa lan): giúp cắt bỏ phần tinh hoàn bị ung thư thông qua một vết rạch ở bẹn hoặc thực hiện qua bìu. Trong quá trình phẫu thuật, một bên tinh hoàn ung thư và phần lớn thừng tinh (cung cấp máu và dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến dương vật) sẽ được cắt bỏ. Bệnh nhân có thể được tạo tinh hoàn nhân tạo (giả) để bìu và hình dạng của tinh hoàn không bị ảnh hưởng nhiều và khả năng sinh sản vẫn được đảm bảo. Trong trường hợp bệnh nhân phải cắt cả hai tinh hoàn, khả năng sinh sản của họ sẽ bị ảnh hưởng. Bạn có thể cân nhắc dự trữ tinh trùng trước khi phẫu thuật.
  • Bóc tách hạch bạch huyết sau phúc mạc: đây là phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các hạch bạch huyết sau phúc mạc nằm phía sau ổ bụng thông qua một ca mổ hở với vết rạch giữa bụng. Tuy nhiên, phương pháp này rất phức tạp đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm và kỹ năng để loại bỏ các hạch bạch huyết thích hợp và làm giảm bớt các tác dụng phụ của phẫu thuật.

phau-thuat-ung-thu-tinh-hoan-co-chua-duoc-khong

Ung thư tinh hoàn có chữa được không bằng phương pháp hóa trị liệu

Đây là phương pháp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng các loại thuốc và giữ không cho chúng phát triển, phân chia và sản sinh ra nhiều tế bào bất thường hơn. Hóa trị liệu thường được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch để nó đi theo đường máu để tiếp cận với các tế bào ung thư khắp cơ thể. Ngoài ra, liệu pháp này còn được thực hiện bằng đường uống nhưng thường không được dùng cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn.

Một phác đồ điều trị K tinh hoàn thường được thực hiện từ 1 đến 4 chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 3 tuần tùy theo từng giai đoạn bệnh. Liệu pháp này thường được sử dụng cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn ở giai đoạn muộn hơn và có thể gây ra các tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn nôn, tê ngứa chân tay, ù tai, rụng tóc,… Các tác hại này sẽ dần biến mất khi chu kỳ điều trị kết thúc.

Xạ trị ung thư tinh hoàn có chữa được không?

Xạ trị là phương pháp dùng các tia hạt hoặc tia năng lượng cao như tia X để loại bỏ các tế bào ung thư. Loại điều trị bức xạ phổ biến nhất được gọi là xạ trị tia bên ngoài, các tia bức xạ được đưa ra từ một máy bên ngoài cơ thể. Đối với ung thư tinh hoàn, xạ trị thường hướng vào các hạch bạch huyết trong ổ bụng cho giai đoạn I hoặc giai đoạn II. Đôi khi, xạ trị được hướng vào các hạch bạch huyết ở cùng bên của khung chậu với tinh hoàn nơi bắt đầu ung thư.

xa-tri-ung-thu-tinh-hoan

Các tác dụng phụ của xạ trị có thể xảy ra bao gồm: mệt mỏi, phản ứng nhẹ trên da, đi tiêu phân lỏng, đau bụng hoặc loét dạ dày tá tràng,… Hầu hết các hiện tượng này sẽ biến mất ngay sau khi bệnh nhân điều trị xong. Tuy nhiên, xạ trị có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư thứ phát sau nhiều năm điều trị tại khu vực vùng chậu và tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa.

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc về câu hỏi ung thư tinh hoàn có chữa được không? Bệnh ở giai đoạn sớm có cơ hội điều trị thành công cao và khỏi bệnh cao hơn các giai đoạn sau. Vì vậy, bạn nên thường xuyên tầm soát ung thư theo định kỳ và có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống cân bằng dinh dưỡng và tập luyện phù hợp để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+ 30 = 34