Ung thư trực tràng là loại ung thư phổ biến và nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy đâu là những dấu hiệu, triệu chứng ung thư trực tràng? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.
Nội dung trong bài viết
Ung thư trực tràng là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Ung thư trực tràng là một trong những loại ung thư ác tính thường gặp ở người và là loại ung thư phổ biến thứ hai ở ruột già. Ung thư trực tràng là ung thư phát triển trong các tế bào trong trực tràng – đoạn cuối cùng của ruột già. Trực tràng và ruột kết đều là một phần của hệ tiêu hóa, do đó, ung thư trực tràng và ung thư ruột kết thường được gọi chung là “ung thư đại trực tràng.”
Các tác nhân gây bệnh ung thư trực tràng:
- Tuổi tác: đối tượng dễ mắc bệnh là khoảng 30-60 tuổi và tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ tuổi thấp hơn.
- Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
- Di truyền: nguy cơ bị bệnh của bạn sẽ cao hơn người khác nếu trong gia đình có người mắc ung thư trực tràng.
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu đạm, thiếu chất xơ.
- Hệ miễn dịch kém, thừa cân cũng là những yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Dấu hiệu, triệu chứng ung thư trực tràng
Theo các bác sĩ, ung thư trực tràng thường được bệnh nhân “vô tình” phát hiện ra khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc các bệnh lý khác. Người bệnh thường chỉ đi khám khi xuất hiện các biểu hiện bệnh rõ ràng. Để phát hiện ra ung thư trực tràng, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm ổ bụng, chụp CT scanner hoặc MRI, xét nghiệm máu trong phân,… là có thể kết luận bạn có bị ung thư trực tràng không.
Bệnh ung thư trực tràng phát triển âm thầm và chậm nên rất khó để chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống của bệnh nhân có thể lên tới 60 – 80%. Do đó, bạn cần biết rõ những dấu hiệu, triệu chứng ung thư trực tràng để bảo vệ sức khỏe. Cụ thể như sau:
Cân nặng sụt giảm bất thường
Nếu bạn không tập luyện hoặc đang trong một chế độ ăn kiêng nào thì việc đột ngột sút cân là biểu hiện không thể bỏ qua. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng. Nguyên nhân là do khối u ung thư hình thành lấy đi dinh dưỡng của cơ thể khiến bệnh nhân sút cân nhanh chóng, không ổn định.
Thay đổi thói quen vệ sinh
Trực tràng nằm trong cơ quan bài tiết phân nên bệnh nhân sẽ có dấu hiệu rối loạn đại tiện, táo bón, phân rắn lỏng thất thường kéo dài trong giai đoạn sớm của bệnh. Bên cạnh đó, số lần đi đại tiện của người bệnh có thể tăng bất thường (khoảng 5 lần/ngày), đi cùng với đó là hiện tượng đau quặn bụng, khó chịu không giảm.
Hình dạng phân thay đổi
Một trong những triệu chứng ung thư trực tràng là sự thay đổi bất thường của hình dạng phân. Kích thước chất thải nhỏ bất thường, có hình tròn hoặc dẹt báo hiệu có thể xuất hiện vật cản như khối u khiến phân bị chặn lại. Kích thước của chất thải mỏng, có hình lá lúa do chứng phải đi qua khối u. Do đó, khi gặp hiện tượng này kéo dài, bạn nên cảnh giác và đi kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện các bất thường trong cơ thể.
Phân có màu sắc bất thường hoặc có dính máu
Trong giai đoạn sớm, người bệnh thường đi đại tiện kèm máu đỏ tươi hoặc nhỏ giọt. Tuy nhiên biểu hiện này thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bệnh trĩ, nứt hậu môn. Máu khi đi đại tiện do trĩ gây ra thường có màu đỏ tươi, trong khi đó máu ở bệnh nhân ung thư trực tràng thường lẫn với nhầy. Phân có màu đen hoặc có dịch sẫm màu do máu chảy tại vùng niêm mạc ung thư bị viêm.
Trong trường hợp nặng khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể gặp tình trạng hậu môn trực tràng sa xuống khiến cơ thể gầy đi nhanh chóng. Đi kèm với đó là số lần đi đại tiện cũng tăng lên, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy.
Các dấu hiệu khác báo hiệu ung thư trực tràng
- Có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng cảm giác không giảm ngay cả sau khi đi là do có khối u tạo áp lực lên trực tràng.
- Xuất hiện kích thích: đau quặn, tức, mót rặn hoặc nặng ở hậu môn.
- Cảm giác buồn nôn, chán ăn, thường xuyên ợ hơi, khó tiêu,…
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, cơ thể yếu hơn bình thường.
- Thay đổi cảm giác thèm ăn.
- Thường xuyên cảm thấy khó chịu ở vùng bụng, đầy hơi, chuột rút và xuất hiện các cơn đau.
- Luôn có cảm giác muốn đi đại tiện ngay cả khi vừa mới đi xong là do khối u ung thư chèn ép.
Trên đây là những dấu hiệu, triệu chứng ung thư trực tràng mà bạn có thể nhận thấy được. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán bệnh mà không có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện tầm soát ung thư để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Cần làm gì để phòng ngừa ung thư trực tràng?
Cân bằng dinh dưỡng
Bạn nên xây dụng một chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp miễn dịch, ngăn ngừa oxy hóa và ngừa nguy cơ mắc bệnh khác. Chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừa ung thư trực tràng như sau:
- Bổ sung thịt đỏ (thịt bò,, thịt cừu) mỗi tuần 1-2 lần để cung cấp sắt, kẽm hỗ trợ đẩy lùi ung thư.
- Hạn chế ăn nhiều thịt, mỡ động vật do nhóm thực phẩm này làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư, tăng sinh tế bào bất thường.
- Tăng ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) và quả mọng: làm giảm pH trong trực tràng, sản xuất acid béo chống hiện tượng oxy hóa.
- Tuyệt đối không sử dụng bia, rượu, chất kích thích, thuốc lá.
- Hạn chế thực phẩm nhiều đường.
- Sử dụng bơ thực vật, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn hàng ngày.
Tăng cường vận động
Bạn nên duy trì thói quen vận động, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức bền, cơ thể dẻo dai, giúp tinh thần thoải mái, cải thiện lưu thông máu. Từ đó giúp tăng cường đề kháng, cơ thể khỏe mạnh chống lại bệnh tật.
Nếu bạn đang ở mức cân nặng hợp lý, hãy duy trì nó bằng cách tập thể dục thường xuyên và chọn một chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu bạn thừa cân, hãy giảm cân từ từ bằng cách tăng cường tập thể dục và giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Bởi béo phì, thừa cân khiến nguy cơ mắc ung thư cao hơn, trong đó có ung thư trực tràng.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ
Tầm soát ung thư trực tràng làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách xác định các polyp tiền ung thư trong đại tràng và trực tràng có khả năng phát triển thành ung thư. Độ tuổi thích hợp để tầm soát ung thư trực tràng là khoảng 50, tuy nhiên bạn có thể tầm soát sớm hơn nếu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của bạn về các dấu hiệu, triệu chứng ung thư trực tràng. Nếu cơ thể bạn xuất hiện bất kỳ biểu hiện khác thường nào, hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe ngay. Không nên chủ quan đối với mỗi một triệu chứng bệnh nào. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần sẽ giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị kịp thời giúp việc điều trị bệnh dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư