2358 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển vượt ra khỏi tuyến giáp, di căn đến các cơ quan khác. Việc điều trị bệnh lúc này gặp rất nhiều khó khăn. Vậy bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn này sống được bao lâu?

Tổng quát về ung thư tuyến giáp thời kỳ cuối

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối là gì?

Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư tuyến nội tiết chiếm khoảng 1% trong các loại bệnh ung thư. Bệnh xuất hiện khi các tế bào ung thư tuyến giáp phát triển một cách mất kiểm soát. Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối (hay còn gọi là giai đoạn IV, ung thư tuyến giáp di căn) là khi các tế bào đã lây lan ra các mô nằm ngoài tuyến giáp, các hạch bạch huyết lân cận hoặc các cơ quan xa trên cơ thể.

ung-thu-tuyen-giap-giai-doan-cuoi

Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối

  • Khối u ở cổ phát triển to, có thể nhìn thấy và sờ được.
  • Vùng cổ hoặc dọc hai bên khí quản của bệnh nhân xuất hiện các nốt hạch lớn.
  • Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó thở và gặp khó khăn khi nuốt: do các khối u phát triển, chèn ép lên thực quản, khí quản.
  • Đau, vướng tức ở cổ khi nuốt nước bọt và thức ăn.
  • Mất giọng hoặc thay đổi giọng nói (khò khè, khàn tiếng) do tế bào ung thư ảnh hưởng đến dây thanh quản.
  • Khối u phát triển gây đau vùng họng và có thể kéo dài ra sau tai.

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Hiện nay, chưa có con số cụ thể nào tiên lượng chính xác được thời gian sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn IV. Bởi số liệu này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng quát, mức độ đáp ứng điều trị, phương pháp trị liệu và tinh thần của bệnh nhân. Bên cạnh đó, bạn có thể dựa vào loại ung thư để tham khảo thống kê về tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp dưới đây:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú: chiếm khoảng 80% bệnh ung thư tuyến giáp. Bệnh có tiến triển chậm và di căn tới hạch cổ, phổi hoặc xương vào thời kỳ cuối. Lúc này, thời gian sống trên 5 năm của bệnh nhân là khoảng 51%.
  • Ung thư tuyến giáp thể nang: chiếm 15% bệnh ung thư tuyến giáp, nguyên nhân chính gây bệnh ung thư tuyến giáp là do thiếu i – ốt. Loại ung thư tuyến giáp này phát triển rất nhanh và xâm lấn vào xương, phổi. Tiên lượng sống sau 5 năm ở giai đoạn này của bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nang là 50%.
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy: có tỷ lệ người mắc rất ít (khoảng 10%), thường được chẩn đoán khi bệnh đã di căn đến các hạch bạch huyết ở phổi, gan. Khi đó, khả năng sống sau 5 năm của bệnh nhân chỉ còn khoảng 28%.
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: đây là loại hiếm gặp nhất nhưng lại có mức độ lây lan rất nhanh và phức tạp. Tiên lượng sống của bệnh nhân không cao khi ở giai đoạn cuối – khoảng 7%.

ung-thu-tuyen-giap-giai-doan-cuoi-chua-duoc-khong

Ung thư tuyến giáp giai đoạn IV có chữa được không?

Theo các bác sĩ, hiện nay chưa có phác đồ điều trị hay phương pháp cụ thể nào có thể chữa khỏi ung thư tuyến giáp khi bệnh ở giai đoạn cuối. Bởi vào giai đoạn này, các tế bào ung thư tuyến giáp đã di căn rất xa để tới não, xường, phổi, hạch bạch huyết khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Các phương pháp điều trị của bác sĩ như hóa trị, liệu pháp i – ốt, thuốc,… chỉ có thể làm giảm các triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối như thế nào?

Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ di căn của các tế bào ung thư, sức khỏe tổng quát của bệnh nhân mà chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u nếu có thể

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp chính giúp nạo vét hạch cổ, loại bỏ khối u. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của bệnh, phẫu thuật gần như là không thể thực hiện bởi các tế bào ung thư đã lây lan tới các cơ quan xa, rất khó để loại bỏ triệt để.

Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối đối với loại bệnh thể tủy hoặc ung thư tuyến giáp biệt hóa tốt và hỗ trợ cho các phương pháp chữa trị khác.

Xạ trị

Liệu pháp xạ trị thường được sử dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư xâm lấn đến các hạch bạch huyết vùng cổ như thanh quản, khí quản hoặc thực quản. Xạ trị giúp ngăn chặn sự di căn, ức chế sự phát triển và tái phát của các khối u ác tính sau phẫu thuật.

xa-tri-ung-thu-tuyen-giap

Xạ trị được áp dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn IV thể nang, thể nhú và biệt hóa di căn. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, loại ung thư mà bác sĩ sẽ thực hiện xạ trị trong hoặc xạ trị ngoài. Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa thực hiện xạ trị bên ngoài có thể đem lại kết quả tốt nhưng loại ung thư này rất khó thích ứng với tia xạ trị nên liệu pháp này thường được điều trị kết hợp với các phương pháp khác.

Hóa trị

Phương pháp này thường được sử dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa có mức độ di căn nhanh. Bác sĩ sẽ chỉ định hóa trị để có thể kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn chặn sự di căn và hỗ trợ giảm nhẹ các biểu hiện bệnh. Hóa trị có thể kết hợp với các phương pháp khác để mang lại hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp tối ưu nhất.

Điều trị phóng xạ i – ốt 131

Đây là phương pháp điều trị chính của ung thư tuyến giáp thời kỳ cuối. Phương pháp này được điều trị 1 lần bằng cách cho bệnh nhân uống thuốc chứa i – ốt phóng xạ, các tế bào tuyến giáp sẽ hấp thu hết lượng phóng xạ này, đảm bảo an toàn cho các cơ quan khác.

Khi được tuyến giáp hấp thu, i – ốt phóng xạ sẽ tiến hành phá hủy ADN, tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này giúp loại bỏ các tế bào ung thư tuyến giáp di căn đến các cơ quan khác rất hiệu quả. Tuy nhiên, lượng phóng xạ này cần thời gian để đào thải ra bên ngoài. Do đó, trong vài ngày đầu sau khi điều trị, bệnh nhân cần phải cách ly với người thân, hạn chế tiếp xúc cá nhân, sử dụng nhà vệ sinh riêng và uống nhiều nước để loại bỏ phóng xạ thông qua nước tiểu.

native-ads-camnangungthu

Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu (điều trị đích)

Đây là biện pháp mang lại hiệu quả tốt với bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn di căn. Phương pháp này sử dụng thuốc với nồng độ cao đưa trực tiếp vào trong tuyến giáp giúp làm giảm các triệu chứng, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

dieu-tri-ung-thu-tuyen-giap

Liệu pháp hormone thay thế

Đây là phương pháp thường được bác sĩ chỉ định sau khi điều trị i – ốt 131, hoặc sau khi điều trị ung thư tuyến giáp di căn không mang lại kết quả. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được sử dụng thêm thuốc hormone để hỗ trợ làm chậm lại sự phát triển của các tế bào ung thư.

Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sống được bao lâu phụ thuộc vào sức khỏe, tâm lý, chế độ dinh dưỡng và tập luyện,… của bệnh nhân. Người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, lên kế hoạch theo dõi và chăm sóc sức khỏe để kết quả điều trị đạt kết quả cao.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

40 + = 43