3258 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không?

Ung thư biểu mô nhú của tuyến giáp là một loại ung thư phát triển chậm, thường chỉ phát triển ở một thùy của tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp thể nhú có khả năng di căn lớn cho dù phát triển khá chậm, khi phát hiện ở giai đoạn đầu, bệnh có tỷ lệ sống sót cao. Vậy ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp đầy đủ cho bạn

Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì?

Ung thư tuyến giáp thể nhú (ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú) là một dạng của ung thư tuyến giáp (chiếm 70-80%), phát sinh từ các tế bào nang – nơi sản xuất và lưu trữ các hormone tuyến giáp. Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú có tiến triển rất chậm, thường di căn hạch cổ nhưng có tiên lượng điều trị rất tốt.

Triệu chứng chính của bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú là xuất hiện một khối u ở cổ. Khi khối u phát triển lớn hơn, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng rõ rệt như sau:

  • Khối u ở cổ có thể nhìn hoặc sờ thấy.
  • Khó nuốt (bị đau hoặc khi ăn thấy thức ăn bị mắc kẹt).
  • Đau họng hoặc khàn giọng trong thời gian dài.
  • Sưng hạch ở cổ.
  • Khó thở, đặc biệt là khi bạn nằm xuống.

ung-thu-tuyen-giap-the-nhu-1

Đặc điểm của ung thư tuyến giáp thể nhú

  • Tuổi khởi phát cao nhất là 30 đến 50 tuổi.
  • Ung thư tuyến giáp thể nhú thường gặp ở nữ giới hơn ở nam giới, tỷ lệ 3:1.
  • Tiên lượng liên quan trực tiếp đến kích thước khối u. Dưới 1,5 cm [1/2 inch] là một tiên lượng tốt.
  • Tiên lượng cũng liên quan trực tiếp đến độ tuổi: bệnh nhân dưới 45 tuổi có kết quả tốt hơn nhiều so với bệnh nhân trên 45 tuổi.
  • Tiên lượng liên quan trực tiếp đến giới tính: phụ nữ có tiên lượng tốt hơn nhiều so với nam giới ở độ tuổi tương tự.
  • Loại ung thư này chiếm 85% các trường hợp ung thư tuyến giáp do nhiễm xạ .
  • Khoảng 50% trường hợp ung thư tuyến giáp thể nhú di căn đến các hạch bạch huyết ở cổ.
  • Sự lây lan xa (đến phổi, gan hoặc xương) là không phổ biến.

Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp thể nhú

Giai đoạn ung thư tuyến giáp thể nhú được xếp theo thứ tự mức độ nghiêm trọng tăng dần và phân giai đoạn dựa vào độ tuổi của bệnh nhân như sau:

Người dưới 45 tuổi:

  • Giai đoạn 1: khối u có kích thước bất kỳ (lớn hoặc nhỏ), nằm trong tuyến giáp và di căn sang các mô và hạch bạch huyết lân cận. Ung thư không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
  • Giai đoạn 2: khối u có kích thước to hoặc nhỏ, đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như phổi hoặc xương và lan đến các hạch bạch huyết.
  • Không có giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4 cho những người dưới 45 tuổi bị ung thư tuyến giáp thể nhú.

ung-thu-tuyen-giap-the-nhu

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú trên 45 tuổi

  • Giai đoạn 1: khối u dưới 2cm và chỉ được tìm thấy ở tuyến giáp.
  • Giai đoạn 2: khối u có kích thước từ 2cm đến 4cm và vẫn chỉ được tìm thấy ở tuyến giáp.
  • Giai đoạn 3: lúc này khối u đã lớn hơn 4cm, phát triển bên ngoài tuyến giáp nhưng chưa di căn đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác lân cận. Giai đoạn này cũng có thể được xác định khi các khối u có kích thước bất kỳ, phát triển bên ngoài tuyến giáp và lan đến các hạch bạch huyết xung quanh tuyến giáp ở cổ.
  • Giai đoạn 4: khối u di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như phổi, xương và các hạch bạch huyết.

Ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không?

Ung thư tuyến giáp thể nhú thường phát sinh dưới dạng một khối rắn, không đều hoặc dưới dạng nang xuất phát từ mô tuyến giáp bình thường. Loại ung thư này có khả năng điều trị thành công rất cao, tỷ lệ sống sót sau 10 năm của tất cả bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú ước tính trên 90%. Nếu khối u giới hạn trong tuyến giáp thì tỷ lệ tử vong dưới 2,5%; tỷ lệ tử vong tăng mạnh ở những bệnh nhân có tế bào ung thư mở rộng ngoài tuyến giáp lên đến 38%.

ung-thu-tuyen-giap-the-nhu

Ung thư tuyến giáp thể nhú có thể xâm lấn sang các mô xung quanh bên cạnh tuyến giáp có tiên lượng rất xấu do nguy cơ tái phát tại chỗ cao. Khối u ung thư tuyến giáp thể nhú lan sang các hạch lympho vùng và có thể di căn đến phổi, xương. Bên cạnh đó, sự hiện diện của di căn hạch ở vùng cổ thường có tỷ lệ tái phát cao sau khi điều trị. Ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không khi tái phát còn phụ thuộc vào kích thước khối u:

  • Với khối u lớn hơn 4cm hoặc đã lan rộng sau khi điều trị có khả năng tái đi tái lại rất cao.
  • Với các khối u thể nhú có vỏ, nhỏ hơn 1,5cm khi được điều trị sẽ cho khả năng tái phát thấp hơn.

Mặc dù có tiên lượng điều trị thành công rất cao nhưng ung thư tuyến giáp thể nhú lại có nguy cơ di căn lớn nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào trên cơ thể, hãy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú bằng cách cắt bỏ tuyến giáp. Có 2 dạng thủ thuật cắt bỏ tuyến giáp: cắt bỏ toàn bộ, cắt bỏ một phần.

  • Cắt bỏ 1 phần: theo các bác sĩ, nếu những khối u này nhỏ hơn 1cm (nhú vi thể) và không xâm lấn các mô khác thì chỉ cần cắt bỏ thùy (một bên) của tuyến giáp chứa khối u sẽ mang lại hiệu quả tốt, khả năng thành công cao hơn cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.
  • Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp trong trường hợp khối u có kích thước lớn, giảm nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, việc cắt bỏ hoàn tuyến giáp khiến bệnh nhân bị suy giáp và phải sử dụng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp.

Nguy cơ tiềm ẩn của phương pháp phẫu thuật: ảnh hưởng tới dây thanh quản khiến giọng nói bị ảnh hưởng.

Cắt đốt bằng iốt phóng xạ (RAI)

Phương pháp này được bác sĩ chỉ định sử dụng với các khối u lớn, hung hãn hoặc khối u đã di căn. Liệu pháp iốt phóng xạ được thực hiện trong khoảng 1 đến 2 tháng sau khi bệnh nhân phẫu thuật ung thư tuyến giáp thể nhú để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

native-ads-camnangungthu

Đây thường là phương pháp điều trị một lần khi bạn uống một viên thuốc chứa iốt phóng xạ. Bất kỳ tế bào tuyến giáp nào còn sót lại sẽ lấy i-ốt, sau đó giết chết chúng. Nó thường không có tác dụng phụ, vì chỉ các tế bào tuyến giáp hấp thụ nó.

cat-dot-phong-xa-iot

Bệnh nhân thường được chỉ định thêm liệu pháp cắt iốt trong các trường hợp:

  • Các khối u nhú lớn hơn 4cm.
  • Phát triển ngoài tuyến giáp.
  • Di chuyển vào các hạch bạch huyết.
  • Lan sang một phần khác của cơ thể.

Lưu ý sau khi điều trị phóng xạ iốt:

  • Nên ngủ một mình sau khi điều trị từ 3 đến 5 đêm.
  • Tránh tiếp xúc cá nhân trong 3 – 7 ngày, tránh nơi công cộng, giữ khoảng cách với người khác.
  • Trong 3 ngày đầu sau điều trị, không dùng chung vật dụng cá nhân, sử dụng nhà tắm riêng hoặc lau bồn cầu sau khi sử dụng.
  • Uống nhiều nước để loại bỏ iốt phóng xạ ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.

Liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp cho ung thư tuyến giáp nhú (thuốc nội tiết tố tuyến giáp)

Bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc nội tiết tố tuyến giáp sau khi phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp. Phương pháp này cung cấp cho người bệnh các hormone tuyến giáp mà cơ thể không tự sản xuất được do tuyến giáp bị loại bỏ. Thông thường, bệnh nhân sẽ phải uống một viên mỗi ngày trong suốt phần đời còn lại của mình.

Thuốc có thể ngăn không cho cơ thể tạo ra hormone kích thích tuyến giáp – một loại hormone từ tuyến yên và ra lệnh tuyến giáp bắt đầu sản xuất hormone. Nếu cơ thể người bệnh vẫn còn tế bào tuyến giáp, khi sử dụng thuốc nội tiết tố tuyến giáp có thể kích hoạt sự phát triển của chúng. từ đó làm tăng khả năng ung thư có thể quay trở lại.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của bạn về ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không? Ngoài ra, bệnh nhân nên xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, vận động phù hợp và thường xuyên tái khám để ngăn ngừa ung thư quay trở lại.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

7 + 2 =