• Trang chủ
  • Tin Tức
  • Các vị trí đau bụng: bên trên, bên dưới, bên trái, bên phải là bệnh gì?
2772 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Các vị trí đau bụng: bên trên, bên dưới, bên trái, bên phải là bệnh gì?

Đau bụng là một hiện tượng bình thường mà con người hay gặp phải, cho thấy một số bất thường trong khoang bụng. Tuy nhiên, các vị trí đau bụng khác nhau có thể cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng mà bạn đang gặp phải. Điều quan trọng là nhận ra được các dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe để có hướng điều trị kịp thời.

Đau bụng quanh rốn và buồn nôn

Các vị trí đau bụng quanh rốn là bệnh gì?

Theo các bác sĩ, vùng bụng quanh rốn có rất nhiều các cơ quan quan trọng trong cơ thể như lá lách, dạ dày, gan, tụy, mật, thận, ống niệu quản,… Do đó, hiện tượng đau bụng quanh khu vực rốn là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Tùy vào các vị trí đau bụng quanh rốn mà bạn có thể biết được mình gặp phải tình trạng bệnh nào. Cụ thể như sau:

cac-vi-tri-dau-bung-quanh-ron-la-benh-gi
Đau bụng quanh rốn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đau bụng nửa trên rốn cảnh báo các bệnh:

  • Bệnh về mật: tắc ống dẫn mật, viêm túi mật hoặc có giun chui ống mật.
  • Bệnh về gan: ung thư gan, áp xe gan, viêm gan.
  • Dạ dày: trào ngược dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày, viêm dạ dày hành tá tràng,…
  • Đại tràng: viêm đại tràng, đại tràng bị kích thích, K đại tràng,…
  • Tụy: tắc mạch, K tụy, viêm tụy.

Các vị trí đau bụng khu vực nửa dưới rốn:

  • Các vấn đề về ruột thừa, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng.
  • Bệnh về đường tiết niệu: sỏi thận/bàng quang/niệu quản, viêm tiết niệu.
  • Đối với phụ nữ, đau bụng vùng dưới rốn có thể cảnh báo các bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tử cung hoặc tắc ống dẫn trứng,…
  • Đau toàn bộ khu vực quanh rốn: bệnh về phúc mạc như viêm, ung thư di căn màng bụng, phình động mạch, tắc nghẽn trong ruột non,…

Đau bụng buồn nôn

Đau bụng đi kèm với hiện tượng buồn nôn có thể là dấu hiệu của các vấn đề về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, dạ dày hoặc đại tràng. Bên cạnh đó, các bệnh lý dưới đây cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng buồn nôn:

  • Viêm ruột thừa, bàng quang, đại tràng co thắt (ruột kích thích).
  • Sỏi thận, sỏi tiết niệu, mang thai ngoài tử cung.
  • Trào ngược dạ dày-thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Hiện tượng xuất huyết (chảy máu) đường tiêu hóa trên.
  • Buồng trứng đa nang ở phụ nữ, đường mật bị nhiễm trùng.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: tiêu chảy, đau bụng kinh, căng thẳng, ngộ độc thực phẩm.

Đau bụng từng cơn là bệnh gì?

Đau bụng quặn từng cơn đi ngoài

Các vị trí đau bụng quặn từng cơn thường có mức độ rất nặng và nghiêm trọng, bạn có thể bị đau bụng dữ dội, quặn bụng theo từng cơn và đi kèm hiện tượng đi ngoài. Đây có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải về đường tiêu hóa. Cụ thể như sau:

  • Ung thư đại trực tràng: một trong những dấu hiệu ung thư đại trực tràng là đau quặn vùng bụng dưới và đi ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh có thể đi ngoài lẫn máu hoặc dịch nhầy và thỉnh thoảng lại bị táo bón. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể người bệnh mất nước nghiêm trọng, mệt mỏi và suy nhược.
  • Bệnh polyp đại trực tràng: là các khối u lành tính trong ruột nhưng có khả năng cao phát triển thành ung thư trực tràng, ung thư đại tràng.
  • Rối loạn tiêu hóa hoặc hệ vi khuẩn trong đường ruột.
  • Bệnh tiêu chảy cấp, viêm đại tràng mãn tính và hội chứng kích thích ruột.

Đau quặn bụng

Đau quặn bụng là hiện tượng vùng bụng thường xuyên xảy ra các cơn đau đột ngột theo từng cơn (chu kỳ) trong vong vài phút và lặp lại nhiều lần. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do rối loạn tiêu hóa, bệnh về viêm đại tràng, viêm ruột Crohn (loét ruột), loét dạ dày, đau ruột thừa,…

dau-quan-bung-la-benh-gi
Đau quặn bụng không rõ vị trí là biểu hiện của bệnh về đường tiêu hóa, tiết niệu

Bên cạnh đó, các vị trí đau bụng quặn thắt cũng cho thấy bạn đang gặp vấn đề nào về sức khỏe:

  • Đau quặn bụng trên: các bệnh liên quan đến viêm phổi, gan, đau tim hoặc sỏi mật.
  • Đau quặn bụng dưới: do tắc ruột, viêm ruột thừa hoặc u nang buồng trứng, u xơ tử cung, đau bụng kinh, mang thai ngoài tử cung ở phụ nữ.
  • Đau quặn ở bụng không rõ vị trí cụ thể có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích, đau ruột thừa, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm ruột Crohn,…

Các vị trí đau bụng dưới ở nữ

Đau bụng dưới bên trái nữ

Các vị trí đau bụng ở nữ giới thường cảnh báo các bệnh về sinh sản hoặc tiêu hóa. Trong đó, đau bụng dưới bên trái cho thấy phụ nữ có thể đã mắc các bệnh như: viêm túi thừa cấp, ruột già bị viêm, vấn đề về hệ bài tiết, mang thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, u cơ tử cung hoặc dấu hiệu sảy thai sớm.

Đau bụng dưới bên phải nữ

Đối với phụ nữ, đau bụng dưới bên phải vùng bụng là dấu hiệu của các bệnh lý sau: viêm ruột thừa, bệnh gan, hội chứng IBS (ruột kích thích), niệu quản có sỏi, bệnh liên quan đến tiêu hóa, bệnh lây qua đường tinh dục (Chlamydia, bệnh lậu), sa tạng, tắc vùng chậu.

Ngoài ra, tình trạng đau bụng dưới bên phải có thể do các bệnh phụ khoa như: mang thai ngoài tử cung, viêm ống dẫn trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu; nguy hiểm nhất là ung thư buồng trứng khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ cắt bỏ toàn bộ buồng trứng và ảnh hưởng đến tính mạng.

Đau bụng dưới gần mu

Đối với các vị trí đau bụng ở nữ giới thì đau bụng dưới gần mu thường kéo dài âm ỉ hơn. Nó cảnh báo sớm các vấn đề liên quan đến cơ quan sinh sản, đường tiết niệu hoặc đường ruột như:

  • Cơ quan sinh sản: đau vùng chậu, trứng rụng, tiền kinh nguyệt, chửa ngoài tử cung, u xơ hoặc u nang buồng trứng/tử cung,…
  • Bệnh về đường tiết niệu: nhiễm trùng, sỏi thận, viêm bàng quang kẽ,…
  • Bệnh về đường ruột: viêm ruột thừa, hội chứng ruột kích thích (1 loại rối loạn tiêu hóa mãn tính),…

Các vị trí đau bụng bên trái

Đau bụng bên trái cạnh sườn

Các vị trí đau bụng bên trái cạnh sườn gây ra bởi các bệnh liên quan đến cơ quan trên, cụ thể như sau:

  • Đối với nam giới: viêm bàng quang, viêm túi thừa, thoát bị bẹn, viêm tiết niệu, loét trực tràng.
  • Đau bụng bên trái cạnh xương sườn đối với phụ nữ: loét dạ dày – tá tràng, đau bụng mật, viêm tụy,…
  • Tắc ruột, táo bón, rối loạn tiêu hóa hoặc ruột bị kích thích.
  • Bệnh phình động mạch chủ.

Đau bụng bên trái ngang rốn

Đau bụng bên trái ngang rốn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau: sỏi thận, các bệnh liên quan đến đại tràng ngang, táo bón, viêm ruột,…

dau-bung-ben-trai-ngang-ron-la-benh-gi

Đau nhói bụng dưới bên trái

Đau nhói bụng dưới bên trái gây ra bởi các vấn đề về tiêu hóa và bài tiết. Dấu hiệu này cho thấy bạn đang gặp các bệnh như: rối loạn tiêu hóa, bệnh lý về hệ thống sinh sản ở nam giới và phụ nữ, sỏi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, tụ máu trong thành bụng (máu đông),…

Đau bụng trên bên trái

Đau nhói bụng dưới bên trái là tình trạng của nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến tiêu hóa, sinh sản, bài tiết, tuần hoàn và các cơ như sau:

  • Bệnh về đường tiêu hóa: táo bón dai dẳng, viêm đường ruột, thoát vị bẹn,…
  • Hệ thống sinh sản đang gặp vấn đề: sảy thai, chửa ngoài tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, nhiễm trùng/viêm túi tinh, viêm tiền liệt tuyến, xoắn tinh hoàn,…
  • Hệ bài tiết: sỏi tiết niệu, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Các vị trí đau bụng bên phải

Đau bụng bên phải nữ

Đau bụng bên phải ở cả nữ giới và nam giới đều là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: các bệnh về gan, tắc nghẽn ống/túi mật, đau ruột già, bệnh về thận, ruột thừa, viêm đại tràng, viêm bàng quang và các bệnh phụ khoa.

Các bệnh phụ khoa có thể gặp ở phụ nữ khi bị đau bụng bên phải gồm: đau bụng kinh, viêm ống dẫn trứng, mang thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng bên phải, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu và ung thư buồng trứng,…

Đau bụng bên phải nam

Các bệnh do đau bụng bên phải gây ra ở nam giới cũng giống như phụ nữ mà chúng tôi đã kể đến ở trên. Với nam giới, đau bụng bên phải có thể là triệu chứng của các bệnh: xoắn tinh hoàn phải, thoát vị bẹn bên phải,…

dau-bung-ben-phai-o-nam-gioi

Các vị trí đau bụng sau khi ăn là bệnh gì?

Đau bụng sau khi ăn và đi ngoài là một hiện tượng sinh lý thông thường của cơ thể con người bởi thức ăn cần được tiêu hóa và đào thải. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng ngay sau khi ăn và tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe như sau: co thắt đại tràng, loét dạ dày, ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm ruột thừa, cơ thể bất dung nạp lactose,…

Các vị trí đau bụng cho thấy những vấn đề về tình trạng sức khỏe khác nhau mà bạn đang gặp phải. Nếu đau bụng dữ dội hoặc kèm theo các biểu hiện khác như nôn mửa, tiêu chảy mãn tính, chóng mặt,… thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe để tìm ra nguyên nhân đau bụng và có hướng điều trị phù hợp.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+ 26 = 33