2747 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Chữa khỏi ung thư tuyến giáp cần các yếu tố nào?

Ung thư tuyến giáp là bệnh có tiên lượng sống tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để hỗ trợ quá trình đạt kết quả cao, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, xây dựng lối sống lành mạnh,… Vậy để chữa khỏi ung thư tuyến giáp cần các yếu tố nào?

Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là bệnh được hình thành do các tế bào phát triển bất thường, nằm ngoài sự kiểm soát của cơ thể trong các mô của tuyến giáp. Theo các bác sĩ, ung thư tuyến giáp có khả năng điều trị thành công cao hơn so với các bệnh ung thư khác.

Các dạng bệnh ung thư tuyến giáp phổ biến:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú.
  • Ung thư tuyến giáp thể nang.
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy.
  • Ung thư tuyến giáp không tăng sinh (không biệt hóa).

ung-thu-tuyen-giap-la-gi

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư tuyến giáp:

  • Rối loạn hệ miễn dịch: tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công cơ thể gây ung thư tuyến giáp.
  • Nhiễm phóng xạ.
  • Di truyền.
  • Mắc các bệnh lý về tuyến giáp: viêm tuyến giáp, bướu giáp, hormone tuyến giáp suy giảm, bệnh basedow,…
  • Tuổi tác: phụ nữ 30 đến 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Các yếu tố khác: thiếu iốt, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì, tác dụng phụ của các loại thuốc khác,…

Ung thư tuyến giáp có điều trị được không?

Theo các bác sĩ, ung thư tuyến giáp có tiên lượng sống rất tốt. Khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời có khả năng chữa trị thành công rất lớn. Khoảng 95% bệnh nhân ung thư tuyến giáp được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể sống trên 5 năm và 95% đối với 10 năm.

Tuy nhiên, số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể áp dụng chính xác cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể nào. Tiên lượng sống, mức độ điều trị thành công ung thư tuyến giáp còn phụ thuộc vào loại bệnh, sức khỏe, giai đoạn bệnh ung thư tuyến giáp.

Chữa khỏi ung thư tuyến giáp cần các yếu tố nào?

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiên lượng sống, cơ hội hồi phục của bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể kể đến như:

Giai đoạn của bệnh

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp theo từng giai đoạn như sau:

  • Ung thư tuyến giáp giai đoạn I và II: các khối u vẫn ở tại biểu mô tuyến giáp, chưa di căn có tỷ lệ sống sau 5 năm là 90%.
  • Giai đoạn III ung thư tuyến giáp: kích thước khối u lớn hơn 4cm, bắt đầu lan ra các hạch bạch huyết vùng cổ, tỷ lệ sống sau 5 năm là khoảng 80%.
  • Giai đoạn cuối của bệnh ung thư tuyến giáp: tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh nhân khoảng 20 đến 30% do khối u có kích thước lớn hơn 4cm và di căn tới các cơ quan ở xa.

Các loại ung thư tuyến giáp

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú có tỷ lệ sống trên 5 năm đến 95%, sau 10 năm là 90%.
  • Tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư tuyến giáp thể nang là 90%, sau 10 năm là 70%.
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy có tiên lượng sống sau 5 năm là 90% và 86 % sau 10 năm.
  • Ung thư tuyến giáp không tăng sinh có tiên lượng sống sau 5 năm rất thấp, còn khoảng 5%.

Tâm lý của bệnh nhân

Bệnh nhân ung thư là đối tượng dễ bị căng thẳng do các tác động của bệnh lên cảm xúc, thể chất và tinh thần của họ. Đặc biệt với bệnh nhân ung thư tuyến giáp trong quá trình điều trị có thể gặp một số tác dụng phụ như rụng tóc, gầy gò, suy nhược cơ thể,… khiến họ tự ti về ngoại hình, tâm trạng không tốt, căng thẳng tâm lý sau mỗi đợt trị liệu.

tam-ly-benh-nhan-ung-tuyen-giap

Theo các nghiên cứu, căng thẳng tâm lý có thể khiến khối u phát triển và lây lan nhanh hơn. Trong khí đó, tinh thần lạc quan và vui vẻ sẽ sản xuất năng lượng tích cực. phát ra các tín hiệu “khao khát sinh tồn” cho cơ thể, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Tuổi của bệnh nhân

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp lớn tuổi có tiên lượng sống thấp hơn so với bệnh nhân trẻ tuổi do người trẻ có khả năng tiếp nhận điều trị tốt hơn. Các tế bào trên cơ thể bệnh nhân ung thư lớn tuổi đã bắt đầu suy yếu, ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa, hệ thống miễn dịch giảm sút khiến việc đáp ứng điều trị kém và tốn nhiều thời gian hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân có tuổi tác cao gây khó khăn cho việc điều trị triệt để các tế bào ung thư tuyến giáp. Lý do là họ không thể thực hiện phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u mà chỉ thường được chỉ định hóa xạ trị và dùng thuốc. Chính vì vậy mà các triệu chứng không thuyên giảm, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

native-ads-camnangungthu

Bệnh nhân có đa u nội tiết loại 2B (MEN 2B) hay không

Đây là hội chứng đột biến nhiễm sắc thể ung thư tuyến giáp thể tủy và có tính di truyền. Đột biến này có thể ảnh hưởng đến gen tiền ung thư RET gây ung thư tuyến giáp. Các khối u do di truyền thường có nhiều tâm, phát triển từ thời thơ ấu và phát triển tăng sinh tế bào C cạnh nang tuyến giáp khiến việc điều trị gặp khó khăn.

Các tế bào ung thư có thể được loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật không?

Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng phổ biến với ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm, khi các khối u có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, nếu các tế bào này không được loại bỏ hoàn toàn, vẫn còn sót lại tại tuyến giáp hoặc các hạch bạch huyết làm tăng nguy cơ tái phát và di căn tới các mô xung quanh.

chữa khỏi ung thư tuyến giáp

Chính vì vậy, sau khi phẫu thuật bác sĩ thường tiến hành hóa trị liệu bổ sung để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn không cho chúng phát triển và tái phát.

Tình trạng sức khỏe của người bệnh

  • Bệnh nhân có sức khỏe tốt có khả năng đáp ứng điều trị tốt, tăng tỷ lệ khỏi bệnh và tiên lượng sống tốt.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý khác: cần sử dụng thêm các thuốc điều trị đi kèm.
  • Với bệnh nhân có hệ miễn dịch và đề kháng kém: khó khăn trong việc thực hiện đầy đủ các phương pháp trong phác đồ điều trị của bác sĩ. Điều này khiến thời gian điều trị bị kéo dài, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển khiến bệnh khó điều trị hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Các thực phẩm bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn

  • Thực phẩm có hàm lượng iốt cao có trong hải sản, rong biển, muối iốt, tảo,… với liều lượng hợp lý mỗi ngày tùy vào độ tuổi, giới tính của bệnh nhân giúp sản sinh hormone, cân bằng và ngăn cản sự hình thành khối u trong tuyến giáp.
  • Thực phẩm sạch (sản phẩm organic): là nhóm thực phẩm tươi ngon, không sử dụng hóa chất nên rất tốt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, đặc biệt là bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
  • Các loại rau xanh giúp điều hòa dinh dưỡng, hạn chế táo bón, cung cấp các khoáng chất, magie,… hỗ trợ quá trình trao đổi chất của tuyến giáp.
  • Hải sản: bổ sung các chất dinh dưỡng cho người mắc các bệnh về tuyến giáp như iốt, vitamin B, omega – 3, kẽm,…
  • Vitamin A, C và E hỗ trợ đào thải các chất độc hại có trong tuyến giáp, chống oxy hóa hữu hiệu. Vì vậy, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên bổ sung thêm các loại thực phẩm này để tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh: thịt gà, thịt lợn, hải sản vỏ cứng, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, khoai lang, cà rốt, ớt chuông, rau diếp, bơ, dâu tây,…
  • Hoa quả, trái cây mọng: nho, dâu tây, cà chua, cam,… hỗ trợ chức năng, loại bỏ tác nhân gây hại cho tuyến giáp.

ung-thu-tuyen-giap-an-gi

Thực phẩm bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tránh

  • Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành (tào phớ, sữa đậu nành, đậu phụ, chao,…) gây cản trở sự hấp thu iốt và khả năng sinh sản hormone tuyến giáp.
  • Thực phẩm giàu chất xơ và đường: làm chức năng tuyến giáp suy giảm, cản trở sự hấp thu thuốc điều trị bệnh tuyến giáp của cơ thể.
  • Lúa mì, mạch đen, lúa mạch,… giàu gluten gây giảm tác dụng của thuốc điều trị, có khả năng gây ra phản ứng miễn dịch.
  • Nội tạng động vật: làm giảm tác dụng của các loại thuốc sử dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp.

Các lưu ý khi chế biến thức ăn cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Để chữa khỏi ung thư tuyến giáp, chọn các thực phẩm tốt là chưa đủ mà bạn cần phải biết cách chế biến sao cho bệnh nhân có thể hấp thu tốt. Bởi thực phẩm khi không được chế biến đúng cách sẽ không mang lại kết quả tốt. Bạn nên chú ý những điều sau:

  • Nấu chín thực phẩm, tuyệt đối không nấu tái hoặc ăn tươi sống.
  • Hạn chế tình trạng nấu bị khô, khê hoặc thực phẩm để lâu trong tủ lạnh làm giảm vitamin, khoáng chất.
  • Nên chế biến thực phẩm mềm và lỏng để dễ ăn (ép nước trái cây, nghiền nhỏ thị hoặc rau) bởi bệnh nhân ung thư tuyến giáp thường gặp tình trạng khó nuốt.
  • Bệnh nhân nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa trong ngày, tránh tình trạng ăn quá no.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của bạn về thắc mắc chữa khỏi ung thư tuyến giáp cần các yếu tố nào. Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên có chế độ vận động hợp lý, tập thể dục ít nhất 20 đến 30 phút mỗi ngày như đi bộ, yoga, đạp xe,… để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

94 − = 89