2973 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Dấu hiệu, triệu chứng ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là căn bệnh ung thư nguy hiểm có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Làm thế nào để nhận biết được những dấu hiệu, triệu chứng ung thư bàng quang? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Ung thư bàng quang là gì?

Ung thư bàng quang đứng thứ 9 trên thế giới về các bệnh ung thư thường gặp. Bệnh xuất hiện khi các tế bào trong bàng quang phát triển bất thường, khó kiểm soát và tạo thành khối u tại bàng quang. Khối u này có kích thước nhỏ hoặc lớn, có khả năng xâm lấn vào các lớp cơ của bàng quang và di căn tới các bộ phận khác.

ung-thu-bang-quang

 

Theo các bác sĩ, hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Tuy nhiên, có nhiều tác nhân làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang như:

  • Tiếp xúc với hóa chất, sơn, thuốc nhuộm, sản phẩm dầu mỏ, môi trường ô nhiễm, bị phơi nhiễm bức xạ, nhiễm ký sinh trùng.
  • Hút thuốc lá, thường xuyên sử dụng rượu, bia, chất kích thích.
  • Gia đình có người thân mắc ung thư bàng quang.
  • Các gen liên quan đến bàng quang có sự thay đổi nhất định.
  • Sử dụng nguồn nước chứa hàm lượng thạch tín cao.
  • Từng điều trị bệnh ung thư khác sử dụng hóa-xạ trị vào khung xương chậu hoặc thuốc chống ung thư (cyclophosphamide, ifosfamide).
  • Tiền sử mắc bệnh liên quan đến bàng quang: nhiễm trùng bàng quang, dùng ống thông tiểu trong thời gian dài.

Dấu hiệu, triệu chứng ung thư bàng quang

Bệnh bắt đầu phát triển từ lớp niêm mạc của bàng quang. Vì vậy ở giai đoạn đầu, các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài chưa rõ ràng. Tuy nhiên có một số triệu chứng không cần thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa, cũng có thể nhận biết được bằng mắt thường như:

Nước tiểu có lẫn máu (tiểu máu)

Đây là một trong những dấu hiệu, triệu chứng ung thư bàng quang đầu tiên và phổ biến nhất. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do kích thước khối u phát triển, chèn ép lên niêm mạc bàng quang gây tổn thương và chảy máu. Đặc điểm của việc đi tiểu có lẫn máu là tiểu máu từng đợt, đại thể, toàn bãi và không đau. Dựa vào đặc điểm của tiểu máu đại thể mà bác sĩ xác định được vị trí tổn thương của đường tiết niệu:

  • Đi tiểu lẫn máu trong lần đầu tiểu có thể do tổn thương từ niệu đạo.
  • Đi tiểu máu trong cuối lần tiểu: vị trí tổn thương khu trú ở cổ bàng quang hoặc niệu đạo tiền liệt tuyến.
  • Đi tiểu lẫn máu cả lần tiểu thường có nguyên nhân từ thận, niệu quản, bàng quang.

Hiện tượng này xuất hiện ở phụ nữ thường bị bỏ qua vì nó không gây đau đớn, kéo dài giữa các lần xuất hiện nên thường bị nhầm lẫn với hiện tượng kinh nguyệt hoặc mãn kinh. Những người bình thường hoặc có thương tổn lành tính cũng có thể gặp phải triệu chứng này. Vì thế, bạn cần phải đến bệnh viện và tiến hành kiểm tra đánh trá hệ thống tiết niệu ngay khi gặp trường hợp đi tiểu có lẫn máu bất thường.

Các triệu chứng giống nhiễm trùng tiểu

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể bị nhầm với ung thư bàng quang vì có nhiều dấu hiệu giống nhau như: tăng tần suất tiểu, tiểu gấp, đau khi đi tiểu, tiểu không tự chủ. Nguyên nhân là do bàng quang bị giảm thể tích hoặc bị kích thích. Bạn sẽ thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu nhưng không thể đi, không thể làm rỗng bàng quang, tiểu rắt và nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường.

Tiểu buốt hoặc có cảm giác đau

Người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt, khó chịu hoặc gặp khó khăn khi đi tiểu là do khối u ung thư chèn ép lên niêm mạc và thành bàng quang. Khi khối u phát triển sẽ gây tắc nghẽn đường tiết niệu, xâm lấn khiến các cục máu đông hình thành.

dau-hieu-ung-thu-bang-quang

Chảy máu tử cung sau mãn kinh

Đây là hiện tượng có thể gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Máu hoặc đốm nâu xuất hiện cảnh báo nguy cơ mắc ung thư bàng quang hoặc các vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn khác.

Đau ở phần lưng dưới quanh thận

Đây là dấu hiệu, triệu chứng ung thư bàng quang ở các giai đoạn sau. Đau có thể xảy ra ở lưng dưới, vùng hạ sườn, phía sau lưng, bụng hoặc xương chậu. Nguyên nhân là do khối u chèn ép lên các hệ cơ xung quanh hoặc lan rộng và gây ảnh hưởng đến thận. Trong trường hợp ung thư di căn đến xương, bệnh nhân sẽ bị đau trong xương vô cùng khó chịu.

Giảm cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân

Khi ung thư phát triển làm rối loạn cảm giác thèm ăn của người bệnh. Từ đó khiến họ cảm thấy chán ăn, luôn trong tình trạng mệt mỏi, yếu ớt dù nghỉ ngơi đầy đủ. Cơ thể đột nhiên gầy sút, suy sụp nhanh cũng là những dấu hiệu cảnh báo ung thư.

Dấu hiệu, triệu chứng ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Ở giai đoạn muộn khi khối u đã bắt đầu lây lan sang các cơ quan lân cận thì các triệu chứng xuất hiện càng rõ ràng hơn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy các cơn đau rõ rệt như đau trên xương mu, hông, tầng sinh môn, đầu, xương, vùng hạ vị,… Các biểu hiện khi ung thư bàng quang di căn có thể kể đến như:

  • Bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng không thể đi tiểu ngay cả khi cảm thấy muốn tiểu.
  • Cân nặng sụt giảm nhanh chóng trong thời gian ngắn.
  • Chân bị sưng, phần xương và vùng lưng đau đớn.
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, yếu ớt, thiếu sức sống.
  • Không có cảm giác đói bụng.
  • Dòng tiểu chảy yếu phải đi nhiều lần trong đêm, đau rát khi tiểu.

Những dấu hiệu trên không hoàn toàn báo hiệu bệnh ung thư bàng quang mà còn cảnh báo các bệnh lý khác như: nhiễm khuẩn, sỏi bàng quang, u lành tính,… Vì vậy, bạn nên đặc biệt chú ý tới thói quen đi tiểu hoặc các triệu chứng tiết nước tiểu của bản thân. Nếu các biểu hiện này kéo dài trong nhiều ngày, hãy đến bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Có cách nào để phòng ngừa ung thư bàng quang không?

Không hút thuốc lá và uống rượu bia

Hút thuốc, uống rượu bia là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư bàng quang. Không hút thuốc giúp ngăn cản sự tập trung tại bàng quang của các chất gây ung thư có trong khói thuốc. Trong khi đó rượu bia làm tổn thương mô cơ thể, ảnh hưởng đến nồng độ Estrogen và Hormone khác và gia tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư, hãy nói không với rượu bia và thuốc lá.

Cải thiện chế độ ăn uống và có chế độ tập luyện khoa học

Bạn nên thay đổi chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng như tăng ăn các loại rau họ cải (súp lơ xanh, bắp cải, rau chân vịt,…), bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, omega – 3,… có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Đi kèm với đó là kế hoạch tập luyện phù hợp giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa được bệnh tật.

dinh-duong-ung-thu-bang-quang

Thận trọng với các hóa chất và nguồn nước mới

Nếu bạn thường xuyên làm việc trong môi trường tiếp xúc với các hóa chất, thì phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ các hướng dẫn an toàn để tránh bị phơi nhiễm. Bên cạnh đó, nếu bạn bắt đầu sử dụng nguồn nước mới, hãy đảm bảo nguồn nước này là an toàn hoặc bạn hoàn toàn có thể xét nghiệm nước để kiểm tra hàm lượng thạch tín và có cách khắc phục.

Uống nhiều nước

Mỗi ngày uống đủ 2 lít nước sẽ giúp bạn giảm thiểu 25% nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Nước giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các tác nhân gây bệnh trong bàng quang và ngăn chúng phát triển.

Khám sức khỏe định kỳ

Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ và thực hiện tầm soát ung thư cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư nói chung và bệnh ung thư bàng quang. Đây là việc quan trọng giúp bạn phát hiện sớm những vấn đề bất thường của sức khỏe, từ đó có hướng điều trị kịp thời và tăng khả năng sống.

Hy vọng bài viết trên đã trả lời câu hỏi của bạn về những dấu hiệu, triệu chứng ung thư bàng quang. Ung thư bàng quang là bệnh lý nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có cơ hội khỏi bệnh nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm và có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu bạn nhận thấy cơ thể mình có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về đường tiết niệu, hãy đi khám ngay để phát hiện ung thư bàng quang sớm và điều trị kịp thời.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 + 3 =