2806 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Những điều cần biết về ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối rất khó điều trị bởi các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn tới các hạch bạch huyết hoặc cơ quan xa. Lúc này, việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn và tiên lượng sống của bệnh nhân không cao.

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối có nghĩa là gì?

Giai đoạn bệnh biểu thị cho vị trí của các tế bào ung thư và mức độ ảnh hưởng của chúng đến cơ thể người bệnh. Ung thư bàng quang được chia làm 5 giai đoạn từ 0 đến 4 theo mức độ nghiêm trọng dần và được các bác sĩ xác nhận giai đoạn tại thời điểm chẩn đoán bệnh.

ung-thu-bang-quang-giai-doan-cuoi-la-gi

Khi xác định giai đoạn của ung thư bàng quang, bác sĩ sẽ xem xét dựa trên 3 yếu tố chính như sau:

  • Vị trí và kích thước của khối u ban đầu.
  • Ung thư đã lan rộng đến các hạch bạch huyết gần bàng quang hay chưa?
  • Khối u bắt đầu di căn đến các cơ quan hoặc các hạch bạch huyết ở xa hơn bàng quang.

Trong đó, ung thư bàng quang giai đoạn 4 được gọi là giai đoạn cuối của bệnh – thời kỳ phát triển hung hãn và nặng nhất của bệnh ung thư bàng quang. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn ra khỏi vị trí ban đầu và đến các cơ quan, hạch bạch huyết khác.

Dấu hiệu ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Khi ung thư bàng quang đến giai đoạn 4, khối u ban đầu thường phát triển và lan qua thành bàng quang để đến các cơ quan xa hơn như gan hoặc phổi. Lúc này, các triệu chứng bệnh đã xuất hiện rõ rệt hơn ở các thời kỳ trước nhưng với mức độ nghiêm trọng hơn.

Dấu hiệu ung thư bàng quang giai đoạn cuối có thể kể đến như sau:

  • Cơ thể luôn cảm thấy suy nhược, mệt mỏi dù nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Cảm thấy đau rát khi đi tiểu
  • Khó tiểu, tiểu bí hoặc không thể đi tiểu.
  • Đau lưng dưới ở bên trái hoặc bên phải của cơ thể.
  • Giảm cân nhanh chóng mà không phải do tập luyện hay ăn kiêng.
  • Hai chân có dấu hiệu phù hoặc sưng to.
  • Cảm thấy đau nhức xương.
  • Đi tiểu nhiều về đêm.

Ngoài ra, các phương pháp điều trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối như phẫu thuật, hóa xạ trị thường gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Bởi các cách này giúp làm chậm lại hoặc ngăn chặn các tế bào ung thư đang phân chia nhanh nên gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh tại miệng, cổ họng, dạ dày, tóc, mệt mỏi, thị lực bị ảnh hưởng,… Tuy nhiên, không phải bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn cuối nào cũng gặp tình trạng này sau điều trị bởi cơ địa của mỗi người đều khác nhau.

Tỷ lệ sống sót và tuổi thọ của bệnh nhân ung thư bàng quang thời kỳ cuối

Tỷ lệ sống sót của ung thư bàng quang được thống kê dựa trên kết quả nghiên cứu của nhóm lớn bệnh nhân ở từng giai đoạn cụ thể. Họ sẽ xem xét những trường hợp bệnh nhân có khả năng sống trên 5 năm sau khi được chẩn đoán bệnh lần đầu.

Nhìn chung, bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn cuối có tiên lượng sống sau 5 năm rất thấp, chỉ vào khoảng 20%. Điều này có nghĩa là người đó có khả năng sống tối thiểu 5 năm sau khi được chẩn đoán là 20% so với người bình thường.

ung-thu-bang-quang-giai-doan-cuoi-song-duoc-bao-lau

Tuy nhiên, con số này chỉ là ước tính, mang tính tham khảo và không giống nhau giữa mỗi bệnh nhân. Tiên lượng sống của họ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình hình sức khỏe chung hay tâm lý. Bên cạnh đó, mức độ di căn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định một người có thể sống được bao lâu với căn bệnh này.

Nếu ung thư bàng quang di căn đến hạch bạch huyết khu vực, tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh nhân là 36,3%.
Ung thư xâm lấn đến các cơ quan và hạch bạch huyết ở xa, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ còn khoảng 4,6%.

Ung thư bàng quang có chữa được không?

Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối không thể chữa khỏi bởi chúng đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh nhân K bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn càng muộn thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng ít. Các lựa chọn điều trị cho bệnh nhân giai đoạn này chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng bệnh, giúp họ có thể sống lâu hơn.

Hóa trị liệu

Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với ung thư bàng quang giai đoạn cuối. Hóa trị liệu có thể làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư hoặc thu nhỏ khối u.

Hóa trị (không có hoặc có bức xạ) là phương pháp điều trị đầu tiên của bác sĩ nếu ung thư chưa di căn đến các bộ phận xa của cơ thể. Sau khi điều trị, bệnh ung thư được kiểm tra lại. Bệnh nhân sẽ được tiến hành bức xạ bên trong bàng quang hoặc phẫu thuật cắt u nang. Nếu bàng quang vẫn còn dấu hiệu ung thư, bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị bằng hóa – xạ trị kết hợp hoặc liệu pháp miễn dịch.

Phẫu thuật

Trong trường hợp ung thư bàng quang giai đoạn cuối, phương pháp phẫu thuật (ngay cả phẫu thuật cắt u nang tận gốc) không thể loại bỏ tất cả ung thư. Vì vậy, biện pháp này chỉ giúp loại bỏ càng nhiều tế bào ung thư càng tốt nhằm mục đích làm chậm sự phát triển và lây lan của ung thư. Từ đó giúp bệnh nhân được cải thiện chất lượng cuộc sống và sống lâu hơn.

dieu-tri-ung-thu-bang-quang

Các phương pháp điều trị khác

Với trường hợp bệnh nhân không đủ sức khỏe để chịu đựng hóa chất từ hóa trị hoặc phẫu thuật thì họ sẽ được điều trị thay thế bằng xạ trị, thuốc điều trị miễn dịch (liệu pháp miễn dịch) hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu. Các phương pháp này giúp loại bỏ triệt để các tế bào ung thư có trong bàng quang và cơ quan khác khi di căn nhưng không mang lại hiệu quả cao như hóa trị hay phẫu thuật.

Bên cạnh đó, phẫu thuật chuyển hướng nước tiểu mà không cần cắt bỏ u nang đôi khi được thực hiện để ngăn ngừa hoặc làm giảm sự tắc nghẽn của nước tiểu có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng.

Chăm sóc hỗ trợ giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn cuối

Chăm sóc giảm nhẹ đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhân ung thư bàng quang vào thời kỳ cuối. Điều này giúp giảm đau cho bệnh nhân, hỗ trợ tinh thần thoải mái, bổ sung dinh dưỡng cần thiết giúp bệnh nhân kiểm soát được các triệu chứng và đủ sức khỏe để chiến đấu với bệnh tật.

Chế độ vận động hợp lý

Tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và an toàn mang lại hiệu quả rất tốt cho các bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ung thư bàng quang. Bạn có thể tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,… giúp giảm căng thẳng, điều chỉnh tâm trạng, cải thiện lưu thông máu, tăng thể lực cho người bệnh.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Ung thư bàng quang thường gây ra mệt mỏi, chán ăn và làm giảm cân nặng của người bệnh. Do đó, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây nhiều màu sắc, thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt,… Bên cạnh đó, chia nhỏ bữa ăn trong ngày, uống đủ nước sẽ giúp bệnh nhân giảm có đủ năng lượng để duy trì sức khỏe; đồng thời hỗ trợ kết quả điều trị bệnh là tốt nhất.

Chăm-sóc-người-bệnh-ung-thư-bàng-quang

Thuốc giảm đau

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối hoặc trong quá trình điều trị, người bệnh thường cảm thấy đau đớn kéo dài. Cơn đau có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân ung thư bàng quang giai đoạn cuối. Nhiều người cần phải nhờ đến sự trợ giúp của thuốc giảm đau. Vì vậy, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau phù hợp để người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Lưu ý rằng bạn không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau mà chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ điều trị.

Phác đồ điều trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối là khác nhau đối với mỗi bệnh nhân và tỷ lệ sống sót chỉ là ước tính. Các triệu chứng bệnh và phương pháp điều trị thời kỳ này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp kiểm soát được các biểu hiện và hỗ trợ kết quả điều trị tối ưu nhất.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

8 + 2 =