Ung thư buồng trứng là bệnh ung thư là loại ung thư phổ biến đứng thứ 5 trên thế giới. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ và có nguy cơ tái phát cao. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không?
Nội dung trong bài viết
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Hiện nay chưa có loại thuốc hoặc phác đồ điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn ung thư buồng trứng. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có tác dụng “chữa lành”, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh ung thư nói chung và ung thư buồng trứng được coi là chữa khỏi khi thỏa mãn được 2 điều kiện sau:
- Không phát hiện thấy tế bào ung thư có trong cơ thể.
- Bệnh không bị tái phát lại ít nhất là sau 5 năm.
Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện và chẩn đoán sớm sẽ có tỷ lệ điều trị thành công lên đến 90%. Bệnh nhân vẫn có thể “sống chung với ung thư” một cách khỏe mạnh trên 5 năm. Bên cạnh đó, tâm lý tinh thần, tình trạng sức khỏe và mức độ điều trị của bệnh nhân cũng là những yếu tố quyết định đến hiệu quả chữa trị ung thư buồng trứng.
Các yếu tố hỗ trợ điều trị ung thư buồng trứng đạt kết quả cao
Để hỗ trợ việc điều trị bệnh tốt hơn và kéo dài thời gian sống, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc dùng các loại thuốc khác mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ còn khuyên bệnh nhân nên thực hiện những điều dưới đây để kết quả điều trị tốt hơn:
- Khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phụ khoa 2 lần/năm để theo dõi sự phát triển của khối u và có biện pháp chữa trị kịp thời.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: bổ sung rau xanh, của quả tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt,… Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, chiên rán nhiều dầu mỡ,…
- Nên uống đủ nước, khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
- Tuyệt đối không hút thuốc, sử dụng chất kích thích, uống rượu bia.
- Có kế hoạch vận động, tập luyện phù hợp ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Tránh sử dụng các loại thuốc chứa hormone như: thuốc tránh thai, thuốc điều hoà kinh nguyệt chứa hormone,…
- Giữ cho tinh thần luôn lạc quan, thoải mái và vui vẻ, tránh suy nghĩ tiêu cực.
- Duy trì thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc (8 tiếng).
- Có thể sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ung thư buồng trứng tái phát có chữa được không?
Không ai có thể khẳng định được ung thư sẽ không tái phát nếu người bệnh không có biện pháp ngăn ngừa tốt. Ung thư buồng trứng là bệnh rất dễ bị tái phát và tiến triển rất nhanh khi quay trở lại khiến việc điều trị trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Bệnh nhân ung thư buồng trứng có thể bị tái phát sau khoảng 2 năm điều trị nếu không phòng và hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Các trường hợp ung thư buồng trứng tái phát cục bộ và khu vực có khả năng điều trị cao hơn, làm chậm sự phát triển và giảm kích thước khối u ác tính. Khi ung thư tái phát, các phương pháp điều trị có tác dụng hỗ trợ làm giảm các biểu hiện bệnh, cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Ung thư buồng trứng tái phát có chữa được không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh. Phát hiện tế bào ung thư tái phát sớm sẽ mang lại kết quả điều trị cao hơn khi bệnh đã di căn xa. Do đó, bệnh nhân nên thường xuyên đi kiểm tra sức khoẻ để theo dõi khối u và có biện pháp can thiệp y tế kịp thời khi bệnh có dấu hiệu trở lại.
Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng
Khi được chẩn đoán ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về các lựa chọn và phương pháp điều trị ung thư. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, sức khỏe người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị bằng cách áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp các phương pháp với nhau. Dưới đây là đặc điểm của các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng:
Phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị chính trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư buồng trứng. Mục đích của phương pháp này là loại bỏ/cắt bỏ khối u ung thư ra khỏi buồng trứng. Trong trường hợp các tế bào ung thư đã lây lan sang các bộ phận sinh sản khác thì có khả năng bệnh nhân sẽ bị cắt bỏ toàn bộ buồng trứng. Nếu bệnh nhân đang ở trong giai đoạn sớm của bệnh hoặc mong muốn có con, bác sĩ sẽ cân nhắc giữ lại tử cung, không loại bỏ toàn bộ cơ quan sinh sản.
Phẫu thuật được thực hiện khi bệnh nhân được gây mê toàn thân nên sẽ mất thời gian nằm viện. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ phải chịu đau đớn và mất vài tuần lễ để cơ thể hồi phục.
Xạ trị
Phương pháp này sử dụng các chùm tia bức xạ được định hướng sẵn chiếu vào các tế bào ung thư. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được chiếu xạ trị năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong vùng chậu.
Xạ trị có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật nhằm thu nhỏ kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí khó tiếp cận. Ngoài ra, liệu pháp này còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh khi khối u đã di căn và không thể điều trị khỏi.
Tác dụng phụ thường gặp: kích ứng da, gây mệt mỏi, thay đổi khẩu vị, buồn nôn, rụng tóc, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân và có khả năng gây mãn kinh sớm. Các biểu hiện này có thể giảm dần sau khi kết thúc xạ trị.
Hóa trị
Hóa trị là liệu pháp sử dụng thuốc được truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch hoặc dưới dạng viên nén để hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Hầu hết các bệnh nhân ung thư buồng trứng đều phải thực hiện hóa trị sau phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại hoặc khi các tế bào này có dấu hiệu di căn sang cơ quan lân cận khác.
Phương pháp này có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật, thu nhỏ kích thước khối u ung thư, giúp dễ dàng loại bỏ hơn. Việc điều trị này cần phải thực hiện theo chu kỳ, mỗi bệnh nhân sẽ thực hiện trung bình là 6 chu kỳ hóa trị, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 3 tuần.
Liệu pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn có thể được kiểm soát bằng thuốc và sẽ dần hết khi ngưng điều trị như sau:
- Buồn nôn, nôn.
- Thiếu máu, giảm lượng bạch cầu.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
- Tình trạng rụng tóc trầm trọng hơn.
- Gây viêm niêm mạc miệng.
- Mất ngủ, ăn không ngon miệng.
- Tiêu chảy và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Liệu pháp hormone
Phương pháp này sử dụng hormone hoặc thuốc ngăn chặn hormone cho các khối u mô đệm trong buồng trứng, chống lại ung thư. Có nhiều loại liệu pháp hormone, bác sĩ sẽ xem xét và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho bệnh nhân ung thư buồng trứng.
Liệu pháp nhắm mục tiêu (điều trị đích)
Đây là phương pháp điều trị nhắm vào các gen, protein hoặc các mô cụ thể hỗ trợ ung thư phát triển. Liệu pháp nhắm mục tiêu sử dụng thuốc (viên nén hoặc viên nang) làm thay đổi cách thức hoạt động và ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển, di căn. Không phải tất cả bệnh nhân ung thư buồng trứng đều có thể được điều trị bằng các liệu pháp nhắm mục tiêu bởi những loại thuốc này chỉ phù hợp với một số loại ung thư buồng trứng và có thể được sử dụng nếu ung thư tái phát sau một đợt hóa trị.
- Xuất hiện phát ban trên da hoặc kích ứng da.
- Đau hoặc ngứa tay, chân.
- Khiến tóc thưa và mỏng hơn.
- Gây ra tình trạng rối loạn đông máu, huyết áp cao.
- Vết thương lâu lành.
- Khó thở, ho, mệt mỏi, tiêu chảy, ăn không ngon.
Bài viết trên đã trả lời câu hỏi của bạn về ung thư buồng trứng có chữa được không. Mặc dù hiện nay chưa có biện pháp nào chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh ung thư buồng trứng. Nhưng khi được phát hiện ở thời kỳ sớm, có phương pháp điều trị đúng, xây dựng chế độ sống lành mạnh phòng ngừa bệnh thì bệnh nhân có khả năng sống trên 5 năm rất cao.
- Tiến sĩ, Lương y quốc gia Ngô Đức Vượng
- Nguyên Giảng viên Đại học Đà Lạt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Là một nhà khoa học chân chính, một lương y giàu kinh nghiệm,
- Ông đã từng tự chữa bệnh ung thư cho mình
- Cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bệnh viện trả về, giúp bệnh nhân tìm lại sự cân bằng sức khỏe.
- Đã xuất bản rất nhiều cuốn sách viết về tôn giáo, vũ trụ, năng lượng sinh học, các vấn đề về tinh thần
- Soạn 4 giáo trình và chuyên đề giảng dạy tại trường ĐHQG Hà Nội
- Liên tục là lao động tiên tiến
- Huy chương vàng thành tích nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất
- Tiến sĩ, lương y quốc gia Ngô Đức Vượng là cố vấn chuyên môn thông tin truyền tải trên website Cẩm Nang Ung Thư