2899 lượt xem Tác giả: TIẾN SĨ, LƯƠNG Y QUỐC GIA NGÔ ĐỨC VƯỢNG

Ung thư phổi có di truyền không?

Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Khi người thân trong gia đình được chẩn đoán bệnh, nhiều người thường thắc mắc liệu ung thư phổi có di truyền không ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi xảy ra khi đột biến gen ích tụ trong các gen giúp kiểm soát sự phát triển và phân chia tế bào hoặc sửa chữa các DNA phổi bị hư hỏng. Những thay đổi bất thường này khiến các tế bào tăng sinh, phát triển không kiểm soát và tạo thành khối u ở phổi.

Có 2 loại ung thư phổi được chia theo sự xuất hiện của các tế bào ung thư như sau:

  • Ung thư phổi tế bào nhỏ (gặp ở bệnh nhân nghiện thuốc lá nặng).
  • Ung thư phổi không tế bào nhỏ: là thuật ngữ dùng chung cho các bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến và K biểu mô tế bào lớn.

ung-thu-phoi

Các nguyên nhân gây K phổi có thể kể đến như sau:

  • Hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.
  • Có tiền sử xạ trị vùng ngực.
  • Tiếp xúc với khí radon tự nhiên của uranium trong đất, nước, đá,…
  • Tiếp xúc với amiăng, asen, crom, niken.
  • Trong gia đình có người mắc ung thư phổi.

Ung thư phổi có di truyền không?

K phổi là bệnh ung thư phổ biến thứ 3 tại Việt Nam. Bệnh không lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp nhưng lại có khả năng di truyền rất cao. Vậy tại sao ung thư phổi lại có tính di truyền?

Gen đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ung thư. Hầu hết các gen bị tổn thương do các yếu tố bên ngoài, như khói thuốc lá và các hóa chất gây ung thư. Theo các nhà nghiên cứu, một số người khi sinh ra đã có sẵn gen đột biến khiến họ dễ mắc K phổi hơn.

Khi ung thư phổi di truyền trong gia đình, đó có thể là do đột biến gen di truyền. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, các đột biến gen di truyền có thể ảnh hưởng đến ung thư phổi dù cho người đó có hút thuốc hay không. Nhưng các đột biến gen này chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh chứ không phải nguyên nhân trực tiếp gây K phổi.

Sự ảnh hưởng của gen di truyền đến ung thư phổi có thể kể đến như:

  • Làm tăng khả năng phát triển ung thư phổi.
  • Giảm khả năng đào thải các hóa chất gây ung thư ra khỏi cơ thể bạn.
  • Tác động đến cơ chế sửa chữa DNA bị lỗi của cơ thể.

ung-thu-phoi-co-di-truyen-khong1

Theo các bác sĩ, trong số bệnh nhân được chẩn đoán K phổi thì có đến 8% bệnh nhân mắc bệnh là do di truyền. Tuy nhiên, khả năng mắc ung thư phổi di truyền gen của một người có thể giảm dần qua các thế hệ. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc K phổi di truyền gồm:

  • Gia đình có bố, mẹ, anh, chị, em ruột bị K phổi thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 50% so với người khác.
  • Bạn có nguy cơ bị K phổi khoảng 30% nếu trong gia đình có ông, bà, bác, chú, cô, gì mắc bệnh.
  • Phụ nữ là đối tượng dễ mắc K phổi di truyền, đặc biệt là ở tuổi trẻ hơn nam giới.
  • Bệnh nhân ung thư phổi dưới 70 tuổi mà không hút thuốc có thể do di truyền gây ra.

Triệu chứng ung thư phổi di truyền?

Ung thư phổi ở giai đoạn đầu rất khó để nhận biết bởi chúng rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu trong gia đình bạn có người mắc K phổi và thấy xuất hiện các triệu chứng dưới đây kéo dài, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe ngay:

  • Cảm thấy đau tức ngực dữ dội, đặc biệt là khi cười, nói, ho hoặc hoạt động mạnh.
  • Ho lâu ngày không khỏi gây khàn tiếng, mất giọng hoặc ho ra máu.
  • Các bệnh về phổi như viêm phế quản, viêm phổi tái phát nhiều lần, vẫn thấy những tổn thương tồn tại hơn 30 ngày.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Chán ăn, mệt mỏi, giảm cân bất thường.
  • Số lượng đờm tăng và thay đổi màu sắc.
  • Sốt và xuất hiện các cơn đau không đều ở lưng, cột sống, các khớp xương.

Điều trị ung thư phổi di truyền

Hiện nay, phương pháp chính được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân ung thư phổi di truyền là liệu pháp nhắm mục tiêu. Liệu pháp này chỉ được sử dụng cho bệnh nhân có tế bào ung thư đột biến gen bằng cách sử dụng thuốc tập trung vào các bất thường cụ thể có trong tế bào ung thư. Bằng cách ngăn chặn những bất thường này, các phương pháp điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu có thể khiến tế bào ung thư phổi bị tiêu diệt.

Các loại thuốc trị liệu được sử dụng để điều trị ung thư phổi nhắm vào các tế bào thay đổi gen (EGFR, ALK, ROS1, BRAF,…) giúp thu nhỏ kích thước khối u ở bệnh nhân K phổi giai đoạn nặng. Liệu pháp này có thể được kết hợp với phẫu thuật, hóa trị, xạ trị để loại bỏ các tế bào ung thư và ngăn chặn không cho chúng quay trở lại.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi

Cách phòng ngừa ung thư phổi

Nhiều người thường thắc mắc ung thư phổi có di truyền không và làm cách nào để có thể ngăn ngừa bệnh khi gia đình có người mắc K phổi? Hiện nay, không có biện pháp phòng ngừa nào có thể đảm bảo bạn sẽ chắc chắn không bị bệnh nếu trong gia đình có người mắc K phổi.

phong-ngua-ung-thu-phoi

Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng cách tuân thủ các biện pháp sau:

  • Nói không với thuốc lá: để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn không nên hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc lá từ người khác. Theo nghiên cứu, ngưng hút thuốc trước khi ung thư phát triển sẽ giúp các mô phổi tổn thương dần phục hồi theo thời gian.
  • Tránh tiếp xúc với radon bằng cách kiểm tra nhà ở và văn phòng làm việc.
  • Không tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
  • Hạn chế đến những nơi có không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, củ quả tươi, giàu vitamin và chất xơ.
  • Tập thể dục đều đặn và giữ cho cân nặng ổn định.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ (2 lần/năm) và thực hiện tầm soát ung thư.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề ung thư phổi có di truyền không. Nếu trong gia đình bạn có người thân mắc ung thư phổi, đừng chủ quan mà hãy chủ động bảo vệ chính mình bằng cách sinh hoạt khoa học, thường xuyên tầm soát ung thư để phát hiện và điều trị kịp thời ngay khi bệnh ở giai đoạn sớm.

Bài viết mới cập nhật:

[rt-testimonial id="785" title="Chia se nguoi benh"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

+ 6 = 9